Có một Châu Á đẹp mê hồn như thế!
Nhiếp ảnh gia “không chuyên” người Thái Weerapong Chaipuck đã ghi lại vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Châu Á qua những bức ảnh đẹp mê hồn, chứa nhiều cảm xúc.
Châu Á vốn nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang sơ, lâu đời với nhiều cảnh quan ngoạn mục và những phong tục truyền thống cổ xưa. Qua góc máy tài tình của nhiếp ảnh gia Thái Lan Weerapong Chaipuck, lục địa lớn nhất thế giới này đã hiện lên với những hình ảnh chưa bao giờ lung linh hơn thế.
Chaipuck đã đưa vào trong những bức ảnh một góc nhìn lạ về cuộc sống của người dân tại những khu vực hẻo lánh. Thay vì đặt chân tới những địa điểm du lịch quen thuộc, ông đã đi sâu vào nền văn hóa phong phú của mỗi nước bằng cách chụp lại những gì thực tế nhất trên đất nước của họ. Cựu nhân viên ngành y này đã xách máy ảnh lên và khám phá rất nhiều miền đất không chỉ ở Thái Lan mà còn ở Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam.
Mặc dù sử dụng nhiều đến kỹ xảo Photoshop và những kỹ thuật chỉnh ảnh khác trên tác phẩm của mình nhưng Weerangpong cho biết thần sắc trong những bức ảnh của ông chính là thời điểm chụp. Dù là 30 phút trước khi mặt trời lên, hay 30 phút trước khi mặt trời lặn đó đều là một thách thức không nhỏ đối với một người chụp ảnh không chuyên như Weerapong. Đó cũng chính là những gì tạo nên giá trị của bức ảnh.
Châu Á vốn nổi tiếng bởi nền văn hóa lúa nước lâu đời với những cánh đồng xanh mướt, thẳng cánh cò bay
Chùa Borobudur trên núi tại đảo Java, Indonesia khi đàn chim trở về tạo nên khung cảnh huyền ảo cho cõi Phật.
Bầu trời đêm tuyệt đẹp tại xứ chùa Vàng
Ruộng bậc thang ở Sapa, Việt Nam
Làn sương trắng mờ ảo nhìn từ trên một đỉnh núi ở Trung Quốc
Video đang HOT
Những ngôi làng mờ ảo như trong truyền thuyết tại Phượng Hoàng cổ trấn, Hồ Nam, Trung Quốc.
Nông dân đang cấy lúa trên ruộng bậc thang
Một phụ nữ dân tộc H’Mong đang châm đóm hút thuốc lào
Cuộc sống đồng bào dân tộc H’Mông tại Sapa xuất hiện khá nhiều xuyên suốt bộ ảnh của tác giả người Thái với màu sắc tươi vui, không khí hồ hởi, ấm cúng.
Lão ngư trên sông Lý, Trung Quốc
Ông già chèo thuyền trên sông Li, Quảng Tây, Trung Quốc như cảnh trong một bộ phim kiếm hiệp.
Ruộng bậc thang lung linh vào sáng sớm
Mùa ngô mới ở Sapa
Em bé dân tộc H’Mong ngon lành húp cháo
Xứ sở có hàng nghìn ngôi chùa tại Bagan, Myanmar huyền ảo trong ráng chiều.
Bầu trời đêm ở vùng đất núi lửa Bromo , Indonesia.
Người dân H’Mong đụi củi về nhà
Người lái đò trên sông Lý, Trung Quốc
Khung cảnh nên thơ trên sống Lý, Trung Quốc
Theo ngôi sao
Phượng Hoàng cổ trấn mùa xuân
Đầu xuân bạn lên một chuyến tàu dài đi ngược về phía bắc, sang Trung Quốc khi vẫn còn lạnh giá bởi tuyết tan muộn, tìm về với Phượng Hoàng cổ trấn.
Cổ trấn thức dậy từ rất sớm. 6h sáng, khi mặt trời còn đang ngủ vùi đã có tiếng đập nước giặt giũ từ phía bên kia sông. Những người phụ nữ Thổ Gia của mảnh đất này giữ thói quen giặt giũ trên dòng Đà Giang mỗi sáng, bất kể thời tiết và bất kể đông hay hè, xuân hay thu. Tiếng đập quần áo mỗi sáng giống như tiếng gà gáy gọi mặt trời, đánh thức cả cổ trấn, đón chào một ngày mới. Và để rồi không lâu sau đó là tiếng bước chân của những người bán hàng buổi sớm, tiếng kéo cửa mở hàng, tiếng quét sân, tiếng lũ trẻ gọi nhau đến trường, tiếng hát khe khẽ của một chiếc loa rè nào đó sau khung cửa sổ hé mở.
Trong con phố cổ kính uốn lượn dọc theo dòng sông, mọi việc diễn ra đều tăm tắp và theo một trật tự bất thành văn, ngày nào cũng như thế. Đứng giữa những con phố cổ kính ấy, tôi có cảm giác như mình đang trở lại với cổ trấn của vài trăm năm trước, đơn giản, u tịch và không vội vã.
Cuộc sống yên ả trôi qua mỗi ngày trong thành cổ.
Mọi sinh hoạt trong cổ trấn cũng bình lặng. Không có tiếng huyên náo, không có tiếng cãi cọ. Họ vẫn bán những mặt hàng truyền thống, những sản phẩm thiết yếu hàng ngày, những cửa hàng mì buổi sáng, những chiếc xe đạp lóc cóc chở theo bánh bao và tào phớ. Thi thoảng ở cuối những ngã ba, một vài bà, chị người dân tộc Thổ Gia vui vẻ mời chào những chiếc vòng hoa đủ màu được tết đơn giản, cuốn trên đầu.
Theo sau những nụ cười khúc khích, tôi lạc mình vào sâu trong cổ trấn. Những ngôi nhà với những chiếc sân lát gạch cũng đã sẫm màu theo thời gian. Len lỏi đi bộ luồn lách qua những con ngõ, tôi đi sâu hơn vào cổ trấn. Những mái ngói âm dương mọc đầy cây cỏ dại. Lũ trẻ dắt tay nhau vừa đi vừa đùa nghịch, những má đỏ hây hây, nứt nẻ vì lạnh. Một chú chim vành khuyên lảnh lót dưới mái hiên. Leng keng... leng keng... một chiếc xe đạp đi phía sau cất tiếng chuông lanh lảnh cũng đủ phá vỡ bầu không khí tĩnh lặng của phố. Bà chủ nhà loẹt quẹt đôi dép chạy ra mở cửa, đón nhận lá thư tay từ bác đưa thư già. Trong thời đại thay đổi chóng mặt của Internet và truyền thông, những lá thư tay vẫn hàng ngày đến với từng ngôi nhà trong cổ trấn, mặc cho sự bùng nổ của thông tin.
Phượng Hoàng cổ trấn nằm ở phía tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Trước đây, nơi này vốn chỉ là một thị trấn nhỏ, xinh xắn nằm về một phía của bờ Đà Giang. Theo thời gian, người địa phương dần chuyển sang sinh sống ở cả hai bên bờ sông. Những cây cầu được xây nối hai bờ của dòng sông là nét đặc biệt của thị trấn này. Có đến cả chục cây cầu bắc qua con sông nhỏ với đủ mọi vật liệu trong một chiều dài chưa đến một cây số. Nổi bật nhất là những cây cầu đá có tuổi đời bằng với khu thành cổ, cây cầu gỗ hình gấp khúc dành cho người đi bộ. Cây cầu sắt và cây cầu bê tông lớn dành cho xe cơ giới qua lại. Hai bên bờ sông là hai hình ảnh khác nhau của khu trấn. Phía bên này sông là cổ trấn thâm trầm với tuổi đời ngót nghét 1.300 năm cũ kỹ, còn phía bên kia là trấn mới với những ngôi nhà mới xây cao tầng, dãy quán ăn nằm dọc bờ sông.
Qua sông.
Về đêm, cả thị trấn lung linh trong ánh sáng đủ màu của những chiếc đèn lồng. Những gian hàng lác đác đóng cửa. Hồng Kiều, cây cầu cũ đẹp bậc nhất thành cổ, được trang hoàng lộng lẫy. Những chiếc đèn nến được bán quanh khúc sông. Bập bềnh trôi những đóa hoa nến huyền ảo. Tôi ngồi lại trong một quán trà, tự thưởng một ấm trà thơm sực nóng ấm, ngắm nhìn dòng người qua lại mỗi lúc một thưa thớt dần.
Khuya, những ngôi nhà hai bên bờ cũng đã dần tắt ánh đèn. Tôi đi bộ lang thang qua cây cầu nhỏ vắt mảnh qua sông. Trời lất phất mưa bay. Đêm quánh đặc trong tiếng nước chảy không ngừng. Một cửa hàng mì bán khuya vẫn mở, mời chào cái bụng đang đói kêu "tung tung" của tôi. Tạt vào quán nhỏ được trang trí đơn giản, tôi xì xụp húp bát mì nóng hổi, bốc khói. Nước tương cay xè cùng vị nóng của nước dùng khiến cả người ấm sực. Người bán hàng đang trò chuyện khe khẽ với một người khách ăn khuya, thi thoảng thấy ánh mắt tôi lại khẽ mĩm cười. Tay vẫn thoăn thoắt se sợi mì và kéo. Mỗi bát mì đều được làm tỉ mẩn như thế, từ những sợi mì, đến những miếng thịt xá xíu thái trong bát nước dùng trong.
Hai bên bờ cổ trấn.
Tôi bước ra khỏi quán cũng là lúc người chủ dọn đồ, đóng cửa, nghỉ ngơi. Phố tĩnh lác đác người qua lại. Dưới gầm cầu le lói ánh nến, một nghệ sĩ đường phố già đang chơi nốt những nốt nhạc dở dang cuối cùng. Vẫn còn đôi ba người đứng lại thưởng thức nhạc như tôi, chưa vội đi ngay. Đã quá khuya. Mọi ánh đèn đều đã tắt. Tĩnh mịch, thâm trầm và bình yên.
Theo Vnexpress
10 thành phố châu Âu nên ghé thăm bằng tàu hỏa Châu Âu là nơi mà cổ điển và hiện đại hòa quyện với nhau, nơi sở hữu các thành phố đẹp nhất thế giới. Có nhiều chuyến bay giá rẻ ở châu Âu, nhưng các thủ tục hàng không và hải quan cùng phụ phí hành lý rườm rà sẽ làm bạn cảm thấy phiền phức. Dưới đây là 10 thành phố được...