Có loại thuốc kháng sinh cần uống trong bữa ăn, vì sao?
Tôi bị viêm tai giữa, đã đi khám và được kê đơn thuốc có cefuroxime. Tuy nhiên, tôi băn khăn là đơn thuốc ghi uống cefuroxime trong bữa ăn. Xin hỏi, nguyên nhân vì sao? Liệu thức ăn có làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc không?
Đinh Văn Thắng (Bắc Giang)
Anh Thắng thân mến! Cefuroxime là kháng sinh được sử dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, trong đó có viêm tai giữa. Cũng như các loại thuốc khác, việc uống thuốc cefuroxime vào thời điểm nào sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sư hâp thu cua thuôc.
Nếu không uống thuốc đúng thời điểm có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như giảm sự hấp thu của thuốc, thất bại điều trị hoặc tăng tác dụng phụ, thậm chí gây độc.
Một số thuốc bị giảm hấp thu do thức ăn nên cần uống lúc đói hoặc xa bữa ăn, nhưng cũng có những thuốc không bị ảnh hưởng do thức ăn, mà cần uống khi no mới phát huy được tác dụng của thuốc, vì thế cần uống trong hoặc ngay sau bữa ăn. Cefuroxim là một thuốc như vậy.
Video đang HOT
Sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ để điều trị viêm tai giữa hiệu quả.
Ngay sau khi uống, cefuroxim được hấp thu qua đường tiêu hóa và nhanh chóng bị thủy phân ở niêm mạc ruột và trong máu để phóng thích cefuroxime vào hệ tuần hoàn.
Sinh khả dụng đường uống của thuốc thay đổi, phụ thuộc vào dạng bào chế và sự có mặt của thức ăn trong ống tiêu hóa.
Thuốc được hấp thu tốt nhất khi uống trong bữa ăn. Sinh khả dụng sau khi uống lúc đói vào khoảng 37% và đạt 52% nếu uống ngay trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn.
Vì vậy, anh yên tâm thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ, nhất là thời điểm uống thuốc. Việc thuốc cefuroxime cân đươc uống trong bữa ăn là đê thuốc co thê đươc hâp thu tôi đa tác dụng nhằm phát huy hiệu quả điều trị cao nhất.
Chúc anh mau khỏe!
Phát hiện mới giúp chống lại tình trạng vi khuẩn kháng thuốc
Mới đây, các nhà khoa học của Viện Wistar, Hoa kỳ vừa phát hiện ra một nhóm hợp chất mới có thể sử dụng kết hợp để tiêu diệt các mầm bệnh, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh một cách hiệu quả.
Tình trạng kháng thuốc kháng sinh là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu chống lại loài người. Theo dự báo, đến năm 2050, các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh có thể cướp đi sinh mạng của 10 triệu người mỗi năm và tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế toàn cầu.
Các loại thuốc kháng sinh hiện có thường nhắm vào các chức năng cần thiết của vi khuẩn, bao gồm chức năng tổng hợp axit nucleic và protein, xây dựng màng tế bào và các con đường trao đổi chất. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể kháng thuốc bằng cách làm biến đổi mục tiêu mà thuốc kháng sinh thông thường đang hướng tới, làm bất hoạt thuốc hoặc bơm thuốc ra ngoài.
Do vậy, việc khai thác hệ thống miễn dịch để tấn công vi khuẩn đồng thời với việc sử dụng kháng sinh sẽ khiến cho vi khuẩn khó phát triển sức đề kháng và dễ dàng bị tiêu diệt hơn.
Enzym IspH kích thích hệ thống miễn dịch, giúp làm giảm tình trạng kháng thuốc.
Nghiên cứu mới tập trung vào quá trình trao đổi chất cần thiết cho hầu hết các vi khuẩn nhưng không có ở người. Một hợp chất có tên gọi là methyl-D-erythritolphosphate (MEP) được dùng để tấn công vào isoprenoids - các phân tử cần thiết cho sự tồn tại của tế bào ở hầu hết các vi khuẩn gây bệnh.
Cách điều trị này nhắm mục tiêu đến enzym IspH, một enzym thiết yếu trong tổng hợp isoprenoid của vi khuẩn. Với sự hiện diện rộng rãi của IspH trong thế giới vi khuẩn, cách tiếp cận này có thể nhắm mục tiêu đến nhiều loại vi khuẩn.
Qua sàng lọc hàng triệu hợp chất có sẵn trên thị trường về khả năng liên kết với enzym và những hợp chất mạnh nhất ức chế chức năng IspH, các nhà khoa học đã chứng minh rằng các chất ức chế IspH kích thích hệ thống miễn dịch với hoạt tính tiêu diệt vi khuẩn mạnh hơn và đặc hiệu hơn so với các kháng sinh tốt nhất hiện nay khi thử nghiệm trên các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh phân lập, bao gồm một loạt các vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương. Trong các mô hình thử nghiệm về nhiễm vi khuẩn gram âm, tác dụng diệt khuẩn của các chất ức chế IspH vượt trội hơn so với các kháng sinh truyền thống, đồng thời không độc hại đối với tế bào của con người.
Nghiên cứu mới này là một bước ngoặt tiềm năng trong cuộc chiến chống lại sự kháng thuốc (AMR), tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa khả năng tiêu diệt trực tiếp của thuốc kháng sinh và sức mạnh tự nhiên của hệ thống miễn dịch.
Vi khuẩn kháng thuốc có thể lây lan cả khi không dùng kháng sinh Kháng thuốc kháng sinh đang là hiểm họa đe dọa sức khỏe toàn cầu và mới đây các nhà khoa học còn phát hiện thêm một cơ chế mới, chưa từng được biết đến trước đây, đó là, kháng thuốc còn có thể xuất hiện ngay cả khi chúng ta không sử dụng kháng sinh với số lượng lớn. Do đó, việc giảm...