Có mối liên hệ giữa mẹ nhiễm SARS-CoV-2 và thai nhi hay không
Bộ Y tế Liên bang Nga ngày 28-5, cho biết, “không có dữ liệu chính xác về việc phụ nữ mang thai nhiễm bệnh Covid-19, có thể truyền virus cho thai nhi”. Điều này đã được Bộ Y tế Nga khẳng định trong các khuyến nghị của cơ quan này, khi đề cập việc cung cấp hỗ trợ y tế cho phụ nữ mang thai bị nhiễm virus SARS-CoV-2.
Trẻ sơ sinh có thể nhiễm SARS-CoV-2 từ người mẹ nhiễm bệnh hay không. (Nguồn: m24.ru)
Cụ thể, BS Leyla Adamyan, Trưởng chuyên khoa Sản phụ (Bộ Y tế LB Nga) khẳng định, cho đến nay, virus SARS-CoV-2 vẫn chưa được phát hiện trong các mẫu nước ối, nhau thai, cũng như có rất ít báo cáo về việc phát hiện virus bằng phương pháp xét nghiệm nhanh PCR trong sữa mẹ. BS Leyla Adamyan cho rằng, “virus corona không truyền từ người mẹ nhiễm bệnh sang thai nhi”. Bà đồng thời lưu ý, việc lây nhiễm chỉ có thể xảy ra sau khi sinh con.
Tuy nhiên, hồi giữa tháng 5 vừa qua, đã có báo cáo về một trẻ sơ sinh nhiễm Covid-19 ngay khi bé chào đời tại Bắc Ossetia, Liên bang Nga.
Liên quan vấn đề trên, Bộ Y tế Nga cùng ngày cho rằng, cần xét nghiệm virus SARS-CoV-2 ở tất cả trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm Covid-19. Các xét nghiệm này cần được thực hiện hai lần, ngay trong những giờ đầu tiên sau khi bé chào đời và vào ngày tuổi thứ ba của bé.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu trên Kênh truyền hình Nga – 1, ngày 28-5, Giám đốc Cơ quan bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng Nga, bà Anna Popova bày tỏ hy vọng, Nga có thể hoàn thành quy trình sản xuất vaccine chống SARS-CoV-2 trước khi làn sóng dịch bệnh thứ hai có thể bắt đầu vào khoảng tháng 9 tới. Bà nói: “Chúng tôi thực sự hy vọng sẽ nghiên cứu và điều chế thành công vaccine đúng ngay trước khi làn sóng Covid-19 thứ hai có thể bắt đầu”.
Video đang HOT
Trước đó, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Moscow, bà Svetlana Strigunkova dự báo, khả năng xuất hiện làn sóng thứ hai của virus SARS-CoV-2 vào tháng 9 năm nay và cho rằng: “Vì vậy, chúng ta phải dự trữ nguồn lực và sẵn sàng trực chiến trong mọi tình huống, diễn biến tiếp theo của dịch bệnh”.
Được biết, thời điểm bắt đầu tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine chống Covid-19 tại Nga đã được công bố. Tổng Giám đốc Trung tâm khoa học quốc gia về Virus học và Công nghệ sinh học “Vector”, ông Rinat Maksyutov cho biết, theo kế hoạch, quá trình thử nghiệm vaccine sẽ bắt đầu tại cơ sở của ông vào cuối tháng 6 này. Đồng thời, việc tiêm vaccine hàng loạt phòng virus corona chủng mới có thể bắt đầu ở Nga vào mùa thu. Quá trình tiêm chủng và quy mô của chương trình dự kiến kéo dài đến chín tháng.
Tại Nga, với số ca nhiễm mới mỗi ngày đang giảm dần, có thể khẳng định tình hình dịch bệnh đã hạ nhiệt. Theo thống kê, tính đến trưa 28-5, tại Nga ghi nhận 379.051 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó, 150.993 người đã được chữa khỏi và 4.142 người tử vong. Nga đã thực hiện hơn 9,7 triệu xét nghiệm và hiện có 300.000 người đang được giám sát y tế, vì nghi ngờ nhiễm Covid-19.
3 dấu hiệu ở 3 tháng cuối thai kỳ báo hiệu thai nhi đang không ổn
Mặc dù ở giai đoạn cuối thai kỳ ít biến chứng hơn nhưng mẹ bầu vẫn cần lưu ý đến những dấu hiệu khác lạ của cơ thể.
Việc phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ sẽ giúp mẹ đảm bảo hơn an toàn cho cả mẹ bầu và em bé. Vì vậy, nếu nhận thấy những dấu hiệu này ở giai đoạn cuối mang thai, mẹ nên đến bệnh viện hoặc gọi điện báo cho bác sĩ chuyên khoa.
#1. Ngứa da ngày càng nghiêm trọng
Mặc dù nguyên nhân ngứa da là do sự thay đổi hormone khi mang bầu, tuy nhiên nếu ở 3 tháng cuối thai kỳ mẹ thấy tình trạng này ngày một nghiêm trọng hơn thì cần phải lưu ý. Nguyên nhân lúc này đôi khi không chỉ là do sự thay đổi hormone trong cơ thể mà còn có thể bị ảnh hưởng do nồng độ đường trong máu và việc bài tiết độc tố trong cơ thể.
Khi nhận thấy tình trạng ngứa da nghiêm trọng, mẹ nên báo bác sĩ hoặc đến bệnh viện kiểm tra những chỉ số liêm quan đến sức khỏe đẻ đảm bảo an toàn nhất và kịp thời phát hiện bệnh nếu có.
#2. Bất thường ở chuyển động của thai nhi
Chuyển động của thai nhi là một trong những dấu hiệu để mẹ biết được tình hình con yêu trong bụng có đang khỏe mạnh hay không, đặc biệt là ở giai đoạn cuối thai kỳ khi những chuyện động này đã rất rõ ràng. Chính vì vậy các bác sĩ luôn nhắc nhở mẹ cần theo dõi chuyển động của thai nhi thường xuyên.
Nếu mẹ bỗng nhận thấy thai nhi chuyển động nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường thì đây có thể là dấu hiệu báo thai nhi đang không ổn. Việc đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe thai kỳ lúc này là cần thiết.
Mẹ bầu có thể tự đếm chuyển động của thai nhi (từ tuần 28 thai kỳ) theo cách sau:
- Mỗi buổi sáng, trưa, tối, mẹ nên dành thời gian đếm cử động của bé sau mỗi bữa ăn vì mức đường huyết sau bữa ăn cao, thai nhi cũng sẽ tràn đầy năng lượng và hoạt động nhiều hơn. Thời gian đếm tốt nhất là từ 8-9h, 13-14h và 20-21h.
- Khi đếm chuyển động của thai nhi, mẹ hãy ngồi yên hoặc nằm nghiêng, đếm trong vòng 1 giờ mỗi lần, sau đó nhân số lần chuyển động của 3 lần với 4 giờ sẽ được tổng cộng số chuyển động của bé trong 12 giờ.
#3. Đau bụng hoặc ra máu
Với sự tăng trưởng và phát triển liên tục của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 3 thì đau bụng là triệu chứng không thể tránh khỏi nhưng nếu những cơn đau này xuất hiện thường xuyên đến mức mẹ không thể chịu đựng được thì phải đến bệnh viện kịp thời vì đây có thể là dấu hiệu mẹ sắp sinh nở hoặc em bé đang có vấn đề.
Nếu đau bụng đi kèm với triệu chứng ra máu thì mẹ càng cần phải đến bệnh viện ngay vì em bé chắc chắn sẽ sắp chào đời và mẹ có thể đang gặp nguy hiểm.
Thai 30 tuần: Bé có thể tự nắm bàn chân Thai 30 tuần có kích cỡ bằng một chiếc bắp cải và lúc này lượng nước ối đang giảm xuống. Thai 30 tuần là mấy tháng? Thai 30 tuần là đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ và chỉ còn 10 tuần nữa là đến ngày em bé chào đời. Ở giai đoạn này, chỉ số thai nhi 30 tuần đã có...