Cố lái xe với lốp xẹp lép, hậu quả ra sao?
Các nhà sản xuất ô tô khuyến cáo nên chạy xe với lốp bơm đủ tiêu chuẩn. Vậy khi cố tình chạy với một chiếc lốp xẹp lép thì sao?
Trải qua lịch sử hơn 100 năm đến nay, lốp cao su đã gắn liền với đặc điểm phải được bơm đầy không khí để hoạt động tốt và vận hành êm ái. Thậm chí trên các dòng xe ô tô, thông tin về áp suất của lốp thường xuất hiện trong hướng dẫn sử dụng xe hoặc trên miếng decal dán vào cửa/bệ cửa xe. Điều này mang ý nghĩa là không bao giờ được bơm ít hoặc quá mức tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đã khuyến nghị.
Vậy nếu cố tình dùng lốp xe với áp suất không khí bên trong dưới giới hạn hoặc thậm chí xẹp lép (tương tự tình huống thủng lốp, xăm) thì điều gì sẽ xảy ra?
Video dưới đây của nhóm youtuber đến từ Ấn Độ sẽ thể hiện rõ kết quả của việc cố lái xe trên một chiếc lốp xẹp hơi.
Trong video, một chiếc Maruti Suzuki Esteem được sử dụng để minh họa thiệt hại như thế nào nếu lái xe với một bánh bị thủng. Nhóm thí nghiệm đã tháo hơi lốp trước bên trái của chiếc Esteem. Chiếc xe sau đó được lái vòng quanh các con đường, và những người bên trong xe mô tả lại những trải nghiệm mà họ đang được trực tiếp cảm nhận.
Chiếc xe giá rẻ Maruti Suzuki Esteem đời cũ được đưa làm thử nghiệm
Không quá lâu, chất lượng giảm xóc của chiếc xe trở nên khá khắc nghiệt và cabin bị lấp đầy bởi những tiếng động kỳ lạ phát ra từ bánh xe bị thủng. Phản hồi tay lái cũng khá thô và có xu hướng nghiêng về phía lốp bị thủng.
Đến cuối video, chiếc Maruti Suzuki Esteem được dừng lại để kiểm tra tình trạng của lốp xe. Đúng như dự đoán, nó ở trong tình trạng rách nát và hoàn toàn không thể sử dụng được. Mặc dù điều này trên thực tế sẽ không xảy ra thường xuyên, nhưng thí nghiệm này cho thấy những gì có thể xảy ra với lốp xe nếu bạn cố tình đi thêm một đoạn dù cho ngắn vài trăm mét. Việc lái chiếc lốp rách nát cũng dễ dẫn đến nguy cơ hỏng cả bộ vành, thay thế đắt tiền hơn cả lốp xe.
Kết thúc thử nghiệm, lốp bên phụ rách te tua
Ngay cả khi lốp không bị thủng nhưng nếu lái xe dưới giới hạn áp suất không khí được khuyến nghị, bạn cũng có nguy cơ bị nổ lốp hoàn toàn. Nguyên nhân là do khi lốp xe chạy ở áp suất không khí thấp hơn, các vỏ bên của lốp bị căng không cần thiết khiến chúng bị yếu đi, giảm tuổi thọ.
Thực tế hiện nay trên một số dòng xe cao cấp sử dụng loại lốp runflat, ra đời từ năm 1994 nhằm khắc phục tình trạng xe không thể tiếp tục di chuyển do bị thủng lốp. Lốp dạng này có thành lốp được chế tạo từ loại cao su cứng và bền, khi gặp sự cố có thể tạm thời gánh vác trọng lượng của toàn bộ chiếc xe dù áp suất lốp xuống đến mức thấp. Nó cho phép tài xế lái thêm quãng đường ít nhất tới 80 km để tìm nơi sửa chữa. Tuy nhiên loại lốp này thường đắt hơn lốp thường từ 30 đến 40% và giảm sự thoải mái cho người ngồi trong xe.
Theo Vietnamnet.
Có nên vá lốp ô tô bằng keo tự vá hay không? 5 cách vá lốp ô tô phổ biến
Có nên vá lốp ô tô bằng keo tự vá hay không? Ngoài keo tự vá còn có những cách vá lốp nào, đâu là cách vá đúng kỹ thuật? Đây là những câu hỏi được nhiều bác tài quan tâm khi xe gặp sự cố dính đinh,thủng lốp. Cùng tìm câu trả lời chính xác trong bài viết dưới đây.
1. Có nên vá lốp ô tô bằng keo tự vá hay không?
Khi tham gia giao thông bằng ô tô, việc gặp phải những sự cố như dính dinh, thủng lốp là việc rất phổ biến. Vì vậy, việc trang bị những những kỹ năng xử lý tình huống và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như bộ tự vá lốp là rất quan trọng.
Video đang HOT
Có nên dùng keo vá để vá lốp ô tô bị thủng hay không
Thông thường, khi xe bị thủng lốp giữa đường để không phải chờ đợi cứu hộ đến mỏi mòn. Các bác tài thường chủ động trang bị theo xe đồ tự vá trong đó keo tự vá là phương pháp được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó cũng có nhiều bác tài phân vân với câu hỏi "có nên vá lốp ô tô bằng keo tự vá hay không?" và "biện pháp vá lốp này có gây ảnh hưởng gì đến lốp ô tô hay không?
Thực tế cho thấy vá lốp ô tô bằng keo tự vá là biện pháp hữu hiệu được đánh giá cao bởi sự tiện lợi, hiệu quả và nhanh chóng. Chỉ cần vài thao tác đơn giản bơm keo tự vá vào vị trí lốp bị thủng sau đó dùng bơm hơi tự động là bạn có thể tiếp tục hành trình của mình, không phải tháo rời lốp.
Dùng keo tự vá để vá lốp ô tô chỉ là biện pháp tạm thời
Tuy nhiên, các chuyên gia về lốp ô tô khuyến cáo rằng, vá lốp ô tô bằng keo tự vá chỉ là biện pháp tạm thời khi xe bị thủng lốp. Bởi vì nếu để lâu chất hóa học trong keo tự vá sẽ làm hỏng lốp, gây ăn mòn lốp và lazang. Khi xe di chuyển, lốp bắt đầu nóng lên chất dính của keo sẽ chảy thành nước, phụ gia trong keo vón cục lại độ bám giảm xuống gây ra hiện tượng thoát hơi.
Vì vậy, biện pháp này chỉ mang tính chất vá tạm thời vết thủng trên lốp, bạn cần tìm đến một gara lốp ô tô gần nhất để tiến hành xử lý triệt để vết thủng. Đảm bảo an toàn khi lái xe và không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ lốp.
Vậy vá lốp ô tô có những cách nào, và đâu là cách vá đúng cách?
2. 5 cách vá lốp ô tô không săm phổ biến hiện nay. Khám phá công nghệ vá lốp đúng kỹ thuật 2019
Hiện nay có rất nhiều phương pháp vá lốp ô tô để bạn lựa chọn với nhiều mức giá khác nhau. Trong đó phải kể đến 5 cách vá đang rất phổ biến hiện nay, với ưu và nhược điểm cụ thể của từng phương pháp:
- Sử dụng keo tự vá
Như đã viết ở trên sử dụng keo tự vá chỉ là biện pháp xử lý nhanh chóng khi xe bị thủng lốp trên đường vắng hoặc để đảm bảo lốp ô tô vẫn đảm bảo đi chuyển được đến gara gần nhất. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm keo tự vá với giá thành khác nhau. Bạn cần lựa chọn sản phẩm chất lượng để đảm bảo hiệu quả vá tốt nhất.
Một số hãng keo tự vá lốp ô tô hiện nay
Ưu điểm: Nhanh chóng, đơn giản, tiện lợi, không phải tháo rời lốpNhược điểm: Để lâu gây hư hỏng, giảm tuổi thọ lốp và lazang nặng, độ an toàn thấp
- Vá chín
Sử dụng phương pháp này sẽ phải tháo rời lốp ra khỏi lazang. Sử dụng máy ép chín sinh nhiệt cao làm chảy miếng cao su non để lấp đầy vết thủng.
Máy vá chín lốp ô tô không săm
Ưu điểm: Bám chắc, chi phí thấpNhược điểm: Không đảm bảo kín hơi hoàn toàn, gây hư hại cấu trúc lốp, lốp dễ bị phồng ở vị trí ép, giải tuổi thọ lốp, gây ra các sự cố mất an toàn
- Vá dùi
Vá dùi là biện pháp dùng bộ dụng cụ vá gồm 1 vít khoan, 1 vít mắc cao su, cao su non và 1 tuýp keo dính. Sau khi rút đinh hoặc vật nhọn gây thủng lốp ra, sử dụng vít khoan vào vị trí bị thủng. Cài cao su non vào vít mắc cao su rồi bịt kín lỗ thủng lại. Sau đó dùng kéo cắt phần cao su thừa
Bộ dụng cụ vá dùi lốp ô tô
Ưu điểm: nhanh chóng, dụng cụ gọn nhẹ, thực hiện đơn giản, không phải tháo lốp ra khỏi lazangNhược điểm: Chỉ là cách vá tạm thời, dễ thoát hơi sau một thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng lốp
- Vá từ bên trong
Vá từ bên trong là cách vá phổ biến và được nhiều bác tài lựa chọn nhất hiện nay. Lỗ thủng sẽ được bịt kín từ bên trong bằng một miếng vá, nhưng đường thủng sẽ không được lấp đầy. Vì vậy, sau một thời gian vận hành xe nước, độ ẩm và bụi bẩn sẽ theo đường thủng này, tiếp xúc vào phần mành lưới bằng thép bên trong cấu trúc lốp gây lên hiện tượng rỉ sét. Tuổi thọ lốp bị giảm nhanh chóng, và rất nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Vá lốp ô tô từ bên trong
Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, chi phí thấpNhược điểm: Không bịt kín được lỗ thủng hoàn toàn, gây hư hại cấu trúc lốp, tuổi thọ lốp giảm
- Vá nấm
Vá nấm hiện là phương pháp vá lốp ô tô đúng kỹ thuật và an toàn nhất hiện nay. Cách vá này là sự kết hợp giữa vá từ trong và vá dùi. Vì vậy hiệu quả mang lại tối ưu nhất. Lỗ thủng được vá từ phía trong đồng thời lấp đầy đường thủng bằng miếng vá nấm đặc biệt. Lúc này miếng vá trong có tác dụng làm kín hơi, và sợi cao su lấp đầy đường thủng để tránh độ ẩm xâm nhập. Các chuyên gia về lốp ô tô luôn khuyến cáo người sử dụng lựa chọn vá nấm để vá cho xe để đảm bảo tuổi thọ lốp cũng như sự an toàn của bạn trong mỗi chuyến đi.
Vá nấm - cách vá lốp ô tô đúng kỹ thuật
KÉO XUỐNG ĐỂ XEM TIẾP SAU QUẢNG CÁO
Ưu điểm: Bịt kín được lỗ thủng hoàn toàn, độ an toàn cao, đảm bảo không ảnh hưởng đến tuổi thọ lốpNhược điểm: thời gian vá lâu hơn và chi phí cao hơn so với những phương pháp trên
Trên thị trường các phương pháp vá keo, vá dùi và vá thường đều rất phổ biến. Các gara và cửa hàng vá lốp đều có thể thực hiện được. Tuy nhiên với vá nấm - Cách vá lốp ô tô đúng kỹ thuật thường chỉ xuất hiện tại những trung tâm dịch vụ lốp ô tô du lịch chuyên nghiệp.
Nếu xế yêu của bạn bị thủng lốp tại khu vực Long Biên. Bạn có thể đến Atom Auto Services (B-Select Long Biên) nơi cung cấp các dịch vụ toàn diện về lốp ô tô trong đó có vá nấm, vá từ bên trong và các dịch vụ khác như thay lốp, đảo lốp,...
3. Có nên vá lốp ô tô khi bị thủng ở hông lốp hay không? Những trường hợp không thể vá lốp ô tô
Trên thực tế, sự cố vá lốp xảy ra là điều không thể tránh, hầu hết các vết thủng nằm ở bề mặt lốp. Những vết thủng này đều có thể xử lý theo 4 cách vá trên. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp vết thủng nằm trên hông lốp. Vậy, "có nên vá lốp ô tô khi bị thủng ở hông lốp hay không?"
Chuyên gia của hãng lốp Bridgestone và nhiều hãng lốp khác cũng khuyến cáo rằng lốp bị hư hỏng ngoài phạm vi lớp bố là không thể sửa chữa được, bao gồm từ vai lốp đến hông lốp.
Các vị trí lốp bị thủng không thể vá
Những trường hợp này bắt buộc phải thay lốp mới. Bởi vì, những vết thủng ở hông lốp dù cố vá thì sau khi vận hành miếng vá vẫn bị bung ra rất nguy hiểm. Đây cũng là điều băn khoăn của nhiều bác tài vì phải tốn chi phí thay lốp mới. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho chính bạn và gia đình thì việc thay lốp là rất cần thiết.
Ngoài ra, một số trường hợp thủng lốp, dính đinh cần thay lốp mới ngay mà bạn cần chú ý như:
Vết thủng to hơn 0,5cmLốp bị bong tách các lớp bên trong lốpLốp bị luồn mành, vá tại vị trí thủng nhưng thoát hơi ở một vị trí khác
Tùy vào nhu cầu cũng như những trường hợp cụ thể bạn có thể lựa chọn những phương pháp vá lốp phù hợp cho xế yêu của mình. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm ra lời giải cho câu hỏi "có nên vá lốp ô tô bằng keo tự vá hay không".
Chúc bạn luôn có những chuyến đi an toàn thuận lợi cùng người bạn đồng hành của mình.
Atom Auto Services - Trung tâm dịch vụ lốp xe du lịch hàng đầu Hà Nội
Theo Muasamxe
Những trang bị trên xe mà tài mới cần có để lái an toàn, sớm "lên tay" Sở hữu một chiếc xe không phải khó, nhưng để làm tốt các thao tác khi điều khiển là điều mà không phải tài xế mới nào cũng làm được. Dưới đây là những trang bị có thể góp phần đảm bảo an toàn cũng như giúp lái "vững tay" mà mỗi tài xế nên có. Camera lùi Có thể nói, lùi xe...