Có một câu thành ngữ ai cũng dùng hằng ngày nhưng đến 99% người dùng sai, nghe câu đúng mà lạ quá chừng!
10 người thì 9 người sai giống nhau nên khi phát hiện sự thật thì ai cũng bất ngờ.
Ngôn ngữ nào cũng mang trong mình cái hay riêng, không chỉ để phục vụ cho việc giao tiếp hằng ngày mà còn tạo ra nhiều giá trị khác như văn hoá, văn nghệ, cho đến những kinh nghiệm đúc kết truyền miệng. Trong đời sống hay học tập chắc chắn ai cũng được nghe những câu thành ngữ, tục ngữ, những câu này vừa làm tăng tính vần điệu, vừa có thể diễn tả ngắn gọn, dễ hiểu một ý nào đó.
Những câu thành ngữ thường được được truyền đạt bằng hình thức truyền miệng, người nọ rỉ tai người kia qua nhiều thế hệ. Cứ như thế, khi đã được nghe nhiều thì sẽ hình thành một ý niệm sâu sắc về câu nói đó. Cho nên, có những câu bị dùng sai nhưng không ai để ý và cứ vô tư sử dụng hằng ngày.
Mới đây, cư dân mạng đã chỉ ra một câu thành ngữ Tiếng Việt mà chắc chắn ai cũng dùng qua nhưng hầu hết đều đang sử dụng sai mà không biết. Đó chính là câu nói “ ra ngô ra khoai”.
Ảnh chụp màn hình
Khi nhắc đến câu này, chắc chắn ai cũng sẽ cảm thấy vô cùng quen thuộc vì đây là câu nói sử dụng để chỉ việc làm cho cái gì đó mập mờ, lẫn lộn trở nên rõ ràng, rành mạch, cụ thể. Tuy đó là ý nghĩa ai ai cũng hiểu nhưng đây thực chất là câu nói sai.
Video đang HOT
Câu thành ngữ đúng phải là: Ra môn ra khoai.
Quả thực, là một câu nói ám chỉ điều gì đó không rõ ràng nên cách so sánh ngô với khoai là không hợp lý khi 2 loại này là hai lương thực rất dễ phân biệt, không hề mập mờ, gây nhầm lẫn. Chỉ cần nhìn qua là chúng ta đã phân biệt được đâu là ngô, đâu là khoai.
Còn ở cách nói chuẩn là “ra môn ra khoai” được giải thích như sau: “môn” ở đây là khoai môn, còn “khoai” là khoai sọ. Hai loại khoai này vốn có hình thù tương đối giống nhau, nếu không phải là người am hiểu tường tận thì khó mà phân biệt được.
Cho nên, cách nói “ra môn ra khoai” đúng hơn cả.
Khoai môn và khoai sọ có vẻ bề ngoài khá giống nhau nên có thể làm cho nhiều người nhầm lẫn
Đồng nghĩa với câu này còn có nhiều câu tương tự như: “Ra món ra mớ”, “Ra mớ ra món”, “Ra măng ra rươi”…
Khi giải thích đến đây chắc chắn bạn sẽ thấy câu mà chúng ta hay dùng không hề hợp lý, đặt trong ngữ cảnh so sánh lại càng không liên quan. Vì vậy, khi đã nhận biết được câu thành ngữ đúng thì hãy làm quen và sử dụng cho đúng chuẩn người Việt luôn nhé!
Tổng hợp
Người nước ngoài đọc câu "Gần mực thì đen, gần đèn ..." rồi điền 1 từ tiếng Việt để hoàn thành, ai đọc xong cũng hoảng giùm
Điền từ tiếng Việt thế này nguy hiểm không cơ chứ!
Tiếng Việt đã rất khó với người nước ngoài thế nên ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam đương nhiên không bao giờ là dễ dàng. Phải công nhận rằng kho tàng ca dao, tục ngữ của cha ông ta để lại rất phong phú và ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc. Nhưng với bạn bè quốc tế, lần đầu được tiếp xúc với các câu nói dân gian này thì sẽ phản ứng thế nào?
Ba người bạn từ Anh, Nga và Hàn Quốc của kênh YouTube Hàng Xóm Tây cùng nhau thực hiện thử thách điền từ vào chỗ trống trong các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Với độ hiểu biết gần như bằng 0 về kiến thức này nên phần trò chơi này khiến khán giả cười lăn.
Trong đó, ở câu thành ngữ quen thuộc: " Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", ekip đã cố tình bỏ mất hai chữ cuối đi và yêu cầu 3 người bạn nước ngoài điền vào chỗ trống. Lúc này, cô bạn nữ duy nhất đến từ Nga đã nhanh trí hoàn thành câu như sau: "Gần mực thì đen/ Gần đèn đỏ thì vượt."
Câu trả lời này khiến cả 3 thành viên cười ngặt nghẽo vì thừa biết rằng đáp án này đã sai. Netizen xem xong cũng không thể nhịn được cười vì độ lầy của cô nàng vì ít ai nghĩ ra cách điền từ như trên. Thay vì hoàn chỉnh một câu nói văn vẻ, chứa nhiều hàm ý khuyên răn thì lại thành ra thế này. Nếu cô gái trên mà đi xe vượt đèn đỏ thì chắc chắn là bị tuýt còi vì vi phạm luật giao thông mất thôi.
Trước đó, anh chàng đến từ Anh quốc còn điền vào chỗ trống của câu này là "Gần đèn thì nóng". Dù hợp lý hơn câu của cô nàng người Nga nhưng cũng chẳng thể đúng.
Thành ngữ "Gần mực thì đen gần đèn thì sáng" để khuyên răn con cháu rằng môi trường sống và những người xung quanh sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách và đạo đức của con người.
Một phần điền từ khác cũng khiến khán giả cười bò khi thử thách là câu thành ngữ quen thuộc "Ăn quả nhớ ...".
Với người Việt thì câu này vốn đã rất phổ biến nên ai cũng có thể điền các từ "kẻ trồng cây" ngay mà không phải đắn đo. Song với người nước ngoài, họ chỉ biết nhìn vế đầu và lấp vế sau sao cho có nghĩa thôi. Ở đây, cô bạn người Nga lại tiếp tục thể hiện sự bá đạo của mình bằng việc hoàn thiện câu thành ngữ trên thành "Ăn quả nhớ đánh răng".
Đúng là để hiểu thêm thật nhiều vốn tiếng Việt, trong đó có kho tàng ca dao, tục ngữ thì những người bạn nước ngoài cần mất thêm một khoảng thời gian kha khá đấy!
Ảnh: Hàng Xóm Tây
Sự cố nói thành ngữ sai trên sóng truyền hình 10 năm trước có gì hot mà dân mạng liên tục 'đào lại' Sai từ nào không sai lại sai đúng từ nhạy cảm, dễ gây liên tưởng. Các chương trình, cuộc thi trí tuệ trên sóng truyền hình vẫn thường chọn thành ngữ, tục ngữ như một đề tài hấp dẫn. Những câu nói ngắn gọn dễ nhớ, lời ít ý nhiều trở thành câu nói cửa miệng của nhiều người. Tuy nhiên không phải...