Có một Hà Giang cực trong trẻo và đáng yêu qua ống kính của chàng trai mê dịch chuyển
Hà Giang là vùng núi cao biên giới nằm ở cực Bắc của Tổ quốc. Nơi đây nổi tiếng với phong cảnh hoang sơ, hùng vĩ cùng nền văn hóa đa dạng.
Nếu chưa có dịp ghé thăm nơi này, bạn có thể chiêm ngưỡng những bức hình mộc mạc và hồn nhiên của những em bé vùng cao qua ống kính của một chàng trai vừa mê vi vu, lại vừa mê nhiếp ảnh.
Nét mặt trong trẻo và sau lưng là những bó hoa rừng
Cùng làm vương miện hoa nhé!
Những ngày vừa qua, một Hà Giang đẹp mộc mạc và thân thiện lại một lần nữa gây sự chú ý với team mê dịch chuyển. Những bức ảnh chụp các bé gái người dân tộc Mông tại dốc Thẩm Mã được cộng đồng mạng truyền tay nhau chia sẻ rộng rãi. Trong ảnh là những bé gái khoảng 13 – 14 tuổi xuất hiện với đôi mắt “biết nói” cùng nét đẹp mộc mạc, hồn nhiên dưới ống kính máy ảnh.
Tác giả của những bức ảnh này là anh Phạm Xuân Quý, một chàng trai mê dịch chuyển, hiện đang sống và làm việc tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Anh đặc biệt bị thu hút bởi vẻ đẹp mộc mạc của thiên nhiên và con người vùng núi phía Bắc.
Video đang HOT
Vẻ đẹp mộc mạc của con người vùng núi phía Bắc.
Biểu cảm đáng yêu
Nét đẹp hồn nhiên dưới ống kính máy ảnh
Cứ thấy ai giơ máy ảnh lên là các bé cười rất tươi
Tuổi hồn nhiên
Hẹn ngày gặp lại nhé!
Anh Quý chia sẻ: “Những tấm ảnh này nằm trong chùm ảnh về vùng cao mà mình chụp được trong chuyến hành trình 45 ngày vào tháng 4 vừa rồi. Mình không phải là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, mình chỉ là một người mê nhiếp ảnh và phiêu du. Mình có tình cảm đặc biệt với mảnh đất và con người vùng cao nên cố gắng ghi lại những khoảnh khắc hồn nhiên, trong trẻo của các bé đồng bào người dân tộc. Mình cảm thấy rất vui khi những bức ảnh mộc mạc này lại được mọi người yêu thích đến vậy”.
Theo chia sẻ của anh thì điều kiện sống ở đây còn hạn chế. Nhiều em nhỏ không được đi học nên không nói được tiếng Kinh và gặp khá nhiều khó khăn trong giao tiếp. “Tuy không được đến trường nhưng các bé vẫn rất lễ phép và vui vẻ khi gặp vị khách lạ. Những nụ cười trong trẻo và ánh mắt hồn nhiên chắc chắn sẽ luôn để lại ấn tượng không thể nào quên với bất cứ ai đã từng đặt chân tới miền đất xa xôi này”.
Một cách làm du lịch khác của chàng trai người Dao
Nặm Đăm là Làng du lịch cộng đồng của dân tộc Dao ở xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) mới được chú ý từ vài năm trở lại đây.
Khi phần lớn cả làng đều làm chung một mô hình du lịch nhà sàn, hướng đến nhóm khách bình dân thì Anh Lý Văn Quang đã có hướng đi mới khi mạnh dạn đầu tư làm Bungalow, với mong muốn xây dựng một dịch vụ du lịch cao cấp hơn.
Đường lên khu Bungalow của anh Lý Văn Quang ở thôn Nặm Đăm
Lý Văn Quang sinh năm 1994, tốt nghiệp Đại học Nông lâm Thái Nguyên, từng đi Israel vừa học vừa làm. Anh cũng từng có một vài cơ hội việc làm ở nơi khác, nhưng anh chọn trở về quê hương lập nghiệp. Về nhà, anh đem số tiền tiết kiệm trong những năm tháng làm việc, cộng thêm sự hỗ trợ của bố mẹ để mở rộng dịch vụ đón khách du lịch. Khi mọi người trong làng đua nhau làm du lịch nhà sàn để đón khách thì anh làm Bungalow (kiểu căn phòng một tầng phổ biến ở các khu nghỉ dưỡng), có bể bơi, với giá phòng cao hơn.
Khu Bungalow của anh Lý Văn Quang lúc hoàng hôn
Bungalow của Quang nằm ngay đầu làng, có tên là "Chook" nghĩa là tre theo tiếng Dao. Trước đây, bố của anh cũng kinh doanh theo mô hình Homestay với nhà sàn đặc trưng của người Dao, nay có thêm dãy Bungalow của anh Quang nằm trên ngọn đồi phía sau nhà. Bungalow có 4 căn phòng riêng biệt, tầm nhìn thoáng rộng, bao quát cả khu rừng thông và những ruộng bậc thang rất đẹp phía xa. Anh tỉ mỉ đặt một bộ bàn ghế trên bãi cỏ, khách đến sẽ được mời uống trà và ngắm cảnh hoàng hôn từ sau nhà. Trước nhà, anh làm một khu để đốt lửa trại.
Khu Bungalow của anh Lý Văn Quang nhìn từ trên cao
Anh đã kỳ công đến HTX lanh Cán Tỷ, một cơ sở nghề dệt truyền thống của địa phương để mua đồ về trang trí cho mỗi căn nhà. Anh cũng chịu khó tìm hiểu để nắm bắt nhu cầu của phần đông du khách, với mong muốn xây dựng một dịch vụ cao cấp hơn. Vừa làm, vừa tích lũy vốn liếng để mở rộng thêm những không gian nghỉ ngơi nữa.
Du khách có thể ngồi thưởng thức trà, cà phê vừa ngắm phong cảnh
Ngoài 4 căn Bungalow đang hoạt động, anh Lý Văn Quang đang hoàn thiện thêm một dãy 4 Bungalow nữa. Anh Quang chia sẻ: "Cả thời sinh viên mê phượt, tôi đã mang hết những kiến thức học được từ những nơi tôi từng đến và tìm hiểu thêm trên mạng để trang trí cho khu nhà của mình. Khi nói về ý tưởng làm Bungalow, mặc dù thấy hơi liều lĩnh, bố tôi vẫn ủng hộ và để cho tôi quyết định mọi việc. Nhờ có sự ủng hộ của gia đình là động lực cho tôi hoàn thành ý tưởng của mình".
Anh Lý Văn Quang đang trang trí nội thất trong Bungalow mới xây dựng của mình ở Nặm Đặm, xã Quản Bạ (Quản Bạ)
Nhờ có những người trẻ lựa chọn trở về quê hương phát triển dịch vụ du lịch gắn với thế mạnh về văn hóa ở địa phương như anh Quang mà ngôi làng du lịch Nặm Đăm đã tạo nên được những giá trị riêng, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Chàng trai Bắc Giang say mê quảng bá hình ảnh du lịch quê hương Với niềm đam mê nhiếp ảnh và yêu thiên nhiên, cuộc sống xung quanh, chàng trai trẻ Nguyễn Kế đã dành phần lớn thời gian rảnh rỗi và công sức để ghi lại những hình ảnh đẹp của quê hương. Việc làm của chàng trai trẻ nhận được sự ủng hộ của nhiều người bởi anh đã góp phần lưu giữ, quảng bá...