Có lợi nhuận, ngân hàng vẫn còn khó
Dù báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng đã khả quan, hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều khó khăn phía trước. Đặc biệt, nợ xấu có giảm nhưng vẫn ở mức cao, đồng thời nợ tiềm ẩn phát sinh nợ xấu đang ở mức rất cao.
Có tình trạng các ngân hàng phụ thuộc quá nhiều vào lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, tỷ lệ lợi nhuận phi tín dụng rất thấp. Thực tế này làm cho hệ thống ngân hàng trở nên rủi ro hơn. Ảnh: TUỆ DOANH
Lợi nhuận ngân hàng khởi sắc, có đáng tin cậy?
Tính đến thời điểm hiện tại, phần lớn các ngân hàng thương mại (NHTM) đã công bố kết quả kinh doanh quí 3-2015. Hầu hết các ngân hàng đều có sự tăng trưởng lợi nhuận, đặc biệt khá nhiều ngân hàng có lợi nhuận lên đến nhiều ngàn tỉ đồng. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ hoạt động ngân hàng trong năm năm qua, có thể thấy rằng những con số lợi nhuận theo báo cáo có độ tin cậy không cao. Điều này thể hiện ở những điểm sau:
Nợ xấu theo báo cáo luôn ở mức thấp nhưng thực tế luôn cao
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết năm 2012 tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng là 17% nhưng theo báo cáo tài chính của các ngân hàng thời gian này (cho dù được kiểm toán đầy đủ) thì tỷ lệ nợ xấu hầu hết đều dưới 3%. Trong giai đoạn 2012-2015, báo cáo tài chính của đa số ngân hàng đều cho thấy tỷ lệ nợ xấu luôn thấp, thậm chí tỷ lệ này ở một số ngân hàng luôn dưới 3%. Nhưng khi NHNN yêu cầu bắt buộc bán nợ xấu cho VAMC thì tổng dư nợ bán cho VAMC của các ngân hàng này thường lên đến 4,5% dư nợ. Và mặc dù đã bán nợ xấu cho VAMC nhiều như vậy nhưng tỷ lệ nợ xấu trong báo cáo hầu như không giảm mà trong nhiều trường hợp còn tăng. Nghĩa là, trong chớp mắt nợ (được cho là) tốt đã biến thành nợ xấu (thật sự) và đi thẳng đến VAMC nên báo cáo tài chính của các NHTM vẫn luôn có tỷ lệ nợ xấu “khá đẹp”.
Nói cách khác, các ngân hàng luôn có nhiều cách để che giấu nợ xấu nhằm làm đẹp báo cáo tài chính. Một khi nợ xấu được biến thành nợ tốt như vậy thì các ngân hàng hoàn toàn có thể kiểm soát con số lợi nhuận trong báo cáo tài chính theo mục đích của mình. Đó chính là lý do lợi nhuận trong báo cáo tài chính của các ngân hàng này thường không phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của nó.
Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến nay, theo báo cáo của NHNN, thì hệ thống ngân hàng đã xử lý 424.000 tỉ đồng nợ xấu, kéo tỷ lệ nợ xấu giảm từ 17% xuống còn 2,93% (sổ sách). Nhưng trên thực tế, theo tính toán của người viết, tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức 7,5% bởi vì trong sổ sách của các NHTM không có nợ bán cho VAMC (hơn 200.000 tỉ đồng, khoảng 4,5% tổng dư nợ) nhưng về bản chất nợ bán cho VAMC vẫn là nợ xấu mà các ngân hàng phải chịu trách nhiệm xử lý và trích lập dự phòng. Và với bất kỳ hệ thống ngân hàng nào, tỷ lệ nợ xấu ở mức 7,5% thì kết quả kinh doanh không thể khả quan được!
Video đang HOT
Thu từ lãi bao gồm cả lãi từ những khoản nợ xấu được giấu thành nợ tốt
Trở lại với vấn đề che giấu nợ xấu, khi một khoản nợ xấu được xử lý kỹ thuật để biến thành nợ tốt thì theo thông lệ các khoản nợ này vẫn tiếp tục được tính dự thu và do vậy các ngân hàng vẫn tiếp tục báo lãi với các khoản nợ này. Đó là các khoản lãi ảo trong khi các ngân hàng thì lỗ thực, do họ vẫn tiếp tục trả lãi cho chi phí vốn tài trợ cho những khoản nợ xấu.
Nếu nhìn lại giai đoạn 2012-2014, với tỷ lệ nợ xấu thực lên đến 17% nhưng con số này trong báo cáo sổ sách của các ngân hàng là 3% thì có thể khẳng định các khoản lợi nhuận của hệ thống ngân hàng đa phần là lợi nhuận ảo, trong khi thực tế các ngân hàng đều lỗ.
Điều đặc biệt nguy hiểm là một số ngân hàng trong giai đoạn này dùng lợi nhuận ảo này để chia cổ tức thực cho cổ đông của mình. Và vì vậy, sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu khi các ngân hàng không thể che giấu nợ xấu được nữa thì đột ngột lợi nhuận của các ngân hàng này giảm rất mạnh, thậm chí là bị lỗ do thoái dự thu và dự phòng cho các khoản nợ được che giấu này. Thực tế này đã xảy ra với một số ngân hàng, thậm chí là ngân hàng lớn.
Tương lai lạc quan nhưng cần thận trọng
Với tốc độ tăng trưởng tín dụng, huy động và các dịch vụ ngân hàng tương đối tốt trong thời gian qua thì có thể nói ngành ngân hàng có lý do để lạc quan với triển vọng kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đi kèm với những nhìn nhận lạc quan như vậy thì thách thức vẫn hiện diện, bao gồm:
Nợ xấu vẫn cao và tốc độ xử lý nợ xấu thực tế vẫn thấp
Như đã phân tích ở trên, nợ xấu các ngân hàng phải gánh để xử lý và trích lập dự phòng vẫn ở mức cao, lên đến 7,5%. Trong khi đó, tốc độ xử lý nợ xấu thực tế lại thấp. Mặc dù báo cáo của các ngân hàng cho thấy trong giai đoạn 2012-2015 đã xử lý 424.000 tỉ đồng nợ xấu, tương đương hơn 90% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9-2012 nhưng có đến 45% nợ xấu được xử lý thông qua VAMC, 28% xử lý bằng nguồn khoản dự phòng rủi ro. Tức có đến 73% nợ xấu được xử lý bằng nguồn lực của chính các ngân hàng hoặc bằng biện pháp kỹ thuật (qua VAMC). Điều này cho thấy chỉ có 27% nợ xấu thực tế được xử lý bằng nguồn lực của khách hàng hoặc thị trường như khách tự trả, bán tài sản thế chấp…
Như vậy, trung bình mỗi năm các ngân hàng thực tế chỉ xử lý được chưa đến 7% (khoảng 30.000 tỉ đồng/năm) trong tổng số 424.000 tỉ đồng nợ xấu, còn lại các ngân hàng phải dùng dự phòng của mình để xử lý. Hơn 300.000 tỉ đồng nợ xấu còn lại (bao gồm nợ bán VAMC) thì với tốc độ xử lý như hiện tại, nếu không dùng dự phòng, các ngân hàng phải mất 10 năm. Tỷ lệ nợ xấu cao, tốc độ xử lý nợ xấu thấp vẫn tiếp tục thách thức hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thời gian đến.
Nợ cần chú ý còn rất cao, tiềm ẩn phát sinh nợ xấu lớn
Qua báo cáo tài chính đã công bố của các ngân hàng chúng ta có thể thấy rằng, vẫn còn rất nhiều ngân hàng có nợ cần chú ý ở mức cao. Điển hình như BIDV, nợ cần chú ý lên đến hơn 20.000 tỉ đồng, chiếm hơn 3,64% tổng dư nợ. VCB có hơn 9.500 tỉ đồng, chiếm gần 2,7% dư nợ. MB còn 2.896 tỉ đồng, chiếm 2,55% dư nợ,… Với tỷ lệ nợ cần chú ý lớn như vậy thì khả năng phát sinh nợ xấu lớn trong hệ thống ngân hàng trong thời gian tới là hoàn toàn có thể. Và do vậy, cần phải chú trọng trong việc kiểm soát.
Bên cạnh đó, một rủi ro khác là tình trạng các ngân hàng phụ thuộc quá nhiều vào lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, tỷ lệ lợi nhuận phi tín dụng rất thấp. Trong hệ thống ngân hàng, ngoài VCB có tỷ lệ lợi nhuận hoạt động phi tín dụng luôn duy trì ở mức cao, lên đến 30% tổng lợi nhuận thì các ngân hàng khác chỉ ở mức 15%. Thực tế này làm cho hệ thống ngân hàng trở nên rủi ro hơn. Bởi lẽ, lợi nhuận hoạt động tín dụng cao thường đi kèm với rủi ro lớn, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế bước vào chu kỳ suy giảm.
Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn
Xử lý nợ xấu: Đổ cả máu và nước mắt
Bà Lê Thị Thanh Tâm, Chủ nhiệm bộ môn Ngân hàng thương mại (NHTM), Viện Ngân hàng tài chính, ĐH Kinh tế Quốc dân so sánh như vậy về quá trình phối hợp xử lý nợ xấu của các ngân hàng.
Chưa khi nào "người ngân hàng" bị bắt nhiều thế
Tại hội thảo về xử lý nợ xấu ngày 6/10, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh cho biết, năm 2011 là thời điểm hết sức "nguy hiểm" khi thanh khoản của nhiều ngân hàng gặp cú sốc, giá vàng trồi sụt, tỷ giá biến động mạnh...
"Lúc đó anh em trong phòng họp kín rất lo lắng. Từ thanh khoản khó khăn tới nợ xấu gia tăng, thậm chí nguy cơ đổ vỡ hệ thống cũng đã có người nghĩ đến. Không ai có thể nói khi đó chúng tôi ra ngoài có thể nở nụ cười", TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) nhớ lại.
Từ đầu năm tới ngày 15/9, VAMC đã phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng được 11.108 khoản nợ, tương ứng với 75.553 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng, giá mua là 69,070 tỷ đồng của 37 tổ chức tín dụng. Lũy kế từ năm 2013 đến ngày 15/9, VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt mua nợ xấu đạt 204.228 tỷ đồng giá trị dư nợ gốc nội bảng, 177.722 tỷ đồng giá mua nợ. Đến nay, VAMC đã thu hồi nợ, bán nợ, báo tài sản đảm bảo đạt 13.320 tỷ đồng.
Là người trực tiếp xử lý nợ xấu của một trong bốn NHTM lớn là Vietinbank, TS. Lê Cẩm Ninh, Phó ban Quản lý và xử lý nợ xấu của NH này kể, trong ba năm qua, công tác này đã được thực hiện rất nghiêm ngặt. "Ban lãnh đạo ngân hàng không chỉ thường xuyên làm việc với các chi nhánh mà trong năm 2013 đã chủ động rà soát thực trạng của từng khoản nợ", ông Ninh kể.
Từ tháng 4-5/2013, Vietinbank đã chủ động thành lập đoàn công tác tổng rà soát, kiểm tra thực trạng các khách hàng đã/đang đề nghị cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ. Đến tháng 11-12/2013, Vietinbank tiếp tục thành lập các Tổ công tác rà soát, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và đánh giá dự kiến nhóm nợ khi Thông tư 02 về phân loại nợ của NHNN có hiệu lực thi hành. Ông Ninh cho biết: "Năm nay, chúng tôi đã thiết lập hệ thống quản trị rủi ro ba trụ cột là: Rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng".
"Sau ba năm, thanh khoản hệ thống ổn định, thị trường hối đoái ổn định, lòng tin người gửi tiền phục hồi mạnh mẽ", Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh nói. Nhưng trải qua quá trình xử lý, tái cơ cấu ấy, cái giá phải trả không nhẹ nhàng. TS. Lê Thị Thanh Tâm cho biết: "Khi chúng tôi làm việc với Bộ Công an về vấn đề xử lý nợ xấu trong ngành Ngân hàng, các anh ấy cũng nói lần đầu tiên có nhiều người trong ngành Ngân hàng bị bắt tới vậy. Như vậy mới nói, xử lý nợ xấu có nhiều máu và nước mắt là thế".
Nợ xấu mới được "giam" lại chứ chưa phải mất đi - Ảnh: Lã Anh
Gánh nặng sẽ "đè" lên VAMC
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, từ năm 2012 đến hết tháng 8/2015, hệ thống ngân hàng đã xử lý được 424,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu (tương đương 91,2% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012). Trong đó, xử lý nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chiếm 41,3%. Còn lại do các tổ chức tín dụng tự xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau như đôn đốc khách hàng trả nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, phát mại tài sản đảm bảo, chuyển nợ thành vốn góp. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu từ mức 4,93% vào thời điểm tháng 9/2012 đến tháng 8/2015 chỉ còn 3,21%. "Dự kiến tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm 2015 sẽ ở mức dưới 3% theo đúng mục tiêu đã đề ra", Phó Thống đốc NHNN khẳng định.
Tuy nhiên, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nợ xấu có thể lên tới 300 nghìn tỷ đồng. "Mặc dù chúng ta giam nợ xấu lại nhưng đó chỉ là bãi đậu tạm thời của nợ xấu. Không phủ nhận nỗ lực của các ngân hàng, của VAMC, của NHNN nhưng nếu 5 năm tới, 7 năm tới không xử lý dứt điểm thì nó lại trở về các ngân hàng", ông Hiếu nói. Lãnh đạo NHNN cũng thừa nhận, thời điểm vừa qua, việc mua nợ xấu của VAMC "không có con đường nào khác là mua về để đấy đã".
Chính vì vậy, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch VAMC cho biết, năm 2016, khi tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%, VAMC sẽ phải tập trung xử lý khoản nợ (bán nợ và tài sản đảm bảo) và mua nợ theo giá thị trường với các khoản nợ xấu mới phát sinh, hạn chế việc mua nợ xấu bằng phát hành trái phiếu đặc biệt trong bối cảnh rất khó khăn khi không đủ vốn, không có đủ cơ chế...
Theo Cao Sơn (Giao thông vận tải)
Đằng sau báo cáo lợi nhuận của các ngân hàng Kết thúc 9 tháng đầu năm 2015, 9 ngân hàng niêm yết đều báo cáo lãi mạnh. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là những khoản nợ có khả năng mất vốn lại chiếm tới hơn một nửa (57%) cùng mức tổng nợ xấu tại các ngân hàng niêm yết lên tới 19.992 tỷ đồng. Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình...