Có không thất thoát, thiếu minh bạch thu phí BOT?
Hệ thống công khai giám sát hiện mới chỉ dừng ở 2 mối quan hệ là cơ quan quản lý Nhà nước – chủ đầu tư. Còn liên quan đến chủ thể thứ ba – người sử dụng dự án BOT, lại chưa được tiếp cận thông tin minh bạch, công khai.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nêu quan điểm tại cuộc tọa đàm về phí BOT diễn ra hôm nay (2.6).
Ông Ánh nói: “Câu chuyện dự án Pháp Vân – Cầu Giẽ, kết quả thu phí theo báo cáo là 35 tỷ đồng/tháng, tức cỡ 1 tỷ đồng/ngày, nhưng có thông tin nói trạm thu phí này đạt 4 tỷ đồng/ngày”. Theo ông Ánh, tất nhiên người ta cứ đưa ra thông tin như thế, còn thành viên đối tác không tin. Họ yêu cầu đặt camera để xem kết quả thu phí theo báo cáo đó sai hay đúng, nhưng ông thu phí lắc đầu. “Thế mới nói rằng, đây là thông tin tôi nghe lâu rồi, mà vấn đề chúng ta có thất thoát hay không, có minh bạch hay không, thì vẫn lơ lửng mà không có bằng chứng. Vậy chúng ta giải thích với xã hội, với người tham gia giao thông như thế nào? Đây là vấn đề cần lưu tâm, làm rõ”, ông Ánh phân tích.
Ở vai người sử dụng dự án BOT và nộp phí BOT, theo chuyên gia này, nghi vấn tiêu cực của BOT, vị trí đặt trạm BOT đã hợp lý chưa là điều người dân kêu nhiều nhất.
Ông Ánh nói: “Về hợp đồng BOT, đây là loại hợp đồng kinh tế đặc thù, tồn tại rất dài trên dưới 20 năm, thay đổi liên tục, có những biến số như mức phí thay đổi, thời gian co giãn, đặc biệt có vấn đề chúng tôi cho rằng chưa rõ ràng trong hợp đồng là lưu lượng xe gắn với mức phí. Mức phí khi giảm xuống có thể tăng lưu lượng giao thông lên”.
Ông Ánh dẫn: “Vừa rồi có hai tỉnh Quảng Bình và Hải Dương kêu do thu phí cao nên chủ phương tiện tránh sang đường khác, làm hỏng cơ sở hạ tầng đường địa phương. Các địa phương đang đề xuất giảm phí BOT trên tuyến đường đó, để các phương tiện quay về với đường BOT. Khi các phương tiện dồn về đường BOT, thì lại làm thay đổi biến số lưu lượng phương tiện, vậy trong hợp đồng BOT có điều này không?”.
Thực ra, ông Ánh phát biểu với tư cách không phải nhà quản lý, không phải chủ đầu tư, cũng không phải người sử dụng dự án BOT (vì ông nói ông không đi ô tô). Góc nhìn của ông Ánh không ở vai nào mà là khách quan. Với quy trình như vậy, chủ đầu tư nói đầu tư thu phí BOT đúng như vậy, hóa ra dư luận hình như đang sai? Chủ đầu tư nói lợi suất đầu tư (ROE) của dự án BOT trung bình chỉ 11-12%, như thế là lợi nhuận doanh nghiệp BOT không cao, tính hấp dẫn của dự án BOT cũng không cao.
“Vậy chủ đầu tư muốn gì khi đầu tư dự án BOT?”. Chuyên gia này đặt câu hỏi và tự trả lời: “Nếu tỷ suất lợi nhuận BOT như các doanh nghiệp BOT nói, thì họ làm BOT chẳng qua là do thời điểm đó không có dự án nào cho tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Như anh Dũng Tasco (ông Phạm Quang Dũng – Chủ tịch HĐQT Tasco-PV) nói “cực chẳng đã tôi mới làm BOT” này. Vậy khi có dự án cho tỷ suất lợi nhuận cao hơn, đương nhiên doanh nghiệp bỏ BOT, thì ngành GTVT lại phải loay hoay tìm chủ đầu tư cho BOT. Đây là chủ đầu tư trong nước, chưa nói các nhà đầu tư nước ngoài, chưa nói tới TPP là câu chuyện phức tạp hơn. Do đó, tôi cho rằng nên có cơ chế đảm bảo lợi ích hài hòa giữa cả ba vai. Lúc đó, những lình xình, bức xúc về việc thu phí của các dự án BOT có lẽ mới được giải quyết”.
Tại cuộc tọa đàm này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cũng cho rằng, cần minh bạch trong đầu tư các dự án BOT.
Video đang HOT
“Đầu tiên là minh bạch suất đầu tư. Suất đầu tu BOT tương tự suất đầu tư dự án Nhà nước, từ thiết kế, lập dự toán đều được các cơ quan thẩm định, phê duyệt. Nhà đầu tư chỉ việc thực hiện nên không có chuyện đội vốn. Còn vì sao cao suất đầu tư BOT thường cao hơn 80 – 90% vốn các dự án ngân sách vì các dự án BOT phải sử dụng vốn vay tín dụng nên chi phí lãi suất ngân hàng lớn. Còn phương thức đầu tư, xây dựng đều như nhau”, ông Trường giải thích.
Ông Trường khẳng định, việc lựa chọn nhà đầu tư đều rất minh bạch, tự nguyện. Bộ GTVT không thể bắt các nhà đầu tư làm BOT được, mà họ phải có lợi ích thì họ mới làm.
Một vấn đề nữa là công tác minh bạch trong thu phí. Nếu nói về hoạt động kinh tế, doanh nghiệp bao giờ cũng muốn doanh thu cao nhất có thể, nhưng trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước là phải kiểm soát chặt vấn đề này. Thời gian qua, Bộ GTVT đã áp dụng thu phí 1 dừng thông qua phần mềm có thể biết được có bao nhiều xe đi qua, thậm chí loại xe gì và thu bao nhiều tiền đều có thể kiểm soát được. Vé không xé chỉ giúp cho nhà xe chứ không thể quay vòng được. Công nghệ một dừng đã kiểm soát khá chặt xe vào xe ra.
Tới đây, ông Trường cho biết, Bộ GTVT triển khai thu phí không dừng, khi đó không có sự can thiệp của con người nên không thể thất thoát một xu nào khi xe qua trạm. Chúng tôi đang chỉ đạo đến 2020, tất cả các dự án BOT chuyển sang thu phí không dừng.
Tới đây, trong tháng 6, Bộ GTVT cũng sẽ tiến hành tổng kết 5 năm hình thức đầu tư BOT, sẽ mời nhiều chuyên gia kinh tế, đại diện các tổ chức, cá nhân để đánh giá việc thực hiện để trình Chính phủ các giải pháp quản lý cụ thể, rõ ràng hơn.
Theo Danviet
Bức xúc với phí đường bộ, doanh nghiệp "cầu cứu" Thủ tướng
"Các doanh nghiệp (DN) mong muốn cần có sự minh bạch: Công khai làm bao nhiêu tiền 1 km? Được thu phí bao nhiêu năm? Giá cước thu phí cụ thể bao nhiêu năm sẽ thu hồi đủ vốn của nhà đầu tư?" - đây là một trong những băn khoăn mà cộng đồng DN trình lên Thủ tướng Chính phủ liên quan đến phí đường bộ.
Phí đường bộ và những yếu tố liên quan đến chi phí vận tải đường bộ là một trong những vấn đề bức xúc nhất mà các DN kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ gần đây.
Việc thu phí BOT đang là một trong những vấn đề bức xúc của doanh nghiệp
DN cần sự minh bạch
Cụ thể, Hiệp hội DN quận Hải An - TP Hải Phòng đề nghị cần xem xét lại giá cước vận tải cho tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Theo các DN này, mức phí áp dụng cho toàn tuyến hiện nay là quá cao, ảnh hưởng lớn tới chi phí của DN, đặc biệt là các DN kinh doanh dịch vụ vận tải.
"Các DN mong muốn cần có sự minh bạch: Công khai làm bao nhiêu tiền 1 km? Được thu phí bao nhiêu năm? Giá cước thu phí cụ thể bao nhiêu năm sẽ thu hồi đủ vốn của nhà đầu tư? Có thể tính toán phí theo "độ co giãn của giá cả" để đưa ra mức phí hợp lý" - Hiệp hội DN quận Hải An, TP Hải Phòng nhấn mạnh.
Cũng về tuyến đường này, Hiệp hội DN hàng hóa đường bộ Hải Phòng cho biết, đối với vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng, trước mắt là phí đường 5 cũ và đường 5 cao tốc điều chỉnh tăng cao, không được các chủ hàng chấp nhận, dẫn đến việc các phương tiện chỉ đi đường 5 cũ.
Mặt khác, các phương tiện cứ ra đường là phải đóng phí đường bộ (vì tất cả các đường nằm trên địa bàn Hải Phòng đều thuộc các dự án BOT) mà vẫn phải đóng phí bảo trì mỗi năm cho mỗi xe đầu kéo sơ mi rơ móoc tới gần 20 triệu đồng.
Hiệp hội này đề nghị Chính phủ rà soát, điều chỉnh mức thuế, phí cho phù hợp, không thu phí bảo trì đường bộ hoặc tính toán lại mức thu phí bảo trì của các phương tiện theo số km chạy trên các đường chưa áp dụng hình thức BOT.
Hiệp hội DN tỉnh Thái Bình cũng chung nhận định và cho rằng, Bộ giao thông vận tải (GTVT) xem xét lại phí đường bộ, hiện nay quá cao. Các DN dẫn chứng, đoạn đường từ Thái Bình đi Hà Nội chỉ có 105 km mà có tới 4 trạm thu phí; có đoạn vừa mới đầu tư phủ thêm lớp nhựa nhưng vẫn thu phí cao như trạm Pháp Vân - Cầu Giẽ mức phí 45.000 đồng đối với xe 9 chỗ ngồi trở xuống làm cho chi phí của DN vốn đã cao nay lại càng cao hơn.
Hiệp hội Công Thương TP. Hà Nội cũng cho rằng, phí về giao thông đường bộ cần được điều chỉnh. Thực tế, việc thu phí giao thông đường bộ còn nhiều bất hợp lý, vẫn còn tình trạng các trạm thu phí đang hoạt động vi phạm pháp luật, như địa điểm đặt trạm thu phí không đúng, khoảng cách giữa các trạm thu phí chưa tuân theo quy định Nhà nước. Hệ thống đường giao thông mới xây xong đã bị xuống cấp hư hỏng...
"Việc thu phí theo đầu phương tiện với hình thức thu qua đăng kiểm cùng với mức thu chưa căn cứ vào thực tế sẽ làm cho DN vô cùng khó khăn, cần được xem xét lại" - nhóm DN này đề nghị.
Công ty CP Công nghiệp Việt Séc cũng cho biết, chi phí vận tải cao do phí đường bộ và nhiều loại phí khác mà các nhà vận tải không tiện nói ra, từ đó làm giá thành sản xuất trong nước tăng cao, khó cạnh tranh.
Tiền thu phí mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu duy tu, bảo trì
Trong văn bản hồi đáp, Bộ Tài chính khẳng định, phí đường bộ qua trạm thu phí để hoàn vốn các dự án BOT; phí đường bộ theo đầu phương tiện sử dụng cho mục đích bảo trì đường bộ đối với đường do Nhà nước quản lý.
Các dự án BOT hiện hành chủ yếu triển khai trên các tuyến quốc lộ; còn các tuyến đường tỉnh lộ, đường liên tỉnh, liên huyện... vẫn phải sử dụng nguồn NSNN và quỹ bảo trì đường bộ cho việc duy tu, bảo trì đường bộ.
Bộ Tài chính cho hay, nhu cầu duy tu bảo trì hệ thống đường bộ rất lớn (cần khoảng hơn 12.000 tỷ đồng/năm). Trong khi đó số phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện thu được khoảng 6.000 tỷ đồng/năm. Như vậy, số tiền phí thu được chỉ đáp ứng 50% và NSNN vẫn phải bố trí thêm cho cho duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ.
Liên quan đến khoảng cách trạm thu phí, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT rà soát, sắp xếp lại hệ thống trạm thu phí và xây dựng Quy hoạch hệ thống trạm thu phí trên các tuyến Quốc lộ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Bộ GTVT đã thực hiện rà soát, sắp xếp lại các trạm thu phí và đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch hệ thống trạm thu phí.
Liên quan đến mề mức thu phí, văn bản trả lời của Bộ Tài chính cho hay, trước năm 2014, mức thu phí hoàn vốn các trạm thu phí BOT thực hiện theo quy định tại Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp phí sử dụng đường bộ. Trong đó, quy định mức thu phí hoàn vốn các dự án BOT tối đa không quá 02 lần mức thu cơ bản (mức thu đường bộ đầu tư bằng vốn NSNN).
Quy định này được áp dụng từ năm 2004 đến năm 2014 (10 năm chưa điều chỉnh). Dẫn đến, khó khăn cho việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ.
Để khuyến khích thu hút vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, tháng 11/2012, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT sửa đổi Thông tư 90/2004/TT-BTC theo hướng điều chỉnh tăng mức thu theo lộ trình đến 2016 đạt mức 3,5 lần mức cơ bản tại Thông tư số 90/2004/TT-BTC.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đề xuất điều chỉnh mức thu phí. Bộ Tài chính cho biết, sau khi gửi xin ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan này đã thống nhất với Bộ GTVT ban hành Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 thay thế Thông tư số 90/2004/TT-BTC. Theo đó, quy định khung mức thu phí và lộ trình điều chỉnh mức thu phí đến năm 2016.
Riêng về tuyến Hà Nội - Hải Phòng, Bộ Tài chính cho biết, theo Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách thí điểm đầu tư dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thì nhà đầu tư dự án được tự quyết định mức thu phí đường cao tốc.
Căn cứ phương án tài chính dự án đã được Bộ GTVT thẩm định, nhà đầu tư đang áp mức thu 2.000 đồng/km/xe dưới 12 chỗ ngồi. Mức thu này tương ứng mức thu phí đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây. Vì vậy, về vấn đề này, Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ GTVT xem xét công bố dự án theo kiến nghị của DN.
Theo Bích Diệp (Dân trí)
Bộ Giao thông đề nghị lùi tăng phí dự án BOT đến 1/6/2016 Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa đề nghị Bộ Tài chính và các nhà đầu tư tạm dừng tăng phí dự án BOT theo lộ trình từ đầu năm tới. Theo Bộ Giao thông, trong quá trình thương thảo hợp đồng dự án BOT, Bộ và các nhà đầu tư căn cứ vào dự kiến mức tăng trưởng chỉ...