Cỗ máy kiếm tiền của IS vẫn hoạt động bất chấp đòn không kích của Mỹ
Các cuộc không kích Mỹ triển khai chưa thể hoàn toàn chặn đứng nguồn thu từ dầu mỏ của Nhà nước Hồi giáo bởi mánh khóe chúng sử dụng khó nắm bắt, đồng thời việc tái xây dựng nhà máy lọc dầu là khả năng trong tầm tay của nhóm khủng bố này.
Quang cảnh một nhà máy lọc dầu của IS sau cuộc không kích của chiến đấu cơ Mỹ. Ảnh: AFP.
Việc nắm quyền kiểm soát nguồn dầu mỏ khiến Nhà nước Hồi giáo (IS) trở thành nhóm khủng bố giàu có nhất từ trước tới nay. Đây cũng là lý do khiến Mỹ và đồng minh tiến hành nhiều đợt không kích nhằm vào các mỏ dầu và nhà máy của chúng từ cuối tháng 9. Nhưng hai tuần trôi qua, một câu hỏi lớn vẫn tồn tại: liệu chiến dịch của Mỹ có thật sự thành công trong việc bóp nghẹt “con ngỗng vàng” của IS không?
Theo một số báo cáo, IS kiếm khoảng 2 triệu USD một ngày từ việc buôn bán bất hợp pháp dầu thô cũng như các sản phẩm dầu tinh chế. Tiền thu từ dầu, kết hợp với những mánh khóe làm ăn phi pháp khác, khiến khả năng tự cung tự cấp của IS khá ổn định. Tuy nhiên, đổi lại, cơ sở hạ tầng dùng trong khai thác dầu của IS dễ bị Mỹ và đồng minh phá hủy trong các cuộc không kích, theo Foreign Policy.
Hai tuần sau khi kế hoạch “làm suy yếu và tiến tới tiêu diệt IS” của Lầu Năm Góc được khởi động, Trung tâm Chỉ huy Quân đội Mỹ cho biết đã tấn công khoảng 16 nhà máy lọc dầu lưu động, một bộ phận quan trọng trong cỗ máy kiếm tiền của IS.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ lại không theo dõi tác động của các cuộc không kích này tới việc sản xuất dầu mỏ của IS. Theo phát ngôn viên Bộ Tài chính, vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kỳ số liệu chính thức nào.
Lầu Năm Góc ước tính sơ bộ mỗi nhà máy lọc dầu lưu động hằng ngày có thể cho ra từ 300 đến 500 thùng sản phẩm tinh chế, ví dụ như dầu diesel. Theo đó, tính đến nay, các đợt dội bom của chiến đấu cơ Mỹ xóa sổ khoảng 8.000 thùng dầu đã qua xử lý, tương đương gần một nửa trong số 18.000 thùng mà chuyên gia tin rằng IS có thể sản xuất được trong một ngày.
Tấn công vào nguồn dầu, Mỹ và đồng minh Arab vừa cắt đứt khả năng kiếm tiền của quân khủng bố, vừa làm suy giảm nguồn cung nhiên liệu phục vụ cho các hoạt động của nhóm cũng như dân chúng dưới quyền kiểm soát.
“Bị lấy đi một nửa lượng dầu tinh chế sẽ là một vấn đề nan giải đối với nhóm”, Foreign Policy dẫn lời Valerie Marcel, chuyên gia dầu khí từ tổ chức cố vấn Chatham House ở London, nhận định. “Nếu tình trạng thiếu nhiên liệu xảy ra ở tất cả những nơi chúng kiểm soát, IS không thể duy trì sự ổn định của các quân đoàn. Nếu hậu cần quân đội bị ảnh hưởng, điều đó sẽ gây tác động vô cùng nghiêm trọng”.
Bên cạnh đó, động thái quân sự đầy tham vọng của IS, trong đó phải kể đến cuộc tấn công dữ dội vào thị trấn Kobani, gần biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ, và việc sử dụng những phương tiện quân sự hiện đại khiến nhóm này càng trở nên phụ thuộc vào nguồn cung nhiên liệu.
“Năng lượng đóng vai trò cốt lõi trong các chiến dịch quân sự của IS, vì thế, đánh vào nguồn tài nguyên và các xe dầu chắc chắn sẽ gây cản trở đối với sự phát triển của chúng”, Luay al-Khatteeb, Giám đốc Viện Năng lượng Iraq cho biết. Ông ước tính tổng lượng dầu tinh chế mà IS cần, gồm cả phần dùng cho việc phát điện và đi lại của người dân, lên tới khoảng 170.000 đến 200.000 thùng một ngày, vượt xa khả năng của nhóm.
Cùng lúc với các cuộc không kích, hoạt động dầu mỏ của IS cũng gặp khó khăn bởi những hành động quyết liệt gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau nhiều tháng dường như nhắm mắt làm ngơ trước hành vi buôn lậu dầu qua biên giới của IS, nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu tiến hành truy quét những đường dây này. Theo báo cáo, tại một số khu vực, hoạt động buôn lậu dầu giảm tới 80% nhờ biện pháp cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy chiến dịch quân sự của Mỹ đã hoàn toàn chặn đứng đế chế kinh doanh dầu mỏ phi pháp của IS. Wall Street Journal dẫn thông tin từ một chiến binh IS cho biết việc sản xuất và lọc dầu vẫn tiếp diễn bất chấp các động thái quân sự.
Trên lý thuyết, IS cũng có thể tái xây dựng các cơ sở lọc dầu đã bị tàn phá. Theo Marcel, một nhà máy kiểu này có thể được khôi phục trong 10 ngày với giá khoảng 230.000 USD, trong điều kiện nhóm khủng bố có đầy đủ thiết bị.
Quan chức Bộ Tài chính thừa nhận triệt phá các mối buôn lậu dầu nhỏ lẻ khó khăn hơn nhiều so với việc theo dấu nguồn thu tài chính bất hợp pháp của IS. Một cựu quan chức Bộ Ngoại giao nhận định, chỉ bằng cách tấn công IS ở trên bộ, Mỹ và đồng minh mới đảm bảo dập tắt vĩnh viễn mọi hoạt động kiếm tiền của IS.
Vũ Hoàng (theo Foreign Policy)
Theo VNE
Trung Quốc điều tra, xét xử hàng loạt quan chức cấp cao
Ngày 12/9, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc cho biết cơ quan này đã tiến hành điều tra đối với hai quan chức cấp cao của tỉnh Liêu Ninh.
Trung Quốc vẫn đang tiến hành chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn (Ảnh minh họa: AFP)
Theo đó, ông Lâm Cường, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Thị trưởng thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh (Đông Bắc Trung Quốc) và Ủy viên Thường vụ Chính hiệp tỉnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Tài nguyên, Môi trường kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách tỉnh Liêu Ninh, và bà Trương Tiểu Phổ hiện đang bị lập án điều tra do các cáo buộc liên quan đến hành vi vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng.
Ông Lâm Cường, sinh 1969, người huyện Thanh Long, tỉnh Hà Bắc, làm Phó Bí thư Thành ủy, Thị trưởng thành phố Thiết Lĩnh từ tháng 7/2013. Trong khi đó, bà Trương Tiểu Phổ, sinh năm 1954, tham gia công tác năm 1970, vào Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1971, làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Tài nguyên, Môi trường kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách tỉnh Liêu Ninh từ tháng 1/2014.
Cùng ngày, tờ "Thời báo Kinh Hoa" đưa tin ngày 9/9, Toà án trung cấp vận tải đường sắt Quảng Châu đã tuyên phạt 10 năm tù giam đối với Vương Hồng Cường, nguyên Phó Giám đốc Công an thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, về tội tham ô và nhận hối lộ, đồng thời truy thu hơn 4,76 triệu NDT do nhận hối lộ và tịch thu một phần tài sản cá nhân trị giá 500.000 NDT.
Theo cáo trạng, trong thời gian đảm nhiệm các chức vụ như Trạm trưởng Trạm Quản lý Xe, Đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông, Phó Giám đốc Công an thành phố Phật Sơn từ năm 1997-2013, bị cáo Vương Hồng Cường đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi cá nhân, nhận hối lộ từ người khác với tổng giá trị hơn 4,65 triệu NDT, 40.000 đô la Hồng Công, 5.000 euro, 5.000 đô la Mỹ (tổng cộng hơn 4,76 triệu NDT).
Theo Vietnam
Điều tra Chu Vĩnh Khang, án lớn nhất Trung Quốc từ vụ "bè lũ bốn tên" Ông Chu Vĩnh Khang đã từng được tạp chí Forbes (Mỹ) đưa vào danh sách những người quyền lực nhất thế giới. Theo Tân Hoa Xã, ngày 29/7, ông Chu Vĩnh Khang, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Chính Pháp Trung ương Trung Quốc đã bị Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng cộng sản Trung...