“Cỗ máy trong mơ” đáp xuống sao Hỏa
Thiết bị thăm dò lớn và tối tân nhất mà loài người từng đưa lên sao Hỏa đã hạ cánh thành công xuống bề mặt hành tinh đỏ và gửi về trái đất những bức ảnh đầu tiên.
Hình minh họa quá trình đổ bộ xuống bề mặt sao Hỏa của Curiosity. Trong quá trình rơi robot phát ra tín hiệu radio cơ bản (màu hồng) và tín hiệu UHF (màu xanh). Odyssey và Mars Reconnaissance Orbiter, hai phi thuyền bay quanh sao Hỏa, sẽ lần lượt nhận tín hiệu UHF và cơ bản để truyền về trái đất. Ảnh: NASA
Curiosity đáp xuống hố Gale trên sao Hỏa vào lúc 1h30 sáng ngày 6/8 theo giờ miền đông nước Mỹ, tức 12h30 theo giờ Hà Nội. Tốc độ của nó trong bầu khí quyển sao Hỏa là 20.000 km/h. Thiết bị lao trong bầu khí quyển 13 phút trước khi phát tín hiệu về trái đất để xác nhận nó đã hạ cánh an toàn với tốc độ là 0,6 m/giây khi chạm đất.
Những người điều khiển chuyến bay tại Los Angeles vỗ tay, nhảy khỏi ghế và ôm nhau sau khi nhận được tín hiệu từ Curiosity. Vài giây sau, Curiosity gửi về ba ảnh đầu tiên. Bánh của cỗ máy hiện ra trong một ảnh.
Các quan chức của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) khẳng định cú đổ bộ của Curiosity là nhiệm vụ phức tạp và căng thẳng nhất mà họ từng thực hiện.
“Chúng ta đã trở lại sao Hỏa. Sự kiện này thật kỳ diệu”, ông Charles Bolden, giám đốc NASA, phát biểu.
Video đang HOT
Những người điều khiển chuyến bay thể hiện sự vui mừng sau khi Curiosity đổ bộ thành công xuống hố Gale trên sao Hỏa. Ảnh: ABC.
Nhóm chuyên gia kỹ thuật sẽ kiểm tra khả năng vận hành của Curiosity trong vài giờ tới.
NASA từng đưa ba robot tự hành lên sao Hỏa, song Curiosity là cỗ máy to và phức tạp hơn nhiều so với ba robot kia. Chỉ riêng thiết bị lớn nhất của Curiosity đã có khối lượng gấp 4 lần robot đầu tiên bay lên sao Hỏa vào năm 1997.
Nhiệm vụ chính của Curiosity là tìm hiểu dãy núi trung tâm trong hố Gale trong hai năm. Dãy núi này có độ cao hơn 5 km. Nó sẽ leo lên dãy núi để nghiên cứu các khối đá có niên đại vài tỷ năm và tìm kiếm bằng chứng về sự tồn tại của vi khuẩn trong lịch sử của sao Hỏa. Nhờ một máy phóng laser, Curiosity có thể phân tích thành phần của đá.
Các nhà khoa học của NASA nhận định tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa là công việc lâu dài. Vì thế thời gian hoạt động của Curiosity có thể kéo dài tới 10 năm hoặc hơn nữa. Nó sở hữu pin plutonium, loại pin có độ bền lớn hơn rất nhiều so với những tấm pin năng lượng mặt trời mà ba robot thăm dò trước đây sử dụng.
Theo VNE
Khi nhà báo công nghệ nổi tiếng mất iPhone
Nhà báo David Pogue mất điện thoại và ngay lập tức, cuộc truy tìm thiết bị được lập ra trên mạng và được cập nhật cả trên The New York Times lẫn Gizmodo.
Cuộc săn lùng điện thoại được cập nhật lần thứ 18 trên Gizmodo và vẫn đang tiếp tục.
Đêm thứ hai (30/7), Pogue bắt chuyến tàu về nhà từ Philadelphia (Mỹ). Khi đến ga Bridgeport, Connecticut, ông sờ vào túi và thấy điện thoại biến mất. Ông không thể xác định mình đã bị móc túi, để quên ở đâu đó hay vô tình làm rơi khi rút ví trả tiền. Pogue nhờ nhân viên tàu gọi tới số của ông nhưng máy đã tắt, tức có người đã có được chiếc điện thoại đó.
Ba ngày tiếp theo, Pogue trải qua 5 tâm trạng: buông xuôi, tức giận, thỏa hiệp, thất vọng và tự xỉ vả mình. Đến thứ 5 (2/8), bỗng công cụ Find My iPhone (ứng dụng hỗ trợ xác định vị trí của thiết bị thông qua GPS của Apple) gửi cho ông e-mail nói rằng điện thoại đã được bật lên, do đó đã định vị được máy ở Seat Pleasant, Maryland.
Ông lập tức liên hệ với sở cảnh sát ở đó, đồng thời đăng bản đồ ngôi nhà lên Twitter. Là một nhà báo nổi tiếng, ông có tới 1,4 triệu người theo đuôi trên tiểu blog và họ đã không làm ông thất vọng.
Lời đề nghị của Pogue cùng bức ảnh lấy từ bản đồ số về căn nhà chứa iPhone thất lạc.
Lời đề nghị "tìm điện thoại của Pogue" nhanh chóng được phát tán mạnh. TrangGizmodo cũng vào cuộc và liên tục cập nhật thông tin, hình ảnh liên quan đến ngôi nhà. Các thành viên Twitter ở vùng đó cũng tự động liên hệ với cảnh sát và nói với Pogue rằng chủ nhân ngôi nhà không hề dễ chịu.
"Theo dõi những trường hợp như là vụ Pogue mất máy chắc sẽ là tương lai của giải trí. Tôi mất cả ngày chỉ để đọc các cập nhật trên Gizmodo", một người dùng Twitter viết.
Ảnh căn nhà lấy từ dịch vụ Street View.
Cuối ngày 2/8, cảnh sát tới ngôi nhà và thông báo cho Pogue qua điện thoại. Find My iPhone có một tính năng thú vị là từ dịch vụ iCloud, ban có thể làm cho iPhone kêu toáng lên trong 2 phút ngay cả khi máy đã tắt chức năng đổ chuông. Pogue liên tục "ping" điện thoại để cảnh sát có thể nghe thấy.
Cảnh sát dành một giờ lục soát căn nhà nhưng không nghe thấy tiếng chuông nào. Cuối cùng, điện thoại lại bị tắt do hết pin hoặc ai đó đã tắt nó đi nên Pogue không thể theo dõi được nữa. Nhưng cảnh sát vẫn kiên trì tìm kiếm và cuối cùng họ phát hiện máy nằm ở trên sân cỏ phía sau nhà.
GPS cho thấy điện thoại (điểm tròn xanh) liên tục di chuyển từ ngoài nhà vào trong, và cuối cùng bị ném trên cỏ.
Cuộc săn tìm iPhone trong 5 tiếng và được tường thuật trực tiếp trên web là điều xa lạ với người sử dụng điện thoại cách đây 3-4 năm, thể hiện sức mạnh của mạng xã hội, của ứng dụng di động và cho thấy việc tìm lại smartphone đã mất không còn vô vọng như trước.
Cảnh sát chụp ảnh và cũng thông báo trên Twitter đã tìm thấy iPhone, sẽ chuyển phát nhanh cho nhà báo ngay trong đêm. Theo VNE
UFO xuất hiện gần sân bay Mỹ Trong lúc điều khiển máy bay đáp xuống sân bay quốc tế Kansas tại Mỹ, một phi công thấy vật thể hình đĩa ở khoảng không phía trước. Ảnh minh họa: fotolia.com. Gather dẫn lời viên phi công giấu tên, từng phục vụ trong quân đội trước khi lái máy bay thương mại, cho hay, vật thể bay không xác định (UFO) có...