Cỗ máy kiếm tiền và chuyện đẻ biệt thự, xe sang
Nhân cách và kiến thức thì chỉ đẻ ra sự…kính trọng. Trong khi địa vị mới đẻ ra bổng lộc, mới đẻ ra rất nhiều thứ biệt thự, xe hơi, nhà lầu, con cái du học ngoại quốc…
Đôi khi, trong xã hội, chúng ta lên án những người lớn tệ hại bắt trẻ em làm công việc của người lớn, để nuôi họ. Nhưng có một sự kiện, mà nếu suy nghĩ thật thấu đáo, sẽ thấy nó cũng từa tựa như vậy, dù kết quả của nó, được những người trong cuộc vô cùng hoan hỉ, phấn khích.
Khi trẻ em … “nuôi” người lớn
Đó là The Voice Kids 2013 , còn được gọi là chương trình Giọng hát Việt nhí 2013 đã kết thúc. Quang Anh, thí sinh 12 tuổi chính thức đăng quang chương trình truyền hình thực tế GHV nhí mùa đầu tiên.
Chứng kiến Quang Anh biểu diễn tiết mục Đá trông chồng ( nhạc sĩ Lê Minh Sơn), một ca khúc rất khó, không phải ca sĩ chuyên nghiệp nào biểu diễn cũng có thể lột tả hết cái bi thương của tình yêu người thiếu phụ trong điển tích Hòn vọngphu, thú thực, người viết đã hết sức kinh ngạc. Bởi giọng hát đầy nội lực với một phong cách đa dạng, “phiêu” như một nghệ sĩ thực thụ của một em học sinh mới 12 tuổi, cấp trung học cơ sở.
Nhưng khi cánh màn nhung của GHV Việt nhí 2013 khép lại, là lúc dư luận xã hội “kéo” ra bao vấn đề xung quanh sự kiện nổi bật này.
Về mặt bản chất, GHV nhí 2013 là một “phiên bản”, một bản sao của chương trình The Voice (dành cho người lớn) xuất hiện đầu tiên ở Hà Lan, năm 2010, hấp dẫn khán giả bởi những cách chơi khác biệt, ngay từ “vòng giấu mặt”…Rất nhanh chóng, The Voice được nhiều quốc gia du nhập. Và Việt Nam không là ngoại lệ.
Có điều, khi giành cho GHV nhí 2013, The Voice vẫn nguyên dạng là cuộc thi cho người lớn, rõ nhất là các ca khúc chọn để thi. Thật khó có thể tưởng tượng, những bé trai, bé gái, tuổi mới lên 10, 11, 12 có thể “phiêu” với những ca khúc, mà phải là người lớn đã từng trải mới ngấm sâu những sắc màu của con tim đời người: Đá trông chồng, Tìm về dấu yêu, Đêm gành hào nghe điệu hoài lang, Chiếc khăn Piêu…
Nói theo cách nói của GS Hồ Ngọc Đại, các ca sĩ nhí là những người lớn thu nhỏ. Dù cuộc thi cho thấy, các ca sĩ nhí thật sự tài năng.
Nhưng nó một lần nữa cho thấy, cái “nghèo nàn” vô cùng của ngành giáo dục và văn hóa trong trách nhiệm nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm và đời sống trẻ em. Sách truyện cho trẻ em đã thiếu. Đến các ca khúc cho trẻ em cũng chẳng thấy đâu, chưa nói là nó đơn điệu, nhàn nhạt, không giúp các em có thể bộc lộ hết tài năng đa dạng, đa phong cách.
Người viết cứ chờ đợi ý kiến của các nhà giáo, nhà giáo dục, nhà sư phạm, nhà tâm lý giáo dục xung quanh sự kiện này. Tuyệt nhiên không thấy. Hay các nhà cũng mải tham gia “vòng giấu mặt”… dạy thêm?
Chương trình GHV nhí 2013 chỉ cho thấy “sự giàu có” về những ý tưởng thương mại hóa của người lớn được khai thác một cách triệt để, khai thác một cách bài bản, thành thục. Và họ đã thành công. Với 280 triệu đồng cho 30 giây quảng cáo cùng hàng triệu tin nhắn mà nhà sản xuất thu được. Quả thật, nói không ngoa, ở GHV nhí 2013, chính các em đã … nuôi người lớn.
Không chỉ thế, các em còn “nuôi” cả bệnh thành tích của người lớn.
Đó là vụ 02 công văn- số 1279 của Sở GD Thanh Hóa, công văn số 93 của UBND phường Đông Sơn – Thanh Hóa, nơi gia đình em Quang Anh cư ngụ, kêu gọi cán bộ, giáo viên, học sinh, nhân dân phường Đông Sơn nhắn tin bình chọn cho Quang Anh, vào đúng lúc cuộc thi đang gay cấn nhất.
Một điều bi hài về hình thức, ít ai phát hiện ra. Công văn của Sở GD Thanh Hóa cho biết, Quang Anh học lớp 6D, Trường THCS Lý Tự Trọng. công văn phường Đông Sơn cho biết, Quang Anh học lớp 7B, cùng trường này. Vậy, Quang Anh học cùng một lúc 02 lớp, 6D và 7B?
Còn trong thực tế, với 215.903 phiếu bình chọn, chiếm 43,37%, Quang Anh đã bất ngờ vượt qua Phương Mỹ Chi và Ngọc Duy để trở thành quán quânGHV nhí 2013 (http://ihay.thanhnien.com.vn , ngày 08/09). Liệu cái sự bất ngờ này có được sự tác động cũng bất ngờ nốt, của 02 cái công văn kia không? Dù không ai có thể phủ nhận Quang Anh quá tài năng trong cuộc thi chung kết?
Quang Anh đăng quang GHV nhí mùa đầu tiên
Sau những hoài nghi xôn xao trên mạng, cuối cùng, câu trả lời công khai từ Sở GD Thanh Hóa, phường Đông Sơn- là có việc làm đó.
Công khai nhưng hóa ra không… minh bạch.
Bởi, sự cổ vũ mang tính chất cục bộ, địa phương đó cho thí sinh tỉnh mình, ở góc độ khác, là sự bất công với các thí sinh cũng tài giỏi không kém khác, ở đây là em Phương Mỹ Chi. Mà trong giáo dục, điều tối kị là sự thiếu công bằng với trẻ em. Không biết Sở GD Thanh Hóa có thuộc bài học tối thiểu về nguyên tắc và tính nhân bản của GD không?
Nếu cũng dựa vào phương pháp lấy số đông áp đảo, Sở GD t/p Hồ Chí Minh, và phường nơi em Phương Mỹ Chi sinh sống, cũng làm công văn cổ vũ cục bộ cho quyền lợi của Phương Mỹ Chi, chắc gì, Quang Anh đã thắng?
Nếu Quang Anh, sau khi trở về địa phương, những lùm xùm quanh vụ việc 02 công văn dù muốn dù không vẫn là sự “định hướng” bình chọn cho chiến thắng của mình, liệu em có bị tổn thương trong con mắt bạn bè?
Video đang HOT
Cũng có ý kiến ai đó cho rằng, việc kêu gọi bình chọn cho Quang Anh là điều hoàn toàn bình thường. Chính trên truyền hình trực tiếp, các MC cũng kêu gọi mọi người hãy cổ vũ, động viên và bình chọn cho người này, người kia theo mã số bình chọn cơ mà.(Người đưa tin, ngày 08/09)
Xin đừng đánh tráo khái niệm. Cái sự kêu gọi của MC trước màn hình bình chọn cho thí sinh mình yêu thích, là sự kêu gọi công bằng cho tất cả các thí sinh, hoàn toàn không mang tính cục bộ địa phương, chỉ ủng hộ thí sinh tỉnh mình, như 02 công văn thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Chưa kể, dưới con mắt nghề nghiệp, các luật sư phân tích rất có lý.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (TP.HCM): Công văn do cơ quan Nhà nước phát hành là một dạng văn bản hành chính với mục đích giải quyết những vụ việc trong công tác quản lý Nhà nước. Việc kêu gọi ủng hộ bằng công văn Nhà nước làm mất đi tính khách quan của cuộc thi, dù đó là một chương trình giải trí, phần nào làm giảm sút tình cảm của khán giả dành cho thí sinh rất có tài năng thực sự đó.
Ông Bùi Tiến Đạt, Thạc sỹ luật, nghiên cứu sinh ĐH Macquarie, (Australia): Văn bản của cơ quan Nhà nước phải mang tính chất giải quyết việc công. Can thiệp vào việc tư là không đúng. Không những thế việc ra văn bản kêu gọi bình chọn này còn vi phạm nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh.
Bản chất của sự can thiệp thô bạo vào một cuộc thi mang tính giải trí này là gì? Nếu không phải là căn bệnh thành tích kinh niên, mãn tính, đã ngấm sâu quá trong tư duy và hành động của Sở GD và phường Đông Sơn (Thanh Hóa)
Không biết, ca sĩ nhí tài năng Quang Anh được chắp cánh đến đâu, nhưng chắc chắn, uy tín của sở, của phường trong vụ việc chả lấy gì làm hay ho này… “gẫy thẳng cẳng”!
“Ông đừng dây vào địa hạt của tôi”
Trước The Voice Kids 2013, ngẫu nhiên, cũng có một sự kiện về “bình chọn”, và cũng liên quan đến sự công khai, minh bạch. Đó là tại cuộc tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình, vị quan chức lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng cho biết, sẽ có cuộc lấy phiếu tín nhiệm từ Tổng Bí thư trở xuống. Đây là vòng tiếp nối sự kiện lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội vừa qua. Mới đây, UBTVQH lại họp về chủ đề lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Khác chăng, đây là “sân chơi” của người lớn, của những quan chức lãnh đạo, quản lý dày dạn chính trường ở các cấp. Khác biệt nữa, sự bình chọn này không tìm năng lực “biểu diễn nghệ thuật”, mà tìm năng lực và phẩm cách lãnh đạo đáp ứng yêu cầu của nhân dân trên hành trình đất nước hội nhập.
Cách thiết kế ba tiêu chí: Tín nhiệm, tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp, với tất cả mạnh yếu, hay dở của “vòng nghị trường” trước đây, đang được bàn luận đa chiều, hẳn là kinh nghiệm tốt cho “vòng” bình chọn- lấy phiếu tín nhiệm sắp tới của cơ quan lãnh đạo các cấp. Nhưng ý kiến số đông cho rằng, tiêu chí chỉ nên có: Tín nhiệm và không tín nhiệm.
Cũng ngẫu nhiên trong tuần, có một cuộc “Luận về ba loại quyền lực” (Tuần Việt Nam, ngày 09/ 09) của ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng. Theo ông, ba loại quyền lực đó là: Địa vị, kiến thức và nhân cách, trong đó hai quyền lực sau có sức hấp dẫn đích thực hơn loại quyền lực thứ nhất.
Đó là nói về lý thuyết, là về văn hóa và giá trị đích thực của quyền lực.
Nhưng còn trong thực tế của xã hội không ít bất an hiện nay, chắc chắn, địa vị mới là quyền lực hấp dẫn nhất. Nếu không làm sao người dân từ quá lâu rồi, bức xúc vì nạn “mua quan bán tước”? Bởi nhân cách và kiến thức thì chỉ đẻ ra sự…kính trọng, trong khi địa vị mới đẻ ra bổng lộc, mới đẻ ra rất nhiều thứ- biệt thự, xe hơi, nhà lầu, con cái du học ngoại quốc…
Ảnh minh họa
Đương nhiên, tiêu chí quan trọng của sự lấy phiếu tín nhiệm tới đây- phải là năng lực và nhân cách
Chính vì thế, chủ trương công khai, minh bạch tài sản các quan chức, đánh dấu bằng Nghị định 78/2013/NĐ-CP, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 05/09, thu hút sự quan tâm của các đối tượng trong diện phải công khai, minh bạch tài sản. Nhưng liệu có thu hút được sự quan tâm của người dân Việt đã quá nhiều thất vọng sau những hô hào chống tham nhũng?
So với quy định trước đây, Nghị định lần này có hai điểm mới nổi bật: Đó là “lược bớt” một số đối tượng phải kê khai (như giảng viên chính, bác sĩ chính, dược sĩ chính, thủ kho…), chỉ còn chín nhóm đối tượng. Bổ sung và làm rõ hơn các nguyên tắc xác định giá trị tài sản, thu nhập, giúp người có nghĩa vụ xác định tài sản và biến động tài sản kê khai một cách rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, người viết bài chú ý đến nhận định của bà Trần Thị Lan Hương, đại diện Ngân hàng Thế giới (Tiền phong, ngày 06/09): Cần phải giảm số người kê khai, tập trung lãnh đạo cấp cao, sau đó phải công khai trên báo chí cho người dân biết. Tiến xa hơn, người thân của lãnh đạo cấp cao như vợ, chồng; tài sản ở nước ngoài…, cũng phải minh bạch hóa.
Việc “khu biệt hóa” nhóm đối tượng có khả năng tham nhũng cao nhất, bảo đảm sự công khai, minh bạch trên mạng truyền thông là cách làm của nhiều quốc gia. Bởi đối tượng càng rộng, càng làm “loãng” đi sự kê khai, mà cuối cùng là… hòa cả làng. Người Việt vốn một điều nhịn, chín điều lành. Còn khi cả xã hội phải nhịn…tham nhũng, thì đất nước có còn an lành không?
Trong khi ý kiến của các chuyên gia quốc tế về phòng chống tham nhũng, liên quan đến việc phải công khai, minh bạch tài sản rất thẳng thắn, lại cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần cân nhắc đến khả năng xử lý hình sự hành vi làm giàu bất chính.
Ông Alan Bacarese, chuyên gia tư vấn quốc tế về phòng, chống tham nhũng, công tố viên cao cấp chống rửa tiền của Vương quốc Anh nhấn mạnh:
Bằng mọi cách phải lấy lại tài sản bất chính, không để những đối tượng tham nhũng hưởng lợi từ việc tham nhũng của mình. Phải trừng trị các quan chức tham nhũng như trừng trị tội phạm ma túy. Về bản chất đây là hai loại tội phạm rất nghiêm trọng.
Còn ông Jairo Acuna Alfaro, cố vấn chính sách Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), cũng nhấn mạnh: Việt Nam cần cân nhắc tới việc hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính. ( Pháp luật t/p HCM, ngày 06/09). Sau nhiều năm điều tra và nghiên cứu ở Việt Nam, ông còn nhận thấy hệ thống pháp luật quy định về phòng chống tham nhũng vẫn rất lỏng lẻo, đặc biệt vấn đề hình sự hóa tham nhũng, về làm giàu bất chính.
Thực tế, những kẻ tham nhũng liệu có sợ sự công khai, minh bạch không, có sợ pháp luật không? Ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng QH từng cho biết, có những lúc ông đã nhận được tin nhắn cảnh cáo còn “hình sự” hơn: Ông đừng có dây vào địa hạt của tôi.
Căn nguyên của thực trạng này là gì? Đó chính là chữ “đầutiên- tiền đâu” luôn chạy trước cả …pháp luật. Là không có cơ chế xác minh tính trung thực của việc kê khai tài sản. Rút cục, mọi việc kê khai, công khai minh bạch tài sản, lẫn việc Thi đuahọc tập tấm gương đạo đức (liêm chính) của BácHồ, thực chất chỉ mang tính hình thức, đối phó, hời hợt.
Hiệu quả của việc công khai, minh bạch tài sản, thực chất gắn rất chặt với giá trị lá phiếu tín nhiệm sắp tới. Nếu như việc công khai minh bạch tài sản chỉ là làm cho có, như một quan chức của UB Pháp luật QH đã thốt lên, thì giá trị và chất lượng lá phiếu tín nhiệm đó có trọng lượng không?
Câu hỏi này, không thuộc về thẩm quyền trả lời của người dân.
Và những “thí sinh” nào sẽ đoạt giải quán quân, giải cao, với sự bình chọn tín nhiệm đây?
Đêm “chung kết” lấy phiếu tín nhiệm có thể không diễn ra trên tivi. Nhưng sự “bình chọn” về phẩm cách quan chức, bình chọn về hiệu quả của 04 chữ công khai, minh bạch đang đi vào đời sống dư luận, với tất cả những cung bậc, những dư âm hỉ nộ ái ố…
Kỳ Duyên
Theo VNN
Dự án nào 'lấy đất' nhà kẻ nã súng 5 cán bộ?
Sau khi xảy ra vụ nã súng vào 5 cán bộ tại UBND TP Thái Bình của Đặng Ngọc Viết, dư luận đang rất quan tâm đến dự án 'đi qua' nhà hung thủ và những tình tiết liên quan...
Dự án nào 'đi qua' nhà hung thủ?
Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Anh - Phó chủ tịch UBND phường Kỳ Bá, TP Thái Bình (nơi hung thủ Đặng Ngọc Viết sinh sống) cho biết: Dự án có thu hồi diện tích đất của anh em nhà Viết là dự án khu tái định cư Trần Kỳ - Kỳ Bá.
Dự án này có diện tích khoảng 9ha, trong đó phường Kỳ Bá bị thu hồi 3ha.
Chùa Đông sơn, nơi hung thủ tự sát bằng viên đạn cuối cùng
Dự án chủ yếu là thu hồi đất nông nghiệp, chỉ có số ít hộ trong đó có hộ anh em nhà Viết bị thu hồi đất thổ cư. Số diện tích thu hồi này để phục vụ, mở đường vào dự án.
Cũng theo ông Anh, trước khi cơ quan chức năng tiến hành thu hồi đất đã tiến hành họp dân để thông báo, đồng thời xem bà con có phản ứng, ý kiến gì không. Thời điểm đó, không thấy Viết có phản ứng gì cả.
"Khi bị thu hồi đất nhiều hộ dân tỏ thái độ bức xúc còn chửi bới ầm ĩ, chứ Viết không có biểu hiện gì đáng kể" ông Anh nhớ lại.
Do gia đình Viết bị thu hồi 100% đất nên thuộc diện được hưởng suất tái định cư.
Tuy nhiên, Viết không chấp thuận phương án này, chỉ muốn nhận tiền. Viết có làm đơn gửi ra UBND phường xin nhận đền bù bằng tiền.
Tuy nhiên, sau đó, Viết lại đổi ý, muốn xin được nhận nhà tái định cư.
Sau khi được dẫn ra khu tái định cư, cho rằng hướng của lô đất mà mình sẽ được nhận 'không hợp' nên Đặng Ngọc Viết không nhận và chuyển sang muốn nhận tiền.
Vào tháng 3/2013, Viết đã nhận 504 triệu đồng tiền bồi thường, rồi vào TP Hồ Chí Minh.
Ở trong đó mấy tháng, cách đây khoảng hơn 1 tuần Viết trở về quê sau đó gây trọng án.
Hung thủ đã chọn chỗ tự sát từ trước!
Sau khi nã súng vào 5 cán bộ trung tâm phát triển quỹ đất Thái Bình, Đặng Ngọc Viết nhanh chóng lên xe máy tẩu thoát tới một ngôi chùa hẻo lánh nằm biệt lập giữa cánh đồng và tự sát bằng viên đạn cuối cùng.
Ít ai biết rằng, Viết đã chuẩn bị tất cả cho giây phút tuyệt mệnh của mình, ngay cả ngôi chùa Đông Sơn, nơi hung thủ trút hơi thở cuối cùng cũng đã được ấn định từ trước.
Được biết, Đặng Ngọc Viết vốn quê ở thôn Dục Dương, xã Trà Giang, huyện Kiến Xương, Thái Bình.
Từ thuở bé, Viết vẫn thường ra chùa Đông Sơn cách nhà chưa đầy 1 cây số để chơi cùng đám trẻ nhỏ.
Ông Uynh, người chứng kiến giây phút cuối cùng của hung thủ
Ngôi chùa đã có tuổi đời 600 năm, lối đi lại chỉ duy nhất là một con đường nhỏ len giữa cánh đồng.
Nhà Viết có 3 anh em trai, trong đó một người anh bị chất độc màu da cam, thần kinh không ổn định. Mẹ Viết đã mất vì bệnh tật, bố Viết là Đặng Văn Vu hiện đã hơn 80 tuổi bị liệt không thể đi lại được.
Khi về quê, trước lúc vào chùa Đông Sơn, hủng thủ đã vào nhà gặp bố để bắt tay và nói rằng "con đi trước". Ông Vu hỏi 'con đi đâu' thì Viết lẳng lặng không nói, rồi bỏ đi.
Một người dân ở thôn Dục Dương cho biết: cách ngày xảy ra sự việc không lâu, ở làng có đám cưới, Viết cũng về tham dự.
Trong bữa ăn cỗ, ngồi với đám bạn thời niên thiếu của mình, Viết đã nói rằng "Nếu tao chết, tao sẽ chết ở chùa Đông Sơn!".
Câu nói của Viết khi ấy mọi người cứ cho là câu nói xàm của kẻ say rượu, nhưng ít ai ngờ sau Viết đã làm nói thật, làm thật!
Ông Phạm Công Uynh (76 tuổi) - hội trường hội phật tử của chùa Đông Sơn, là người tiếp xúc nhiều nhất khi Viết tìm đến chùa kể lại: "Chiều ngày 11/9, khi tôi đến chùa có thấy 1 người đàn ông trung niên đang ngồi trầm tư ở chùa, tôi có đến hỏi chuyện thì người này nói rằng mình tên Đặng Anh Tuấn chứ chưa biết đó là Đặng Ngọc Viết. Người này nói với tôi rằng muốn đến chùa để làm việc thiện, công đức, đóng góp xây dựng chùa".
Theo ông Uynh, khi nói chuyện với ông, Viết tỏ ra rất buồn bã và bắt ông phải hút tới 3 điếu thuốc lá để ngồi đó nghe Viết tâm sự chuyện buồn của cuộc đời mình.
"Anh ta nói chán nản vì ly dị với vợ rồi những rắc rối về chuyện nhà cửa, chỉ muốn đi đâu đó thật xa. Sau một hồi tâm sự, anh ta còn khóc. Tôi cũng chỉ biết an ủi, động viên cố gắng vượt qua khó khăn để sống tốt", ông Uynh kể lại.
Ông Uynh cũng cho hay, trước bữa cơm cuối cùng của Viết, nhà chùa sợ Viết không quen ăn cơm chay nên bảo đợi đi xin cho bát cơm cá thì Viết lắc đầu bảo rằng: "Tối nay cho con xin 1 bát cơm trắng".
Lúc ăn cơm Viết cũng không ngồi ăn chung với nhà chùa, mà cho cơm vào lòng bàn tay nắm lại rồi ra phía lăng phật bà quan âm ngồi.
Vào khoảng 18 giờ 30 phút, trong khi tất cả các phật tử đang làm lễ trong nhà thờ tổ thì nghe tiếng nổ lớn.
Chạy ra thì thấy Viết đã nằm sõng soài dưới chân tượng Phật bà quan âm. Ở phía ngực trái, có một vết đạn xuyên thủng.
Hoàng Sang
Theo VNN
Đề xuất lấy phiếu tín nhiệm theo hai mức Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm qua (12/9), nhiều đại biểu nói rằng, chỉ nên quy định 2 loại phiếu "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp", thay vì 3 mức như hiện nay. Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nêu rõ, dư luận cho rằng, lấy 3 mức phiếu là cách làm có tính chất dung hòa, khó...