Có một con đường đẹp như tranh vẽ trên cao nguyên Gia Lai
Trên cao nguyên Gia Lai có một con đường có hàng thông trăm tuổi đẹp như con đường trong các bộ phim ngôn tình.
Những tán thông kết thành bóng mát trên con đường liên thôn khiến cho ai ngang qua nơi đây cũng phải ngỡ ngàng.
Cung đường có hàng thông trăm tuổi được các bạn trẻ ví như “bản tình ca mùa Đông” bởi sự lãng mạn, tuyệt đẹp như khung cảnh trong phim Hàn
Gia Lai không chỉ sở hữu nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp mà vùng đất cao nguyên còn có những con đường rất thơ mộng và ấn tượng. Hàng thông trăm tuổi trên con đường đi qua địa phận thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) nằm cách trung tâm thành phố 15km và rất gần với nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Chùa Bửu Minh, miệng núi lửa Chư Đang Ya.
Thời gian đẹp nhất để ngắm con đường vào sáng sớm, khi màn sương vẫn còn vương vấn và ánh nắng đầu ngày xuyên qua kẽ lá. Nhiều người dân thường chạy bộ ở đây vào mỗi sáng
Đặc biệt, cuối con đường dẫn lối vào ngôi chùa Bửu Minh – một trong những cơ sở Phật giáo đầu tiên được xây dựng trên vùng đất Gia Lai. Nằm xa khu dân cư, tọa lạc trong thế gối đầu vào ngọn Tiên Sơn, mặt tiền hướng về phía Biển Hồ nước, mái chùa vươn lên giữa sắc xanh của mây trời đầy uy nghiêm và cổ kính.
Một con đường với 2 hàng thông dọc hai bên đường rất xanh mát. Cảm giác chạy xe máy hay chạy bộ trên cung đường này thực sự tuyệt vời. Các điểm tham quan gần đó cũng đi ngang qua con đường này. Những cây thông có đường kính từ 0,8 – 1,5m, cao khoảng 20m với tán lá cao vút nằm kề bên đồi chè bạt ngàn xanh biếc, tạo nên sự bình yên, hoang sơ.
Với người dân ở Gia Lai thì đây là con đường của tuổi thơ, của thời gian và kí ức
Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một bầu không khí trong lành, nhiệt độ trung bình hàng năm tầm 23 độ C, mùa nóng nhất khoảng 33 độ và thấp nhấp là 8 độ. Điều đặc biệt của hàng thông hơn trăm tuổi này là mỗi khi có cơn gió đi qua, ai cũng có thể nghe thấy tiếng rì rào, du dương như âm thanh của dàn nhạc đang tấu lên. Người dân ở đây vẫn gọi đó là tiếng “thông reo”.
Năm 1921, khi Pháp đặt chân đến mở đường, khai phá trồng lô chè đầu tiên và cũng là năm trồng hàng thông đại thụ này. Được trồng bởi những người công nhân đồn điền Sở Trà thời kỳ Pháp thuộc, những tán thông già dặn đã lớn lên theo thời gian, kết thành bóng mát trên một con đường liên thôn khiến cho ai ngang qua vùng đất này cũng phải ngỡ ngàng. Du khách gần xa ví con đường này như con đường tình yêu trong các bộ phim lãng mạn của Hàn Quốc. Còn với người Gia Lai thì đây là con đường của tuổi thơ, của thời gian và ký ức.
Video đang HOT
Con đường tới trường của các cô cậu học trò
Qua nhiều biến đổi của lịch sử, hàng thông xanh không còn nguyên trạng ban đầu, một số cây bị đốn hạ do mục gãy nhưng đã được người dân nơi đây trồng mới. Cho đến hiện tại, hàng thông trăm tuổi với những gốc thông già trăm tuổi nhuốm rêu phong, xù xì đủ hình dạng nằm giữa bạt ngàn màu xanh của đồi chè đã trở thành điểm đến của đông đảo người dân, du khách và nhiếp ảnh gia. Vẻ đẹp ấy có được không chỉ bởi khung cảnh thơ mộng, mà còn gắn liền với bề dày lịch sử, khai hoang của vùng đất này.
Ông Huỳnh Trọng Quang, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) cho biết, nhằm gìn giữ cảnh quan, thu hút khách du lịch đến địa phương tham quan, cơ quan chức năng đã gắn các biển đánh số thứ tự từ 1 – 90, tương ứng 90 cây thông đại thụ để dễ kiểm tra, bảo vệ tránh kẻ gian phá hoại.
Một đoạn dốc nhỏ trên con đường hàng thông trăm tuổi
Con đường đẹp như tranh vẽ
Hiện nay, chính quyền địa phương cũng đang kêu gọi đầu tư chuỗi du lịch. Bởi ngoài hàng thông đại thụ tuyệt đẹp còn có đồi chè rộng lớn phủ kín hai bên đường, chùa Bảo Minh, núi lửa Chư Đăng Ya… Những địa điểm này có tiềm năng phát triển du lịch, tạo cơ hội cho người dân địa phương phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Ngắm khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam mới được UNESCO công nhận
Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Tại phiên họp thứ 33 vào giữa tháng 9/2021 của Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình Con người và sinh quyển UNESCO (ICC-MAB) diễn ra tại Nigeria, Việt Nam có 2 khu dự trữ sinh quyển được đưa ra bỏ phiếu và ghi danh Khu dự trữ sinh quyển thế giới, gồm: khu dự trữ sinh quyển là núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) và Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai).
Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được Ủy ban Con người và sinh quyển thế giới (MAB) thuộc UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới (Ảnh: Khu bảo tồn Kon Chư Răng).
Theo đó, Khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng trải rộng trên diện tích gần 413.512 ha, bao gồm toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và một phần diện tích của 5 huyện (Đak Đoa, Mang Yang, Kbang, Chư Păh, Đak Pơ), thị xã An Khê.
Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng có tổng diện tích hơn 413.500 ha bao gồm: Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và các vùng đệm (Ảnh: Khu bảo tồn Kon Chư Răng .
Khu dự trữ được khoanh vùng thành ba khu chức năng gồm hai vùng lõi là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng; vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
Tầm quan trọng của Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng thể hiện ở mức độ đa dạng sinh học, trong đó nhiều loại quý hiếm. Đây cũng là nơi có diện tích rừng nhiệt đới trên núi cao tương đối lớn ở Tây Nguyên.
Hệ động, thực vật tại khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng rất phong phú, đa dạng với nhiều loại quý hiếm có mặt trong sách đỏ Việt Nam và thế giới (Ảnh: Khu bảo tồn Kon Chư Răng).
Nằm trong Khu Dự trữ sinh quyển Cao Nguyên Kon Hà Nừng có Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Nơi đây có khoảng 1.754 loài thực vật bậc cao, 91 loài thực vật bậc thấp; 87 loài thú, 326 loài chim, 77 loài bò sát cùng nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Đặc biệt ở đây còn có một số loài đặc hữu mới phát hiện như chim khướu Kon Ka Kinh, voọc chà vá chân xám...
Nơi đây đang có hàng trăm cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng (Ảnh: Khu bảo tồn Kon Chư Răng).
Ngoài ra, tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng , xác định có 863 loài thực vật, trong đó có 22 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 7 loài trong Sách đỏ thế giới.
Về động vật hoang dã có xương sống, nơi đây ghi nhận được 380 loài; trong đó, 80 loài thú, 228 loài chim, 38 loài bò sát, 34 loài lưỡng cư. Hiện có 64 loài động vật hoang dã có xương sống nằm trong danh mục các loài cần được ưu tiên bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế.
Một trại bò của các hộ dân người đồng bào dân tộc BaNa nằm trong vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng (Ảnh: Ngọc Sơn).
Không chỉ đa dạng các hệ động, thực vật, sinh thái, Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng còn chứa đựng kho tàng di sản văn hóa phong phú và đặc sắc với nhiều đặc trưng nổi bật về các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống.
Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng sở hữu hệ thống thác ghềnh đa dạng, mang vẻ đẹp hùng vỹ và những ngọn núi lửa (Ảnh: Khu bảo tồn Kon Chư Răng).
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trịnh Viết Ty - Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng - cho biết, cao nguyên Kon Hà Nừng được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho sự đa dạng về sinh thái. Nhiều vùng trong cao nguyên này có kiến tạo địa chất cổ và tối cổ, trên 2 triệu năm. Đồng thời, nơi đây có một quần thể thác nước lớn, nhiều miệng núi lửa còn rất rõ nét và có dấu vết của con người sinh sống hàng ngàn năm trở về trước.
Nơi đây có hệ sinh thái rừng kín còn tương đối nguyên vẹn, có tính đa dạng sinh học cao đặc trưng cho hệ sinh thái rừng, hệ thực vật rừng và hệ động vật rừng của khu vực Tây Nguyên (Ảnh: Khu bảo tồn Kon Chư Răng).
Cao nguyên Kon Hà Nừng trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới sẽ thu hút các nhà khoa học trong và ngoài nước tìm đến nghiên cứu, khám phá, phục vụ cho công tác giáo dục bảo tồn; sẽ có nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực, nâng cao đời sống người dân.
Thác Tóc Tiên nằm trong Khu bảo tồn Kon Chư Răng (Ảnh: Khu bảo tồn Kon Chư Răng).
Khu dự trữ sinh quyển thế giới (Biosphere Reserves) là một danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động, thực vật độc đáo, phong phú đa dạng.
Đó là những khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó có giá trị nổi bật, được quốc tế công nhận.
Theo quy định, khu dự trữ sinh quyển cần phải đạt được 7 tiêu chí: có các hệ sinh thái đại diện vùng địa lý sinh học; có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học; có cơ hội cho phát triển bền vững vùng; có diện tích đủ lớn; thực hiện đầy đủ 3 chức năng: bảo tồn, phát triển và trợ giúp; có sự tham gia của cộng đồng; có cơ chế quản lý, chính sách, quản trị rõ ràng.
Hùng vĩ đèo Mang Yang, Gia Lai Bạn sẽ ngỡ ngàng tưởng mình lạc đến tận cổng trời khi đến với đèo Mang Yang trên phố núi Pleiku (Gia Lai), con đèo đẹp kỳ lạ cả trong mùa nắng lẫn mùa mưa. Người dân Gia Lai vẫn quen gọi con đèo này với cái tên "đèo cổng trời". Quãng đường đèo không dài nhưng có độ dốc đứng tạo cho...