Cờ lục sắc trong cảm hứng thiết kế thời trang
Cờ lục sắc được thể hiện sinh động trên nhiều dòng thời trang từ quần áo thông dụng đến các mẫu đầm dạ tiệc và phụ kiện đắt tiền.
Lá cờ lục sắc ra đời vào năm 1978 được thiết kế bởi nghệ nhân người Mỹ tên là Gilbert Baker. Sản phẩm được lấy cảm hứng từ bài hát kinh điển Over the Rainbowcủa Judy Garland thể hiện trong bộ phim The Wizard of Oz.
Phiên bản đầu tiên của lá cờ cầu vồng bao gồm 8 màu. Mỗi màu đại diện cho một yếu tố cấu thành nên cộng đồng LGBT: hồng là tình dục, đỏ là sự sống, cam là sự hàn gắn, vàng là mặt trời, xanh lá là thiên nhiên, lam là nghệ thuật, chàm là sự hòa hợp và tím là nghị lực. Khi Gilbert Baker quyết định in cờ hàng loạt để phổ biến nó trên toàn quốc và để kinh doanh, ông gặp phải khó khăn là công ty nhuộm không có sẵn loại vải màu hồng. Chính vì thế, lá cờ cầu vồng được giảm xuống còn 7 màu.
Năm 1979, Ủy ban Diễu hành Tự hào đồng tính đã quyết định sử dụng lá cờ của Gilbert Baker để thể hiện sự đoàn kết. Nhưng lá cờ được thay đổi bằng cách bỏ đi màu lam, chuyển màu chàm thành màu xanh hoàng gia để tránh bị quá chìm vào màu tím.
Tại Việt Nam, lá cờ cầu vồng sáu sắc được giới thiệu chính thức trong một sự kiện cộng đồng vào ngày 16/7/2011, tại buổi giao lưu mang tên “I Love”. Ngoài việc xuất hiện trong các sự kiện dành cho người đồng tính trên khắp thế giới, sắc màu của lá cờ còn mang tới nhiều cảm hứng sáng tạo trong thiết kế thời trang.
Sau hai lần thay đổi, lá cờ tượng trưng cho cộng đồng LGBT còn lại sáu màu.
Dải cầu vồng bắt mắt với những tông màu nổi bật, mang nhiều ý nhĩa và thông điệp được các nhà mốt thế giới và nhà thiết kế trong nước đưa vào trang phục dạ tiệc. Những mẫu váy này thường được các người đẹp chuyển giới, chân dài nổi tiếng chọn lựa để sử dụng trong các sự kiện quan trọng nhằm cổ vũ tinh thần đoàn kết, sức mạnh và tinh thần sống không ngừng cống hiến của cộng đồng LGBT.
Váy dạ hội lấy cảm hứng từ cờ lục sắc thường được thiết kế trên phom đuôi cá với vạt dài và phối lụa nhiều màu. Một số nhà thiết kế trong nước còn áp dụng kỹ thuật đính kết công phu để mang tới điểm nhấn độc đáo cho dòng váy cao cấp.
Hoa hậu HHen Niê với trang phục thổ cẩm kết hợp chân váy phối màu cờ lục sắc.
Váy dạ hội đính kết cầu kỳ để tạo nên dải màu đẹp mắt lấy ý tưởng từ cờ cầu vồng của cộng đồng LGBT.
Video đang HOT
Váy dạ hội lấy cảm hứng từ cờ lục sắc được Bích Tuyền cùng nhiều người đẹp Việt chọn lựa khi xuất hiện tại các sự kiện.
Trang phục ứng dụng
Các mẫu áo thun in cờ lục sắc, trang trí những biểu tượng kết nối, san sẻ yêu thương khá phổ biến. Nó được cộng đồng LGBT trên toàn thể giới sử dụng trong các hoạt động kỷ niệm, lễ hội của riêng cộng đồng. Sắc màu trang phục tạo nên sự thống nhất cho nhiều tập thể khi xuống phố diễu hành Gay Pride, tham gia nhạc hội và các hoạt động picnic cũng như thiện nguyện để mang tới những ý nghĩa giá trị cho xã hội.
Cờ lục sắc trên dòng thời trang ứng dụng đa phần được sử dụng kỹ thuật in ấn hiện đại để mang tới điểm nhấn sắc nét cho các kiểu áo thun, áo jeans, áo jacket tiện lợi, phù hợp với những tín đồ của dòng thời trang phi giới tính.
Khánh Vân chọn áo thun in cờ cầu vồng khi đến Mỹ đúng vào dịp cộng đồng LGBT thế giới có nhiều hoạt động ý nghĩa.
Áo thun dáng cơ bản thường được in logo mang nhiều thông điệp để phục vụ cho các bạn trẻ khi tham gia ngày IDAHOT, Gay Pride.
Ở dòng thời trang ứng dụng, các thương hiệu áp dụng kỹ thuật in để mang màu cờ lục sắc trang trí cho nhiều mẫu áo.
Phụ kiện
Bên cạnh các mẫu váy áo của nhiều dòng thời trang từ bình dân đến cao cấp, màu sắc nổi bật của cờ lục sắc còn được thể hiện một cách ấn tượng trên nhiều phụ kiện hàng hiệu đắt tiền. Các nhà mốt nổi tiếng ủng hộ cộng đồng LGBT thế giới bằng việc sáng tạo nhiều hoạ tiết lấy cảm hứng từ chính mẫu cờ lục sắc.
Túi xách hàng hiệu, giày dép đắt tiền cũng được trang trí cờ lục sắc với những biến tấu ấn tượng và độc đáo. Các sản phẩm này thường được ra mắt đúng dịp kỷ niệm ngày thế giới lên tiếng chống lại nạn kỳ thị và phân biệt đối xử với người thuộc cộng đồng LGBT (17/5), sự kiện Gay Pride tổ chức vào tháng 6 hàng năm…
Gucci thể hiện sự sáng tạo khi biến sắc cầu vồng của cờ lục sắc LGBT thành vầng dương rực rỡ cùng hoạ tiết chim én, đồi núi trùng điệp.
So với trang phục, phụ kiện được thể hiện trên nhiều chất liệu hơn khi khai thác các khối màu bắt mắt của cờ lục sắc.
Những thương hiệu giày nổi tiếng thế giới cũng thể hiện sự ủng hộ cộng đồng LGBT với các sản phẩm giới hạn.
Sao Hollywood đi chân đất, mặc đồ ngủ lên thảm đỏ
Julia Roberts đi chân đất đến thảm đỏ Cannes, Woody Harrelson mặc đồ ngủ đến buổi công chiếu phim... và không ít sao khác có trang phục thảm đỏ khác thường.
Quy định về trang phục tại các sự kiện như lễ trao giải hay công chiếu phim rất nghiêm ngặt nhưng đơn giản: một bộ lễ phục dành cho nam và một bộ váy dạ hội hoặc đầm dạ tiệc cho nữ. Tuy nhiên, đôi khi những người nổi tiếng muốn gây chú ý với hàng triệu khán giả với vẻ ngoài khác thường, phá vỡ các quy định về trang phục.
Nữ đạo diễn Chlóe Zhao đã đến lễ trao giải Oscar 2021 trong một chiếc váy Hermès - và đôi giày thể thao. Trong khi giày cao gót được coi là thích hợp cho một sự kiện như vậy. Tuy nhiên, việc phá vỡ quy tắc này của Chlóe Zhao khá hợp lý vì phải mang giày cao gót trong một thời gian dài suốt buổi lễ là một cực hình thực sự.
Tại lễ trao giải Oscar 2020, nữ ca sĩ Billie Eilish diện một bộ quần áo dài của Chanel. Billie thường tuyên bố rằng cô ấy thích chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái và đó là lý do tại sao lựa chọn này của cô ấy không quá ngạc nhiên.
Woody Harrelson đến buổi công chiếu "The Hunger Games: Mockingjay - Part 2" với bộ đồ ngủ và đi tất.
Kendall Jenner xuất hiện trên thảm đỏ Liên hoan phim Cannes 2017 với trang phục quần short denim kết hợp với áo lệch vai của Alexandre Vauthier kèm một số phụ kiện.
Lễ trao giải BAFTA-2018 yêu cầu người đến dự mặc trang phục màu đen, nhưng Công nương Kate Middleton đã bỏ qua quy định này. Tuy nhiên, chiếc váy của nhà thiết kế Jenny Packham vẫn mang màu trầm.
Năm 2016, Julia Roberts đến thảm đỏ Liên hoan phim Cannes với chiếc váy dài che kín chân. Nhưng khi cô ấy bắt đầu đi lên cầu thang, mọi người có thể thấy rằng nữ diễn viên không mang giày. Điều đáng nói là ngay cả những đôi giày bệt cũng không được khuyến khích, theo quy định của liên hoan phim.
Nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar năm 1992 cho vai diễn trong bộ phim "The Silence of the Lambs" đã từ chối mặc váy dạ hội tới buổi lễ. Jodie Foster được nhớ đến với bộ trang phục thanh lịch - một bộ quần dài với găng tay lụa của Armani.
Kristen Stewart đến buổi công chiếu tại Liên hoan phim Cannes với trang phục đơn giản đến lạ thường: áo quây và váy dài. Hóa ra, đó là một chiếc váy của Chanel.
Liệu có thể đến lễ trao giải Oscars khi mặc một bộ quần áo thể thao? Nó không phải là một vấn đề đối với Timotheé Chalamet, đặc biệt là khi bộ trang phục đến từ nhà mốt Prada.
Nam diễn viên Ezra Miller đã chọn tạo hình khác thường do Moncler Pierpaolo Piccioli tạo ra cho buổi ra mắt bộ phim "Fantastic Beasts: The Crimes of Grindelwald".
Diane Keaton đã nhiều lần được nhìn thấy mặc quần dài thay vì áo choàng tại các lễ trao giải. Lần đầu tiên là vào năm 1978. Sau đó, cô đã giành được giải Oscar cho tác phẩm của mình trong bộ phim "Annie Hall". Năm 1993, cô mặc thêm một chiếc áo khoác dài.
Rapper 22 tuổi, Lil Nas X, mặc trang phục Versace fuchsia và đội mũ cao bồi tới lễ trao giải Grammy 2020. Nghệ sĩ đã giành được giải thưởng cho "Video hay nhất" trong đó anh đóng vai một chàng cao bồi.
Stylist chê Hoa hậu Khánh Vân không biết cách phối trang phục Trong tập 3 Road To Miss Universe, stylist Trần Đạt cho rằng Hoa hậu Khánh Vân lựa chọn phong cách thời trang sân bay quá nặng nề, không phù hợp. Trong tập 3 chương trình Road To Miss Universe, Hoa hậu Khánh Vân được giao thử thách định hình phong cách cá nhân sau thời gian dài học hỏi cách phối đồ, trang...