Có lương rồi quẩy lên thôi
Cuối tháng lại đến, còn trông mong gì hơn là cái giây phút tiền về khi công ty chuyển lương hoặc là bố mẹ ở quê gửi tiền lên cho sinh viên ăn học – đóng tiền trọ.
Theo facebook
Giây phút sỹ quan Liên Xô cứu thế giới khỏi thảm họa hạt nhân
Liên Xô từng triển khai hệ thống vệ tinh, chuyên phát hiện dấu hiệu phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa từ Mỹ, và sự cố xảy ra năm 1983 suýt chút nữa kéo thế giới vào thảm họa hạt nhân.
Vệ tinh từng thông báo tên lửa đạn đạo Mỹ khai hỏa nhằm hướng Liên Xô.
Theo Sputnik, 25 năm trước, Trung tá Stanislav Petrov, làm việc trung tâm quân sự Serpukhov-15 ở Moscow, đã có quyết định cứu thế giới khỏi chiến tranh hạt nhân.
Vệ tinh Liên Xô phóng lên quỹ đạo ở thời điểm đó được trang bị cảm biến quang học và hồng ngoại mạnh mẽ, dễ dàng phát hiện dấu hiệu tên lửa rời bệ phóng.
Đêm ngày 26.9.1983, Stanislav Petrov khi đó được giao nhiệm vụ giám sát hệ thống vệ tinh. Màn hình radar bất ngờ xuất hiện cảnh báo tên lửa phóng đi từ Mỹ và đang hướng về Liên Xô.
Vài giây sau đó, tên lửa thứ hai, thứ ba và thứ tư phóng đi từ Mỹ được vệ tinh Nga thông báo về trung tâm chỉ huy. Tuy nhiên, không có một video nào ghi lại được hình ảnh tên lửa Mỹ bay vào quỹ đạo.
Nếu như Mỹ tung đòn phủ đầu tấn công hạt nhân Liên Xô, phải có tới hàng trăm tên lửa được phóng đi, Petrov nghĩ vậy nên cho rằng hệ thống có thể gặp trục trặc.
Dù thế nào, 4 tên lửa Minuteman cũng không thể gây thảm họa hủy diệt cho lực lượng tên lửa chiến lược Liên Xô. Đòn công hạn chế cũng có nghĩa là tự sát đối với Mỹ.
Sỹ quan Nga đang làm nhiệm vụ tại căn cứ.
Bên cạnh đó, các hệ thống radar khác không phát hiện dấu hiệu tên lửa. Bởi nếu có, giới lãnh đạo Liên Xô khi đó chắc chắn đã ra chỉ thị cụ thể. Petrov tin vào cảm nhận của mình nên không phóng tên lửa đáp trả, mà chỉ thông báo về cho chỉ huy.
Cuộc điều tra sau đó của Liên Xô xác định vệ tinh bị Mặt trời đánh lừa. Ánh sáng phản chiếu từ những đám mây rọi vào cảm biến của vệ tinh, gây nhầm lẫn với tia lửa tỏa ra từ tên lửa.
May mắn rằng, Petrov khi đó không tin vào máy móc mà dựa trên những kinh nghiệm bản thân để đưa ra quyết định.
"Sau sự kiện tháng 9.1983, tôi có cái nhìn khác khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Liên Xô", nhà báo Dmitry Likhanov dẫn lời Petrov.
"Chúng tôi thông minh hơn máy móc", Petrov nói trong cuộc phỏng vấn năm 2010 với báo Đức Der Spiegel. "Bởi vì chúng tôi tạo ra máy móc".
"Không một máy móc nào có thể thay thế được con người. Bởi chỉ có con người mới có thể quyết định được vận mệnh của thế giới", Petrov nói.
Theo Danviet
Lúc nào cũng cười vui vẻ nhưng mấy ai biết Sana (Twice) cũng có những giây phút tủi thân khó nói nên lời Sana không phải một cỗ máy nụ cười, đôi khi cô nàng cũng có những thời điểm khó khăn của riêng mình. Sana được biết đến là thành viên vui vẻ và hạnh phúc nhất của Twice bởi sự tươi tắn, trong sáng và tính cách cởi mở thân thiện luôn thể hiện rõ trên gương mặt của cô nàng. Nữ thần tượng...