Cố làm đợi thưởng Tết hay cuối năm bỏ việc: Vấn đề muôn thuở khiến dân công sở nhấp nhổm không yên
“Nên ‘ cố đấm ăn xôi’ cho xong vài tháng nữa để nhận thưởng tháng thứ 13″ – một người dùng mạng khuyên.
Thời điểm cuối năm, dân công sở phải “đầu tắt mặt tối” với biết bao nhiêu dự định, kế hoạch còn dở dang cần phải hoàn thành trong năm cũ. Đa phần ai cũng mong có thể dành thật nhiều thời gian cho công việc để chạy cho “đủ số”, kiếm thêm vài đồng lương thưởng.
Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng với những người thật sự đam mê và ham thích cũng như có lý do để theo đuổi công việc mình đang làm. Còn với những cá nhân đang cảm thấy mệt mỏi và chán nản thì khác, mùa cuối năm chính là thời điểm của những sự lựa chọn: cố làm thêm vài tháng để lấy thưởng hay cập nhật CV để bước vào cuộc đua tìm việc…
Vừa mới đây, trong một hội nhóm quy tụ đông đảo thành viên là những cá nhân làm việc trong môi trường văn phòng, một thành viên nữ đã có dịp chia sẻ tâm tư, bày tỏ sự phân vân của bản thân khi những ngày cuối năm đang cận kề. Cụ thể, thành viên này viết:
“Chào tất cả mọi người. Thời điểm cuối năm cũng đang đến gần rồi nên em đang phân vân giữa việc:
- Tiếp tục cố làm việc thêm vài tháng nữa để nhận được tiền thưởng tháng thứ 13.
- Hay tìm một công việc nào đó mới trong giai đoạn này.
- Nghỉ việc để giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và nạp lại năng lượng cho cuộc đua mới.
Lý do bắt nguồn từ việc công việc hiện tại của em đã không còn phù hợp và bản thân em cũng chẳng còn hứng thú từ công việc đến môi trường. Nhưng ở thời điểm hiện tại, vì chưa tìm được một công việc nào phù hợp hơn nên vẫn ráng làm qua ngày.
Video đang HOT
Anh chị và các bạn đi trước nếu đã từng trải qua cảm giác này thì có thể cho em một vài lời khuyên và đường hướng nhé. Em xin chân thành cảm ơn!”.
Ngay sau khi vừa được chia sẻ chưa lâu, bài đăng đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Có lẽ, tâm sự của khổ chủ cũng là nỗi niềm mà không ít dân công sở đã từng gặp phải. Rất nhiều ý kiến khuyên nhủ, tư vấn, đóng góp đã được để lại bên dưới phần bình luận.
“Em cứ cân nhắc nhé, nếu một năm qua bản thân mình đã đóng góp rất nhiều cho công ty mà chưa nhận lại được gì thì nên “cố đấm ăn xôi” cho xong vài tháng nữa để nhận thưởng tháng thứ 13. Đó cũng là một khoản để em trang trải sau khi nghỉ việc”.
“Ở lại đi, để nhận lương tháng thứ 13 nếu nó đáng. Chưa kể, kết quả kinh doanh công ty trong năm vừa rồi tốt thì có thể có lương tháng 14, 15 cũng nên. Kiên nhẫn một chút nếu được nhé bạn”.
“Ai cũng nói đầu năm là mùa tuyển dụng, dễ cho ứng viên tìm được công việc mình ưng ý hơn. Tuy nhiên, ít người biết, thời điểm cuối năm chính là lúc sự cạnh tranh bớt căng thẳng, tỷ lệ chọi thấp nhất nên dễ dàng để ứng viên trúng tuyển hơn. Có khi công ty mới đang cần người nên bạn deal được lương tốt hơn công ty cũ nhiều lần cũng nên”.
“Tìm việc mới đi thôi em ơi. Đã mệt mỏi lắm rồi thì có ở lại cũng vậy, vừa hành xác bản thân mình và còn không công bằng với công ty. Làm gì thì làm, cầm đồng tiền cũng phải tự trọng”.
“Mình cũng đã từng phân vân như bạn, sau đó quyết định nghỉ việc khỏe, dành thời gian tập gym, học ngoại ngữ, ăn ngủ chơi hưởng thụ cuộc sống, thăm bà con nội ngoại tăng cường mối quan hệ”.
“Nhắm thấy kinh tế đang ổn định thì dại gì mà không nghỉ. Thôi kệ, cuối năm thì cuối năm, cố thêm chỉ làm mình mệt đầu. Nghỉ đi mà du lịch đó đây, mở rộng thế giới quan rồi về nhà ăn Tết với bố mẹ. Chả lẽ bố mẹ chẳng nuôi được mình mùa Tết này à”.
Với sự đa dạng của các ý kiến được đưa ra rất đổi có tâm và xuất phát từ thực tiễn từng trải của cư dân mạng, thiết nghĩ chủ nhân bài đăng còn bối rối hơn cả lúc chưa đi hỏi. Tuy nhiên, về phần mình, nàng công sở là người hiểu hoàn cảnh của bản thân nhất. Cả ba cách đều chứa đựng những ưu điểm và nhược điểm riêng; do đó; chủ nhân bài đăng nói riêng và chị em văn phòng nếu cũng đang trong hoàn cảnh này nói chung hãy chọn lựa phương án làm bản thân mình cảm thấy thoải mái nhất.
Theo Helino
Hài hước kể chuyện trượt phỏng vấn 2 lần, nàng sinh viên bị dân mạng mắng vuốt mặt không kịp vì lý do bất ngờ
Câu chuyện buồn nhưng được kể với lối văn phong hài hước "cute đáng yêu" đúng tinh thần người trẻ sau khi đăng đàn không bao lâu đã bị dân mạng mắng vuốt mặt không kịp.
Phỏng vấn xin việc là một sự kiện thuộc hàng "trọng đại" đối với cuộc đời của dân công sở nên hầu như ai ai cũng chuẩn bị thật kỹ càng. Tuy nhiên, cuộc đời không phải như mơ và vì thế chuyện bị loại do lý do gì đó là hết sức bình thường như cân đường hộp sữa. Quan trọng nhất là bản thân mỗi người rút ra được bài học gì để còn cải thiện để lần sau phỏng vấn tốt hơn.
Mới đây, xoay quanh vấn đề này, đã có một cô nàng sinh viên đăng đàn chia sẻ về câu chuyện trượt phỏng vấn 2 lần của mình trong hội nhóm chuyên "tám" chuyện công sở rất lớn trên mạng xã hội như sau:
"Tâm sự của một cô bé vừa rớt phỏng vấn lần 2. Em biết trượt phỏng vấn là chuyện hết sức bình thường như trà sữa phải có đường. Em chỉ là cô bé sinh viên năm 2 chập chững bước vào đời và được chào đón bằng vài cái tán yêu thương. Lần 1 bị đánh trượt vì nói xàm làm chị HR nghĩ mình không thích viết lách, huhu em không thích viết lách sao em dám ứng tuyển vô vị trí Content chị ơi.
Lần 2 bị trượt vì không phải người phù hợp nhất, ước gì chị nói cho em biết em không phù hợp ở đâu để em biết đường sửa huhu. Nhân đây anh chị HR cho em hỏi các anh chị cần gì ở 1 ứng viên vị trí CTV, TTS Content, Truyền thông, Marketing ạ? Em chỉ là cô bé nhỏ nhoi ao ước được cống hiến sức mình cho sự nghiệp viết lách, truyền thông và marketing thôi sao mà khó quá.
Em đã trăn trở mấy đêm liền và khóc huhu cả 1 dòng sông (em xạo cho nó vui ạ) với mong muốn nhỏ nhoi có được cơ hội thực tập. Ai đó hãy đến "vắt kiệt" chất xám của e đi, hứa sẽ ngoan và yêu thương các anh chị vô bờ bến".
Câu chuyện buồn nhưng được kể với lối văn phong hài hước "cute đáng yêu" đúng tinh thần người trẻ trên sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của cộng đồng thành viên trong hội nhóm đăng tải.
Vậy mà bất ngờ thay, cũng chính vì lối kể "hề hước", vui nhộn ấy, cô nàng sinh viên năm 2 nhân vật chính là hứng một loạt gạch đá thông qua các dòng bình luận.
Nhiều người cho rằng, cũng chính cái kiểu muốn xin việc nhưng lại nói năng không nghiêm chỉnh ấy khiến cho cô nàng bị bộ phận tuyển dụng đánh giá thấp trong buổi phỏng vấn. Chưa kể, phỏng vấn quan trọng nên ít nhiều phải có sự chuẩn bị, đằng này cô bé lại còn "nói xàm" (nội dung bài viết có đề cập) khiến mình bị loại thì thật bó tay.
"Vì em không thực sự nghiêm túc với công việc mình muốn làm, em không cho nhà tuyển dụng thấy rằng em thực sự muốn làm công việc về content. Mới phỏng vấn mà em đã nói xàm, thì trong công việc em lại nói lung tung, rồi em chán em nghỉ, nhà tuyển dụng lại mất thời gian tìm kiếm người thay em".
"Đến phỏng vấn còn nói xàm thì em nghiêm túc những lúc nào hỡi cô em bé nhỏ hài hước vui nhộn ơi?".
"Bản chất cái câu chuyện vòng vo này của em với mục đích xin việc cũng không nghiêm túc thì em đừng hỏi tại sao mãi không ai dám nhận. Vui thôi đừng vui quá, cái gì cũng có giới hạn, nghiêm túc lên xem nào".
"Phỏng vấn trượt là chuyện bình thường mà bạn lại như đổ lỗi ngược cho HR? Bạn biết bản thân đi phỏng vấn nói xàm thì không hợp với vị trí content là đúng rồi, phỏng vấn còn không nghiêm túc đến lúc làm việc bạn còn thế nào nữa? Đọc post của bạn đã thấy bạn không nghiêm túc và content không hấp dẫn rồi. Bye bạn".
Vâng, một câu chuyện bẻ hướng ngoạn mục, ban đầu cứ tưởng với lối kể hài hước dẫn dắt đến mục đích xin việc một cách sáng tạo, cô bé sẽ nhận được nhiều lời mời. Ai ngờ cuối cùng lại gom được loạt gạch đá đủ xây biệt thự. Đắng lòng thay!
Thôi thì qua đây, hy vọng cô gái trẻ sẽ mang về cho mình một bài học trước khi ra trường và chính thức bước vào môi trường công sở. Bài học gói gọn chỉ trong một câu nói thôi: Trình độ không quan trọng bằng thái độ.
Theo Helino
Tự cho rằng mình "nhiều muối", nàng công sở buông lời trêu đùa khiến đồng nghiệp người ngoại quốc giận suốt 1 tuần liền! Hàng loạt dân công sở có kinh nghiệm đã chia sẻ về những mẹo giao tiếp với đồng nghiệp hoặc đối tác người nước ngoài sao cho "vừa sang, vừa duyên dáng", vượt qua rào cản văn hóa một cách khéo léo. Pha trò hài hước cũng là một trong những khía cạnh giao tiếp giúp mọi người trong môi trường công sở...