Cỗ máy ném bom Nga vẫn khiến đối thủ run sợ
Máy bay ném bom Tu-95 đã phục vụ trong Lực lượng vũ trang Liên Xô và nay là Lực lượng vũ trang Nga được 67 năm. Tuy nhiên nó vẫn có chỗ đứng vững chắc trong kỷ nguyên luôn luôn đổi mới của những công nghệ hàng không.
Như tạp chí Fenghuang của Trung Quốc viết, bất chấp “tuổi đời đáng kính”, chiếc máy bay hùng dũng này vẫn còn có thể dạy bài học cho những quốc gia đang có ý định xấu xa với Nga.
Những năm gần đây trong quân đội Mỹ có câu chuyện hài hước như sau: “Khi ông tôi còn lái F-4, ông tôi được cử đi bay chặn Tu-95. Khi bố tôi lái F-15, bố tôi được cử đi bay chặn Tu-95. Bây giờ tôi lái F-22 và tôi cũng đi bay chặn Tu-95″.
Tạp chí Fenghuang viết, những câu chuyện hài hước kiểu này một mặt khiến người ta bật cười, nhưng mặt khác cũng buộc mọi người nhìn lại chiếc máy bay ném bom “không có tuổi”, vẫn còn có chỗ đứng vững chãi trong thập kỷ công nghệ hàng không luôn luôn đổi mới.
Tạp chí của Trung Quốc ghi nhận, năm 1951 ban lãnh đạo Liên Xô đề ra nhiệm vụ chế tạo chiếc máy bay ném bom để tấn công các mục tiêu trên mặt đất của quân đội Mỹ. Đây là lý do ra đời của chiếc máy bay khổng lồ với tuốc bin cánh quạt, có khả năng vượt qua chặng đường 10 ngàn cây số, mang trên mình 12 tấn thuốc nổ.
Video đang HOT
Tu-95
Lúc đầu Lực lượng vũ trang của NATO hầu như không để ý tới chiếc máy bay ném bom có vẻ lạc hậu này, thậm chí còn đặt cho nó biệt hiệu “Gấu”. Cho tới năm 1961, khi Tu-95 ném quả bom hydrogen, được mệnh danh là “ Vua bom” (Tu 95-B chỉ tồn tại có một chiếc duy nhất, sau thử nghiệm “Vua bom” vào ngày 30 tháng 10 năm 1961, máy bay này không được sử dụng nữa). Sự kiện này gây chấn động thế giới đến nỗi Lực lượng vũ trang nhiều nước trên thế giới bắt đầu thực hiện các biện pháp nhằm đối phó với Tu-95. Chỉ cần “chú gấu Bắc cực” này xuất hiện trên rada, quân đội các nước lập tức phái máy bay đi bay chặn. Từ năm 1961 tới năm 1991, việc này xảy ra thường xuyên đến nỗi quân đội các nước khác bắt đầu quen với Tu-95 mà thậm chí còn chụp ảnh nó.
Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô, và “con gấu Bắc cực” mà cả thế giới biết đến cũng kết thúc công việc tuần tra của mình. Chỉ tới tận năm 2007, Lực lượng vũ trang các nước NATO mới lại nhớ đến Tu-95, khi Vladimir Putin tuyên bố rằng, quân đội Nga lại bắt đầu công việc tuần tra ngoài biên giới của mình.
Cựu chiến binh Tu-95 đã lập nhiều chiến công hiển hách trong thời Chiến tranh Lạnh, và chúng tôi tin rằng, trước khi xuất hiện những “tân binh”, Tu-95 còn có thể dạy bài học cho các nước có ý đồ chống Nga, tác giả bài báo kết luận.
Theo Danviet
Khi "Chim ăn thịt" F-22 đối đầu "Gấu" Tu-95
Quân đội Mỹ ngày 12-5 cho hay hai chiến đấu cơ F-22 Raptor của nước này đã chặn máy bay ném bom tầm xa Tu-95 của Nga.
Người phát ngôn Bộ Tư lệnh phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) Scott Miller cho biết hai chiếc tiêm kích F-22 - có biệt danh "chim ăn thịt" - của NORAD chặn và xác định hai máy bay ném bom tầm xa của Nga Tu-95 bay trong vùng nhận diện phòng không ngoài khơi gần bờ biển phía tây Alaska, đến phía bắc của quần đảo Aleutian vào lúc 10 giờ ngày 11-5.
Máy bay ném bom tầm xa Tu-95 của Nga. Ảnh: Sputnik
Ông Miller lưu ý rằng hai chiếc Tu-95 của Nga bay vào khu vực 200 dặm (320 km) thuộc vùng trách nhiệm của NORAD trên biển Bering. Sau đó, máy bay Mỹ theo dõi cho đến khi máy bay Nga rời khỏi khu vực nhận diện phòng không.
Người phát ngôn này khẳng định những chiếc Tu-95 của Nga không vào không phận Bắc Mỹ song ông từ chối cho biết những chiếc máy bay ném bom của Nga tới gần đất Mỹ tới mức nào. Trong khi đó, đài Fox News đưa tin chúng bay ở khu vực cách bờ biển phía Tây Alaska gần 90 km.
Đây là vụ chạm trán đầu tiên theo kiểu này trong vòng hơn một năm qua. Vụ việc tương tự gần nhất từng xảy ra ở vùng biển Alaska là vào tháng 4-2017.
Theo lời ông Miller, vùng nhận diện phòng không nói trên trải rộng trong khu vực 200 dặm (320 km) từ bờ biển Alaska và gần như là vùng không phận quốc tế. The New York Times hồi năm ngoái đưa tin các vụ chặn máy bay diễn ra tại đây khoảng 60 lần trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2017.
Phía Mỹ cho biết trong vụ chạm trán mới nhất nói trên, những chiếc Tu-95 của Nga - vốn được NATO đặt biệt danh là "Gấu" - không vượt qua biên giới không quân của Mỹ và Canada, chỉ bay trên vùng biển quốc tế và không vi phạm các thỏa thuận quốc tế.
Máy bay này có khả năng mang bom hạt nhân nhưng chưa rõ trong vụ việc nói trên trên máy bay có mang theo vũ khí nào hay không.
Về phần mình, Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố cùng ngày có phần mâu thuẫn với phía quân đội Mỹ. Phía Nga nói rằng các máy bay ném bom của họ có một chiến đấu cơ và một trực thăng do thám hộ tống và hành động như một nền tảng chống tàu ngầm.
Tuy nhiên, ông Miller bác bỏ điều đó, ông nói rằng hoạt động chặn máy bay của Mỹ diễn ra an toàn và không có chiến đấu cơ nào của Nga xuất hiện lúc đó.
Theo Đỗ Quyên
Người lao động
5 vũ khí huyền thoại của Nga và Mỹ Nhà quan sát quân sự người Nga Andrei Kotz đã lựa chọn 5 loại vũ khí có thời gian sử dụng dài nhất trong quân đội Nga và Mỹ. Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga Súng chống tăng RPG-7 Súng chống tăng vác vai RPG-7 được các kỹ sư Liên Xô phát triển trong thời gian từ năm 1958 đến...