Có lẽ, làng game thế giới đang nợ những cracker một lời cảm ơn?
Nhờ nỗ lực của những người yêu thích hay các lập trình viên với mong muốn lưu trữ những tựa game cũ bằng những hành động ngoài vòng pháp luật, các trò chơi điện tử cũ vẫn sẽ còn tồn tại.
Rất nhiều trang web mô phỏng game đã chính thức gỡ các thư viện phần mềm của mình xuống, hoặc ngừng hoạt động vĩnh viễn, sau một một đơn kiện do Nintendo chống lại một trong các website lớn nhất.
Trong suốt hai thập kỉ nay, thật dễ dàng để lướt web, và chỉ trong vòng vài phút, bạn đã có thể chơi được những tựa game từ năm ngoái trên PC của bạn. Điều này diễn ra mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền, thế nhưng nó dường như không mấy quan trọng đối với hàng triệu người đang chơi game bằng trình giả lập. Các nhà xuất bản thấy được những trình giả lập đó nhưng lại làm ngơ, gần như cho phép chúng hoạt động mà không bị luật bản quyền kiếm soát. Còn người chơi thì tất nhiên không thể từ chối giải pháp đó để được chơi những tựa game mà mình thích.
Sẽ thực sự không thể nào vượt qua được những tách biệt như thế, vì rằng chẳng có một luận cứ nào có tính xác đáng duy nhất. Tuy vậy có thể chắn chắn một thứ: Mặc dù không phải là mục tiêu của những cracker nhưng việc giả lập game hoàn toàn là cần thiết để lưu giữ lịch sử các tựa game. Theo ý này, không những các tựa game sẽ đảm bảo được một bản sao của nó có thể tồn tại ở bất kì đâu, lịch sử trò chơi sẽ là thứ mà mọi người có thể trải nghiệm.
Tuy nhiên, trọng tâm của cuộc tranh cãi này không phải là nằm ở bản thân &’trình giả lập &’ (thứ mà được cho là hợp pháp ở nhiều quốc gia), mà chính là ROM. ROM viết tắt của cum từ “read-only memory” hay bộ nhớ chỉ đọc, loại chip máy tính mà các dữ liệu trò chơi trước đây phải trữ trên nó. Khi các hacker bắt đầu đẩy dữ liệu ra khỏi các con chip và lưu chúng dưới dạng các tệp tin trên PC, và chúng được gọi là các tệp “ROM”. Thời kì mà các trình giả lập nổi lên cùng với Internet là vào những năm 1990: khi ngày càng nhiều hộ gia đình đều có thể kết nối trực tuyến, và họ sớm nhận ra Internet là cả mảnh đất màu mỡ cho mọi người được tham gia trải nghiệm game.
Video đang HOT
Thật sự rất dễ dàng để có thể sao chép mà chẳng cần có sự xin phép của chủ sở hữu. Thế nhưng, hãy thử tượng tượng, nếu không có ROM thì thế giới game sẽ trở nên rất ảm đạm, đặc biệt là khi xem xét bản chất của một trò chơi điện tử như một phương tiện giải trí. Và điều gì sẽ xảy ra với chúng một khi thời hạn sử dụng của phần cứng để chúng chơi trên đó đã hết hạn.
Luật bản quyền đã phải đương đầu với rất nhiều công việc. Một số người quản lý gọi đó là “hố đen thể kỉ 20″. Bạn có thể truy cập vào Internet và tìm các sản phẩm sáng tạo trải rộng gần như khắp lịch sử của con người. Mặc dù bản quyền là điều cần thiết để cân bằng lợi ích giữa người sáng tạo và công chúng, tuy nhiên, thời hạn bản quyền của nó quá lâu cũng dễ dẫn đến việc mất đi tính cộng đồng của một sản phẩm giải trí.
Âm nhạc, sách và phim từ năm 1923 sẽ có thể chính thức hết hạn bản quyền từ 1999, nhưng phải mãi đến 2019 mới thật sự kết thúc. Liệu nó có thể giúp chúng ta sao chép mọi thứ từ 1923 đến nay không? Chắc chắc là không. Phim sẽ mòn, sách sẽ nát, và cả các trò chơi điện tử cũ cũng sẽ hư hỏng trầm trọng, thậm chí không còn tồn tại nữa. Do vậy, nhờ những nỗ lực của những người yêu thích hay các lập trình viên với mong muốn lưu trữ những tựa game cũ bằng những hành động ngoài vòng pháp luật, các trò chơi điện tử cũ vẫn sẽ còn tồn tại. Điều này đặc biệt đúng khi tựa game đó chỉ có một bản copy nguyên mẫu duy nhất hoặc được sản suất theo một số lượng rất ít.
Theo GameK
Như cậu chuyện về người yêu mới và người yêu cũ, game thủ nào cũng có một vài trò chơi dang dở khiến ta phải tiếc nuối
Chúng ta bị cuốn vào các chiến dịch truyền thông, những tựa game mới liên tục được ra mắt. Và đôi khi, chúng ta quên mất những siêu phẩm nằm ngay bên trong ổ cứng của mình.
Chúng ta bị cuốn vào các chiến dịch truyền thông, những tựa game mới liên tục được ra mắt. Và đôi khi, chúng ta quên mất những siêu phẩm nằm ngay bên trong ổ cứng của mình. Và bài viết này nói về một số tựa game, tôi đã lãng quên và không muốn nhắc tới nữa.
Chúng ta liên tục dỗ dành mình bằng khái niệm ngày mai chơi tiếp, nhưng thật ra chúng ta drop ngang, và để game trôi vào quên lãng. Bạn thể đọc Nguyễn Nhật Ánh hay Conan Doyle, bất cứ lúc nào bạn thích, nhưng các tựa game đôi khi không thể. Phần cứng lỗi thời, phần tiếp theo ra mắt, đồ họa game được cái thiện bằng remasters hoặc buồn hơn tựa game đó "chết yểu". Và bất cứ game thủ nào cũng phải có ít nhất một trò chưa bao giờ "phá đảo", hoặc tệ hơn là khoảng vài chục trò.
Ví dụ điển hình Watch Dogs, khá giống với phần đầu của Creed Assassin. Ubisoft ra ngay phần tiếp theo, nâng câu chuyện lên một tầm cao mới, với các nhân vật hoàn toàn mới, chơi tốt hơn nhiều và và thú vị hơn hẳn người tiền nhiệm của nó. Và vì thế bản Watch Dogs 1 bị ghẻ lạnh, Watch Dogs 2 quá tuyệt vời và vượt xa tác phẩm gốc. Không có một lý do thuyết phục nào, khiến tôi phải chơi tiếp phần 1, khi phần 2 quá đã.
Tiếp theo là The Last of Us. Đây là trò chơi khó nhất, tôi thừa nhận rằng tôi chưa bao giờ kết thúc game. Tôi quên mất cảm giác hào hứng khi lôi game ra khỏi hộp, vì khó quá. Game ra mắt vào tháng Sáu năm 2013 trên PlayStation, đây là thời điểm người ta tập trung vào E3 và còn cả giải bóng chày MLB nữa, ai lại đi chơi Last of Us, và thế là bỏ quên game. Câu chuyện của John và Ellie lúc đó không thể để tạo nên sự nhiệt tình hoặc động lực để game thủ phá đảo. Tôi thậm chí còn chưa đến được Pittsburgh trong story mode của game. Lỗi là do game khó quá, chứ tôi cũng muốn chơi lắm.
Riven tựa game gắn bó với thời "trẩu" của tôi. Tôi còn quá nhỏ để chơi một tựa game "khó xơi" như Riven, lúc ấy tôi chơi bằng cách cài đĩa game vào máy tính bố tôi. Khi vào cao đẳng, tôi nghĩ đã đến lúc phải đối mặt với kẻ thù cũ, tuy nhiên tôi lại drop ngang ở màn cuối vì không thể giải quyết các câu đố. Tôi cho rằng game đã lỗi thời và chọn cách xóa nó. Hãy xem như chúng ta chưa từng gặp nhau, tạm biệt Riven, The Sequel to Myst.
Khi tôi lắp chiếc máy tính đầu tiên, tôi cài Half Life 2. Đỉnh rồi đúng không, tựa game bắn súng huyền thoại ai mà chẳng thích. Tuy nhiên lúc ấy tôi mua thêm Nintendo DS và XBoX 360, tôi bị cuốn theo quá nhiều tựa game hay và bỏ quên Half Life 2 trong ổ cứng. Khi trải nghiệm chán chê các tựa game bắn súng mới nhất, tôi mới nhớ tới HL2. Tôi dành hẳn một đêm cuối tuần, với Pepsi, Pizza và Half Life 2. Game khá ổn, cho tới khoảng hơn một nửa game. Tôi nhận ra sai lầm lớn nhất của mình. Tôi đã chơi tất cả những người kế nhiệm của HL2, cả những trò chơi được lấy cảm hứng từ thiết kế và vu khí và cả cách kể chuyện của game. Thật sự chơi HL2 với tôi giống như việc xem lại một bộ phim cũ nhàm chán. Tôi luôn trân trọng những gì đầu tiên, nhưng nếu phải chơi game này thì thôi tôi xin phép "bỏ cuộc". Nếu tôi chơi Half-Life 2 ngay khi tôi lắp chiếc PC chơi game đầu tiên của mình, có lẽ tôi sẽ có nhiều kỷ niệm hơn về nó.
Trò chơi tôi luôn muốn chơi nhưng chưa bao giờ đụng đến là Steel Battalion. Tôi vẫn còn giữ một phiên bản hiếm của Game, như một cách nhắc nhở tôi về một kỷ niệm buồn. Tôi thậm chí còn mua cả bộ phụ kiện đi cùng để gắn vào Xbox. Tuy nhiên việc sắp xếp phòng ốc để thiết lập chơi dường như là một thử thách quá khó đối với tôi. Máy game Xbox đã xuống cấp, hệ thống máy chủ của game cung không còn hoạt động. Vậy nên Steel Battalion luôn khiến tôi cảm thấy tiếc nuối, một mất mát nho nhỏ trong "đời game" của chính tôi.
Và cuối cùng là Ico. Hai tựa game hay trong cùng một pack là Ico và Shadow of the Colossus. Trong khi Shadow of the Colossus nhận được vô số phản hồi tích cực, thì Ico có vẻ lép vế hơn hẳn. Shadow of the Colossus là một trong những tựa game hay nhất tôi từng chơi, tôi cũng tính chơi thử Ico, nhưng quên mất. Và vô số lời khuyên từ cộng đồng mang đã khiến tôi "quay lưng" với Ico. Ico rất tốt nhưng tôi rất tiếc.
Rút kinh nghiệm từ những thương đau của tôi, bạn hãy check lại gameroom của mình, xem xét kỹ coi tựa nào mình chưa chơi. Hãy thử quay lại với những điều nhỏ bé bạn từng bỏ qua, biết đâu chúng sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm hay tới mức mà bạn khó tưởng tượng tới. Đừng để mọi điều phải tàn rồi trôi đi trong nuối tiếc.
Theo GameK
Có những game mà bạn chơi cả đời cũng vẫn thấy hay Thậm chí cài lại những game offline cũ chơi còn sướng hơn gấp tỷ lần cài Call of Duty hay Assassin's Creed mới toanh vừa ra mắt chưa đầy nửa năm trước. Có một câu chuyện của cậu bạn tôi từng kể trong lúc khề khà bạn bè tán phét quanh chén trà, dĩ nhiên vẫn ở cái gốc ổi đầu khu tập...