Cô kỹ sư 9X khởi nghiệp với cây giống cấy mô
Sau 5 năm “đầu quân” cho một công ty sản xuất, kinh doanh cây giống ở tỉnh Đồng Nai, kỹ sư Nguyễn Phượng Hằng (sinh năm 1992) ngụ xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp quyết định về quê khởi nghiệp với cây giống cấy mô.
Kỹ sư Nguyễn Phượng Hằng thực hiện quy trình cấy mô tại phòng thí nghiệm.
Sau khi tốt nghiệp Đại học ngành công nghệ sinh học, Hằng tìm được công việc đúng chuyên môn với mức lương ổn định. Qua quá trình làm việc, cô nhận ra muốn nông nghiệp phát triển thì khâu cây giống và ứng dụng khoa học công nghệ là những đòn bẩy quan trọng; nhu cầu thị trường về cây giống rất lớn.
Với lợi thế có chuyên môn, kinh nghiệm cùng mong muốn góp phần cung cấp cho nông dân nguồn cây giống chất lượng, đồng thời, được tự chủ trong công việc và gần gia đình, cuối năm 2019, Hằng quyết định nghỉ việc, về quê khởi nghiệp từ cây giống cấy mô. “Em cũng đắn đo, suy nghĩ rất nhiều nhưng hướng đến tương lai lâu dài, em chấp nhận từ bỏ công việc có mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng” – Hằng chia sẻ.
Con đường khởi nghiệp của Hằng gặp không ít khó khăn và vấn đề đầu tiên là nguồn vốn. Song, bằng quyết tâm, khát vọng tuổi trẻ và sự ủng hộ, giúp đỡ của người thân, những trở ngại dần được giải quyết. Hành trang về quê của Hằng là 5 năm kinh nghiệm và gần 100 triệu đồng. Cô mượn thêm tiền của gia đình, bạn bè để mở cơ sở cây giống cấy mô với tên gọi “HF”; xây dựng phòng thí nghiệm nuôi cấy mô rộng hơn 20m2 và mua sắm những trang thiết thị cần thiết gồm: hệ thống chiếu sáng, máy lạnh, lò hấp và hóa chất…, tổng chi phí khoảng 200 triệu đồng.
Lúc về quê, Hằng dự kiến sẽ nghiên cứu và lai tạo một số giống hoa kiểng đặc trưng ở Làng hoa Sa Đéc để phục vụ cho nông dân. Tuy nhiên, ngay sau khi Cơ sở cây giống cấy mô HF đi vào hoạt động, cô gái quê Đồng Tháp nhận được đơn đặt hàng lớn từ khách hàng với hơn 100 nghìn cây chuối cấy mô, tổng giá trị đơn hàng trên 230 triệu đồng. Do cơ sở còn “non trẻ” và để sản phẩm đảm bảo chất lượng, giao hàng đúng thời gian theo hợp đồng, Hằng chỉ phụ trách sản xuất một phần, phần còn lại của đơn hàng được chia sẻ cho một phòng nuôi cấy mô khác có uy tín cùng sản xuất.
Hằng tìm mua, lựa chọn giống chuối tốt, đạt yêu cầu ở ngoài tỉnh Đồng Tháp. Sau khi đào củ chuối lên, cô mang về xử lý, đưa vào phòng thí nghiệm nhân nuôi một thời gian rồi mang cây để ngoài môi trường tự nhiên cho thuần hóa trước khi cung cấp cho khách hàng. Theo Hằng, chuối nhân giống dễ hơn loại cây khác, tỷ lệ thành công hơn 80%. Giống chuối được sản xuất bằng phương pháp cấy mô giúp khắc phục những hạn chế của việc trồng theo cách truyền thống (tách cây giống từ cây mẹ) như dễ nhiễm nấm, vàng lá và thối củ, giảm năng suất, chết cây.
Chuối là loài cây chủ lực tại Cơ sở sản xuất cây giống bằng phương pháp cấy mô của Nguyễn Phượng Hằng.
Video đang HOT
Hiện tại, phòng nuôi cấy mô của Hằng có khả năng sản xuất 30 nghìn cây giống/tháng. Cơ sở cây giống cấy mô HF sản xuất chủ yếu là các loại chuối như: chuối xiêm, chuối già, chuối sáp. Bên cạnh đó, Hằng đang nghiên cứu, sản xuất một số giống cây nông nghiệp như khoai môn, gừng… và kiểng lá. Nguyễn Phượng Hằng cho biết, ưu điểm của cây giống cấy mô là sạch bệnh, sức phát triển tốt, đỡ tốn chi phí chăm sóc. Đồng thời, cây cho năng suất và chất lượng cao hơn so với giống cây được sản xuất bằng những phương pháp khác.
Năm 2021, tuy Cơ sở cây giống cấy mô HF hoạt động chưa lâu và bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng sản xuất và tiêu thụ được khoảng 80 nghìn cây giống, doanh thu gần 200 triệu đồng. Đây là tín hiệu phấn khởi cho cô kỹ sư 9X dám nghĩ, dám làm. Không chỉ mang lại thu nhập cho bản thân, cơ sở của Hằng còn tạo việc làm cho 6 lao động ở địa phương. “Từ đầu năm 2022 đến nay, cơ sở đã sản xuất và tiêu thụ được 30 nghìn cây giống, đang thực hiện đơn hàng 20 nghìn cây. Năm nay, cơ sở đặt ra mục tiêu sản xuất 200 nghìn cây giống các loại” – Phượng Hằng cho hay.
Dự án “Sản xuất và kinh doanh cây giống cấy mô” của Nguyễn Phượng Hằng xuất sắc đạt giải Nhì trong Cuộc thi khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Tháp, đạt giải Ba tại Cuộc thi Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long.
Thạc sĩ Lương Nguyễn Duy Thông, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Tháp nhận xét, Dự án “Sản xuất và kinh doanh cây giống cấy mô” của Hằng có tính đột phá, tính khoa học cao, có nhiều sự khác biệt so với các dự án khởi nghiệp trong tỉnh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu thời gian tới, dự án này phát triển hiệu quả sẽ có đóng góp lớn cho xã hội. Cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng cây giống, cải thiện một số giống cây trồng để phù hợp với biến đổi khí hậu.
Giá tiêu hôm nay 23/3, giảm nhẹ, triển vọng tích cực, người trồng tiêu đặt cược vào đà tăng giá
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 78.000 - 80.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 23/3, giảm nhẹ, triển vọng tích cực, người trồng tiêu đặt cược vào đà tăng giá. (Nguồn: ElmarSpices)
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 78.000 - 80.500 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 78.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (78.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (79.500 đ/kg); Bình Phước (79.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 80.500 đ/kg.
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 16 ngày đầu tháng 3/2022, Việt Nam xuất khẩu được 12.156 tấn, kim ngạch đạt 56,8 triệu USD. Xuất khẩu 2,5 tháng đầu năm đạt 41.197 tấn, giảm 6,66% về lượng nhưng lại tăng 39,12% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 4.666 USD/tấn, tăng 2,62% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 2/2022.
Triển vọng nhu cầu hồ tiêu năm 2022 đang tương đối tích cực khi các quốc gia trên thế giới đã ứng phó được phần nào dịch bệnh Covid-19, tiến hành mở cửa trở lại các nhà hàng, quán ăn... khiến cho lượng tiêu thụ gia vị hồ tiêu tăng trở lại.
Nhu cầu hồ tiêu tại Mỹ trong những năm gần đây ở mức cao và có xu hướng tăng bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch. Trong khi đó, hồ tiêu của Việt Nam đang ngày càng được ưa chuộng tại Mỹ với khối lượng nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước.
Còn tại Liên minh châu Âu (EU), từ ngày 26/1/2022, khối này bắt đầu áp dụng quy định mới đối với hồ tiêu nhập khẩu từ Brazil. Ngoài yêu cầu về chứng nhận kiểm định của tất cả các lô hàng nêu rõ không có salmonella thì EU sẽ tăng xác suất kiểm tra 50% lô hàng nhập khẩu để phát hiện salmonella.
Đây có thể coi là 1 lợi thế nữa của hồ tiêu Việt Nam so với đối thủ cạnh tranh tại EU bên cạnh những lợi thế từ Hiệp định EVFTA. Thực tế 2 tháng đầu năm nay các quốc gia trong khối EU cũng đã tăng mạnh nhập khẩu tiêu từ Việt Nam và giảm đáng kể nhập khẩu từ Brazil.
Còn với Trung Quốc, thị trường này vẫn đang là một ẩn số và phụ thuộc nhiều vào các chính sách kiểm soát dịch Covid-19 của Trung Quốc.
Về giá, sau khi tăng mạnh trong nửa đầu tháng 2, giá tiêu đã quay đầu giảm và đi ngang từ nửa cuối tháng 2 đến nay.
Tính đến ngày 20/3, giá tiêu đen trong nước dao động ở mức 78.500 - 81.000 đồng/kg, giảm 5.000 - 5.500 đồng/kg so với giữa tháng 2 nhưng vẫn đang cao hơn so với mức giá 76.000 - 79.500 đồng/kg của cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, không giống như những năm trước, năm nay người trồng tiêu chỉ bán một số lượng nhỏ đủ để trang trải chi phí tạm thời và ưu tiên giữ lại hàng, kỳ vọng chu kỳ giá sẽ tăng hơn nữa. Vụ thu hoạch năm nay dự kiến kết thúc vào giữa tháng 4.
Năm nay, nhìn chung tình hình thu hoạch có nhiều khó khăn do thiếu nhân công thu hái và chi phí nhân công tăng cao so với mọi năm. Ngoài ra, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào như phân bón, xăng dầu tăng cao khiến lợi nhuận giảm và bài toán đầu tư cho vụ sau của người dân còn đang bỏ ngỏ.
Trong khi đó, việc người dân có xu hướng giữ lại hàng chờ giá tăng cũng khiến cho doanh nghiệp khó chủ động về nguồn nguyên liệu. Xuất khẩu cũng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức khi chi phí nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao, phí vận chuyển quốc tế tiếp tục tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Theo kết quả cuộc khảo sát mới đây của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), sản lượng hồ tiêu của cả nước trong năm nay có thể giảm 10%. Mặc dù vậy, tồn kho của các năm trước hiện vẫn còn nhiều, tập trung ở các hộ và đại lý có tiềm lực kinh tế mạnh.
Phần lớn các hộ được khảo sát cho rằng sẽ trữ tiêu vụ mới, chỉ bán ra khi có nhu cầu chi tiêu và có kỳ vọng giá tăng.
Giá tiêu hôm nay 22/3: Chưa có biến động tích cực Giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 78.500 - 81.000 đồng/kg. Ảnh minh họa. Giá tiêu trong nước Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 79.500 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 81.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bình Phước...