Cổ kính tháp Đôi Quy Nhơn
Đến với thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, du khách có thể ghé tham quan tháp Đôi, một địa điểm văn hóa, tâm linh tại đây.
Tháp Đôi nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 3 km về hướng Tây Bắc. Tháp Đôi Quy Nhơn nằm cạnh cầu Đôi bắc ngang nhánh sông chảy từ hồ Đèo Sơn ra đầm Thị Nại thuộc quốc lộ 19.
Theo các nhà khảo cổ học, tháp Đôi có tên gọi khác là tháp Hưng Hạnh được xây dựng từ cuối thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV. Thông thường, theo kiến trúc người Chăm Pa, một cụm tháp bao gồm 3 tháp lớn nhỏ. Tuy nhiên riêng với tháp Đôi Quy Nhơn được xây 2 tháp: tháp lớn cao 25 m, tháp nhỏ cao 23 m.
Do chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh trong thời gian dài, cả 2 tháp đều bị hư hại phần đỉnh. Chiều cao hiện tại: tháp lớn cao 20 m, tháp nhỏ cao 18 m. Tháp được tạo thành từ gạch nung xếp khít nhau theo cách xây của người Chăm và cố định lại bằng một chất kết dính siêu bền mà đến nay chúng ta vẫn chưa lý giải được.
Đến năm 1990 – 1991, tháp được trùng tu lại, sau đó được mở cửa rộng rãi cho khách thập phương trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.
Do xây dựng vào khoảng thời gian từ thế kỷ X đến thế kỷ XV nên tháp Đôi bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Angkor Wat. Chính vì vậy, tháp Đôi không có hình dạng tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống người Chăm mà cấu trúc gồm 2 phần chính: phần thân vuông vức và đỉnh tháp chứa mặt cong.
Tháp Đôi trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Quy Nhơn, Bình Định |
Tại các góc của tháp được trang trí bằng hình tượng chim thần Garuda 2 tay giơ cao – Đây là chi tiết thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Khmer. Còn lại toàn bộ phần thân tháp vẫn giữ nguyên thiết kế và kiểu trang trí đặc trưng của các ngôi tháp Chăm.
Tương tự với ngôi tháp phía Nam, hầu hết các chi tiết đều được làm tương đối giống ngôi tháp phía Bắc. Tuy nhiên, ngôi tháp này bị hư hại nhiều hơn. Bên trong tháp lớn thờ linh vật Linga và Yoni qua biểu tượng cối, chày giã gạo. Hai bên diềm tháp được chạm khắc hoa văn tinh tế, đối xứng với hình tượng 21 vũ nữ nhảy múa quanh diềm mái tạo nên nét nghệ thuật, bí ẩn cho tháp Đôi.
Ngăn cách giữa phần mái cong và phần thân vuông vức, hình ảnh tu sĩ ngồi thiền được chạm khắc điêu luyện kết hợp voi chầu đối xứng 2 bên. Qua những chi tiết chạm khắc kẻ trên cho ta thấy điểm du lịch tháp Đôi không chỉ hiện thân cho nền văn hóa xưa và còn thể hiện sự tinh tế, tỉ mỉ, hoàn hảo và khả năng vượt bậc của những nghệ nhân thời bấy giờ.
Bên trong tháp lớn thờ linh vật Linga và Yoni qua biểu tượng cối, chày giã gạo Video đang HOT |
Theo Quách Tấn trong sách “Nước non Bình Định”, người Pháp gọi tháp này là Tour Kh’mer. Vì có hai tháp song song đứng cạnh nhau nên người dân địa phương gọi nôm na là tháp Đôi. Tháp nằm cạnh cầu Đôi (một cầu đường bộ và một cầu đường sắt) như là sự cố tình sắp đặt của lịch sử và bàn tay con người để rồi hình tượng cầu Đôi – tháp Đôi đi vào nhiều bài ca dao trữ tình đặc sắc của người Quy Nhơn, Bình Định:
“Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi
Vật vô tri còn biết đèo bồng đôi lứa, huống chi tôi với nàng”…
Tháp Đôi tọa lạc ở đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, trên khu đất đẹp, bằng phẳng, rộng hơn 6.000 m2, thấp thoáng trong bóng những cây dừa, cau và hoa đại (những loài cây gắn liền với văn hóa Chăm).
Cận cảnh nét kiến trúc cổ kính của Tháp Đôi Chămpa giữa lòng thành phố Quy Nhơn
Nằm trong khuôn viên được tô điểm với thảm cỏ xanh và những hàng cây rợp mát, Tháp Đôi Quy Nhơn là địa điểm tham quan lý tưởng cho du khách dừng chân thưởng lãm.
Tháp Đôi, hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh (vùng đất Hưng Thạnh nay thuộc phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), là công trình kiến trúc độc đáo gồm hai tháp, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XII-đầu thế kỷ XIII. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Nét đặc sắc trong kết cấu của Tháp Đôi Quy Nhơn là kỹ thuật xây dựng đặc biệt - chỉ xuất hiện trong kiến trúc của người Chămpa cổ: gạch được xếp khít nhau bằng chất kết dính, rồi nung thành một khối vững chắc. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Tháp Đôi Quy Nhơn đã được xếp hạng Di tích Nghệ thuật cấp Quốc gia từ năm 1980. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Kiến trúc của Tháp Đôi chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ giáo, gồm hai khối tháp liền kề nhau, tháp lớn cao 20m, tháp nhỏ thấp hơn, cùng nằm trên địa thế tương đối bằng phẳng. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Một trong những nét độc đáo của Tháp Đôi là cả hai ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp Chămpa mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Vòm trên của các cửa tháp vút cao lên như hình ảnh của những mũi tên. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Họa tiết trang trí ở hai ngôi tháp là các tượng thần, phù điêu diễn tả các nhân vật, các vũ công với những điệu múa trong truyền thuyết Chămpa, cùng hình tượng các con vật như voi, hươu, khỉ... (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Hình ảnh Chim thần Garuda - biểu tượng của lòng dũng cảm và sức mạnh - bằng đá được trang trí ở các góc tháp. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Tháp Đôi được giới nghiên cứu đánh giá cao vì vừa có mặt bằng kiến trúc đặc trưng của tháp Chămpa mang phong cách Bình Định, vừa mang phong cách nghệ thuật Khmer thời Ancovat-Bayon. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Bước vào bên trong tháp có thờ bộ ngẫu tượng Linga và Yoni: Linga được đặt trên bệ Yoni tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, là nguồn gốc mọi sự sinh sôi nảy nở, thể hiện tín ngưỡng phồn thực phổ biến của người nông dân Chămpa. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Các họa tiết vòng quanh phía dưới Linga được trang trí theo hình ảnh cánh sen cách điệu. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Biểu tượng của Linga và Yoni tôn vinh sự sáng tạo, sinh sôi và năng lượng của vũ trụ. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Hiện nay, cả hai ngôi tháp của Tháp Đôi đều đã bị mất chóp. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Điệu múa Chămpa được biểu diễn để chào đón du khách đến tham quan Tháp Đôi Quy Nhơn, Bình Định. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Múa Chămpa là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Chăm. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Điệu múa dâng thần linh thể hiện nét uyển chuyển, khéo léo, linh hoạt của các nghệ nhân đồng thời phản ánh đời sống tâm linh phong phú của người Chămpa. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Tháp Đôi hiện nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 6.000m2, được tô điểm với thảm cỏ xanh và những hàng cây rợp mát, là địa điểm tham quan lý tưởng cho du khách dừng chân thưởng lãm. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam )
Khám phá những điều thú vị ít người biết về Tháp Rùa Tháp rùa không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp cổ kính, tráng lệ mà còn ẩn chứa những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời của thủ đô ngàn năm văn hiến. Tọa lạc trên một gò đảo nhỏ giữa Hồ Gươm thơ mộng, Tháp Rùa là điểm nhấn kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa giữa phong cách phương Tây...