Có khả năng Biển Đông “dậy sóng” vào cuối tháng 4, đầu tháng 5?
Thuật ngữ “Giấc mơ Trung Quốc”, “Phục hưng Dân tộc Trung Hoa” do ông Tập Cận Bình đề cập trong bài diễn văn nhậm chức Chủ tịch nước hôm 17/3 lại được ông Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải nhắc lại khi trả lời phỏng vấn tờ Quân giải phóng Trung Quốc hôm 9/4.
Điều đó khiến giới chuyên môn cảnh báo về khả năng xảy ra “gây hấn nhỏ” tại Biển Đông vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 bởi khi đó biển lặng và…
Tham vọng không thay đổi của Trung Quốc
Ngày 10/4, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng xuất bản tại Hongkong đăng bài phân tích của một số học giả Trung Quốc xung quanh chuyến thăm làng chài Đàm Môn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình chiều 8/4 cùng những phát biểu mang ẩn ý đe dọa các bên tranh chấp trên Biển Đông. Bởi đây là động thái chưa từng có tiền lệ của người mới được bầu làm Chủ tịch nước.
Chiều 8/4, ông Tập Cận Bình đã tới thăm “đại đội dân binh” thị trấn Đàm Môn, thành phố Quỳnh Hải, tỉnh Hải Nam và hỏi han về hoạt động “bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời khen ngợi lực lượng này.
Chuyên gia về biển đảo thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Vương Hàn Lĩnh coi chuyến thăm ngư dân của ông Tập Cận Bình thực chất là nhằm vào các nước láng giềng có tranh chấp ở Biển Đông như Brunei, Philippines, Malaysia, Việt Nam. Ông Vương Hàn Lĩnh còn cho rằng, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình cùng hoạt động tập trận (trái phép) mới đây của Hạm đội Nam Hải đang khuyến khích ngư dân Trung Quốc kéo ra đánh bắt (trái phép) ở Biển Đông.
Giới truyền thông cho rằng, Trung Quốc đã vận động về “vấn đề Biển Đông” tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao sau khi lãnh đạo các nước đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Nhật Bản đều vắng mặt.
Ngày 9/4, tờ Liên Hợp xuất bản tại Đài Loan cho rằng, phát biểu của ông Tập Cận Bình, tân Chủ tịch nước Trung Quốc tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao ở tỉnh Hải Nam hôm 7/4 chỉ là “bề ngoài giương cờ hòa bình, nhưng thực chất muốn trở thành đại ca khu vực”. Theo đó, Trung Quốc sẽ kiên quyết theo đuổi cái gọi là “nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ” trong tranh chấp trên biển Hoa Đông với Nhật Bản và Biển Đông với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Tàu Ngư chính 46012 của Trung Quốc
Ngày 9/4, tờ Quân giải phóng Trung Quốc đăng bài phỏng vấn ông Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải xung quanh cuộc tập trận 16 ngày của lực lượng này ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương. Theo ông Tưởng Vĩ Liệt, hơn 3 triệu km2 vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền” (trong đó bao gồm 90% diện tích Biển Đông với “đường lưỡi bò”) là một bộ phận quan trọng để thực hiện giấc mơ “Phục hưng Dân tộc Trung Hoa”. Ông Tưởng Vĩ Liệt cho rằng, Trung Quốc mỗi năm triển khai vài cuộc tập trận lớn, dài ngày là một “yêu cầu tất yếu khách quan”.
Cũng trong ngày 9/4, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đăng bài phân tích của học giả Greg Torode nhận định, trong thời gian qua với việc sở hữu tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, Bắc Kinh đã trở nên “không e ngại” trong việc tăng cường cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc Trung Quốc phô diễn sức mạnh trên Biển Đông chỉ là hành động gây lãng phí thời gian. Bởi dư luận khu vực và quốc tế không đồng tình với việc Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.
Tờ Nhân dân nhật báo cho biết, ngày 9/4, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc chính thức lên sóng kênh phát thanh “Tiếng nói Nam Hải” (Tiếng nói Biển Đông) với 6 ngôn ngữ (Trung, Anh, Việt, Malaysia, Philippines và Indonesia) và phạm vi phủ sóng tới các nước như Việt Nam, Indonesia, khu vực các đảo trên Biển Đông và tỉnh Hải Nam.
Phát biểu tại lễ khai trương, Tổng giám đốc Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc Vương Canh Niên cho biết: “Tiếng nói Nam Hải” phục vụ nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc nhằm kiến tạo Biển Đông thành “Vùng biển hòa bình” và “Vùng biển hợp tác”, cũng như đáp ứng nhu cầu thông tin văn hóa của người dân các nước và vùng lãnh thổ xung quanh Biển Đông và tàu thuyền, thuyền viên đi lại khu vực này. Cùng với việc phát sóng “Tiếng nói Nam Hải”, trang web “Tiếng nói Nam Hải” gồm nhiều thứ tiếng cũng ra mắt cư dân mạng.
Giới chuyên môn coi đây là việc làm nhằm đưa ra phát ngôn chính thống cho Chính phủ Trung Quốc đối với các vấn đề liên quan tới tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông, cũng như tuyên truyền về các hoạt động tuần tra, chấp pháp bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” trên Biển Đông của Bắc Kinh.
Giới chuyên môn đang quan tâm tới thông tin cho rằng, đề án thành lập Ủy ban Hải dương Nhà nước (SOC), với tư cách là cơ quan tư vấn và điều phối cấp cao về hoạt động hải dương ở Trung Quốc đang được xúc tiến. Cách đây không lâu (12/3), ông Doãn Trác, người thường xuyên đưa ra những bình luận về các vấn đề hàng hải kiến nghị, một Ủy viên Quốc vụ hoặc Phó thủ tướng sẽ là người đứng đầu SOC và Bộ Quốc phòng hoặc Hải quân Trung Quốc nên tham gia tổ chức này.
Tuy nhiên, vấn đề kể trên vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Được biết, từ 7/4, Trung Quốc đã cho chạy thử tàu tuần tra và cứu hộ biển Hải tuần 01 tại Thượng Hải. Đây là tàu tuần tra và cứu hộ biển lớn nhất của Trung Quốc với trọng tải 5.418 tấn, dài 128,6m, đạt vận tốc 37km/h và đi được khoảng 18.520km mà không cần tiếp nhiên liệu.
Video đang HOT
Quyết tâm của Philippines
Ngày 10/4, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cam kết, các ngư dân Trung Quốc trên tàu mắc cạn tại bãi san hô Tubbataha cách đây 2 ngày sẽ bị truy tố
Ngày 9/4, mạng tin tình báo Stratfor cho biết, Trung Quốc đang chuyển từ giai đoạn nghiên cứu sang chế tạo, triển khai rộng khắp máy bay không người lái (UAV) để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, giám sát các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng, trong đó có Biển Đông.
Bắc Kinh đã quyết định ưu tiên phát triển chương trình máy bay không người lái để phục vụ cả mục đích an ninh và kinh tế – cho phép Trung Quốc duy trì sự hiện diện ở vùng biển tranh chấp.
Trước đó (5/4), trang mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga cho biết, trong tương lai gần, Bắc Kinh có thể sử dụng UAV tác chiến tiêu diệt mục tiêu ở trong lãnh thổ của nước khác và đây là hành động xâm phạm chủ quyền…
Được biết, hiện Trung Quốc đã có 25 loại máy bay không người lái. Máy bay tác chiến không người lái được cất giấu tại các căn cứ, trong đó có 11 căn cứ nằm ở khu vực duyên hải trực thuộc Cục Hải dương Quốc gia.
thích đáng – án tù hoặc phạt tiền và nhiệm vụ của các cơ quan hành pháp là thực thi luật. Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt tù từ 6/12 năm, nộp phạt 100.000USD và bị tịch thu hải sản, ngư cụ và tàu cá.
Ông Benigno Aquino III nhấn mạnh, Manila sẽ không yêu cầu Bắc Kinh chịu trách nhiệm về sự cố này. Trước đó (8/4), lực lượng tuần duyên Philippines cho biết, một tàu cá Trung Quốc chở theo 12 ngư dân đã mắc cạn tại bãi san hô Tubbataha, địa điểm được UNESCO xếp hạng di sản thế giới tối 8/4.
Ngày 9/4, tờ Manila Times của Philippines dẫn lời một quan chức giấu tên của nước này cho biết, tàu Trung Quốc vẫn chưa rời bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) cũng chưa phái một tàu nào tới khu vực này sau khi rút tàu BRP Gregorio del Pilar ra khỏi bãi cạn hồi tháng 6/2012.
Cũng trong ngày 9/4, tờ Inquirer dẫn lời Thiếu tướng Rustico Guerrero, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Miền Tây có căn cứ đặt tại Palawan cho biết, quân đội Philippines cần phải nâng cao khả năng giám sát bầu trời còn đang rất hạn chế khi để 2 máy bay “không xác định” xâm nhập không phận đảo Thị Tứ ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Philippines hiện đang chiếm đóng trái phép).
Tân Hoa Xã vừa có bài viết dẫn lại báo chí Nhật Bản cho rằng, Philippines đang phát động đợt tấn công ngoại giao nhằm vào Trung Quốc. Ngoài việc dựa vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển để thúc đẩy trình tự trọng tài pháp lý kiện “Đường lưỡi bò”, Philippines còn mời Trung Quốc tham dự hội nghị có liên quan tới cuộc diễn tập quân sự liên hợp Mỹ – Philippines (bắt đầu từ 5/4).
Ngày 6/4, tờ Nihon Keizai Shimbun đăng bài viết “Philippines triển khai ngoại giao cứng rắn với Trung Quốc”, trong đó nhấn mạnh tới việc Manila vận dụng cách “gậy ông đập lưng ông” khi Bắc Kinh từ chối tham gia các hoạt động quốc tế có liên quan tới Trung Quốc.
Quan điểm của Mỹ và Nhật Bản
Ngày 10/4, tại buổi họp báo thường kỳ, người phát ngôn của Văn phòng Các vấn đề Đài Loan Phạm Lệ Thanh cho biết, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, giữ gìn quyền lợi ngư nghiệp của ngư dân hai bờ tại bãi cá truyền thống này trên cơ sở bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là trách nhiệm của hai bờ eo biển.
Tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa tin, Nhật Bản và Đài Loan đang tiến rất gần tới một thỏa thuận về quyền đánh bắt cá tại vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây được coi là bước đi khôn ngoan của Tokyo trong bối cảnh quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đang căng thẳng xung quanh vấn đề nhạy cảm này. Được biết, Nhật Bản và Đài Loan đã nhất trí trên nguyên tắc nhằm thiết lập một vùng quản lý chung tại vùng ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Theo thỏa thuận đạt được, tàu đánh cá của 2 bên được phép khai khác trong một vùng biển bao gồm các khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý chồng lấn mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera
Cũng trong ngày 10/4, Hãng tin Kyodo dẫn lời cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell cho biết, Tokyo từng tham vấn Washington về kế hoạch mua 3/5 đảo tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trước khi tiến hành chính thức mua hồi tháng 9/2012.
Theo ông Kurt Campbell, khi đó Mỹ đã khuyến cáo: Việc mua quần đảo này có thể “châm ngòi một cuộc khủng hoảng” với Trung Quốc và điều này chứng tỏ Washington và Tokyo tồn tại khoảng cách về cách đánh giá tình hình trong việc mua 3/5 đảo tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa bày tỏ hy vọng chuyến thăm Trung Quốc của các nghị sĩ Nhật Bản (đầu tháng 5) sẽ trở thành động lực cho quá trình cải thiện mối quan hệ vốn đang căng thẳng với quốc gia đông dân nhất thế giới. Đây là phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe hôm 8/4 trong cuộc gặp Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật – Trung Takamur, đồng thời nhấn mạnh: Không thể để quan hệ Nhật – Trung tiếp tục tình trạng hiện nay và Tokyo không hề có ý định đóng các cánh cửa đối thoại với Bắc Kinh.
Nhưng ngày 9/4, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, 3 tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư lúc 10 giờ sáng 9/4.
Ngày 9/4 (theo giờ Mỹ), khi phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết, Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục xúc tiến kế hoạch chuyển trọng tâm quân sự sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bởi đây là hòn đá tảng trong chính sách quốc phòng của Tổng thống Barack Obama.
Thứ trưởng Ashton Carter nhấn mạnh, Mỹ có lợi ích lâu dài tại Châu Á – Thái Bình Dương và sẽ tiếp tục duy trì vị trí bản lề tại khu vực này, đồng thời ủng hộ thương mại tự do, không giải quyết xung đột bằng vũ lực. Liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, ông Ashton Carter cho biết, Mỹ ủng hộ mạnh mẽ sự thống nhất trong ASEAN và hoan nghênh nỗ lực của các nước thành viên trong việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) và Trung Quốc cần tham gia tích cực trong quá trình đàm phán này.
Ngày 10/4, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cùng các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bắt đầu họp tại Bandar Seri egawan, Brunei để thảo luận những nội dung quan trọng để chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22 sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/4. Theo đó, các Bộ trưởng ASEAN tập trung trao đổi về việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và việc thúc đẩy để sớm có COC.
Trước đó, tờ Jakarta Post cho biết, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh trong cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono hôm 9/4 đã kêu gọi nước này giúp đỡ giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Đây là cuộc gặp mặt chính thức đầu tiên kể từ khi ông Lê Lương Minh nhậm chức Tổng thư ký ASEAN hôm 7/1.
Người phát ngôn Tổng thống Indonesia cho biết, ông Susilo Bambang Yudhoyono luôn đề cao tầm quan trọng của ASEAN với chính sách hợp tác cùng có lợi. Trước đó, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 19 và các hội nghị liên quan, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh khẳng định, để phát triển kinh tế trong khu vực, chắc chắn cần có một môi trường hòa bình và ổn định.
Xung quanh tranh chấp trên biển với một số nước thành viên, ông Lê Lương Minh cho biết, hai bên đã có hợp tác toàn diện về nhiều mặt, riêng về tranh chấp ở Biển Đông, ASEAN đã đề xuất với Trung Quốc về việc ký COC và tới nay, các nước thành viên ASEAN đã nhất trí với nhau về nguyên tắc 6 điểm (công bố hôm 20/7/2012 tại Campuchia) bên cạnh tuyên bố DOC.
Ngày 3/8/2012, Mỹ lần đầu tiên ra tuyên bố về Biển Đông, theo đó, Washington ủng hộ nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông, đồng thời khuyến khích ASEAN – Trung Quốc có những bước tiến nhằm thống nhất về COC, tạo ra các quy định và nguyên tắc để giải quyết bất đồng một cách hòa bình.
Theo Dantri
Trung Quốc tung "đòn độc" trong tham vọng bá chủ Biển Đông?
Trung Quốc có quân đội lớn nhất Châu Á và ngân sách cho lực lượng hải quân, bảo vệ bờ biển và không quân ở mức lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
Tàu du lịch - "vũ khí mới" mà Trung Quốc vừa tung ra nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông
Tuy nhiên, nước này được cho là đang tung ra "vũ khí mới" nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông - đó là tàu du lịch và các du khách.
Trung Quốc chính thức công bố bản đồ đường yêu sách 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò) vào năm 2009. Theo đó, Trung Quốc đòi chủ quyền đến 80% diện tích Biển Đông, xâm lấn vào nhiều vùng lãnh thổ, lãnh hải của một loạt nước khác trong khu vực. Đường lưỡi bò đi ngược lại với Công ước Liên Hợp Quốc và Luật Biển 1982 đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và nó đã gây ra những "cơn sóng to gió lớn" trong quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong suốt thời gian qua. Bản thân cộng đồng quốc tế cũng không bao giờ chấp nhận một vùng biển lớn nhất nhì thế giới thuộc về quyền tài phán của một nước.
Mỹ - cường quốc quân sự số 1 thế giới nhiều lần khẳng định sẽ duy trì các đường biển quốc tế và bảo đảm giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ bằng con đường hòa bình chứ không phải là vũ lực. Trong một cuộc chiến mà không có những trận đánh, Trung Quốc đang cố gắng giành chiến thắng bằng các chiến thuật như gây chia rẽ trong ASEAN, dùng đòn bẩy kinh tế và tìm cách thay đổi nguyên trạng bằng cách thường xuyên triển khai các tàu cá, tàu nghiên cứu, tuần tra và giờ là cả tàu du lịch.
Trung Quốc đã trình làng tàu sân bay đầu tiên của mình vào năm 2012. Với việc đại tu lại con tàu cũ của Nga, Trung Quốc muốn dùng tàu sân bay để xác lập chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông mặc dù việc đưa con tàu này vào hoạt động thực sự như một chiếc tàu chiến là điều mà nhiều năm nữa Trung Quốc mới có thể làm được.
Đầu tháng này, Trung Quốc đã đưa một hệ thống "vũ khí mới hiệu quả hơn" nhằm tranh giành chủ quyền ở Biển Đông với các nước láng giềng, đó là một tàu du lịch với hàng nghìn du khách trên đó. Việc triển khai một tàu du lịch cùng với vô số các con tàu khác để "khẳng định chủ quyền" ở Biển Đông đã đưa ra một định nghĩa mới về cái gọi là "sự nổi lên hòa bình" của Trung Quốc.
Vì sao Trung Quốc tung "vũ khí mới"?
Sau một loạt những vụ đụng độ căng thẳng giữa tàu thuyền tuần tra và đánh cá của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á, cộng đồng quốc tế bắt đầu chú ý đến các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Mỹ cùng nhiều nước kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Tất nhiên là Bắc Kinh sẽ cảm thấy "khó ăn khó nói" khi tiếp tục có những hành động hiếu chiến. Vì thế, nước này đã đáp lại lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế bằng cách củng cố năng lực của các cơ quan dân sự như Cục An toàn Hàn Hải, Bộ Chỉ huy Thực thi Luật Ngư nghiêp, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc... và đưa các cơ quan này ra biển để thực hiện tham vọng của. Việc dùng các cơ quan dân sự để thực hiện các hành động kiểu quân sự ở những vùng biển tranh chấp là "chiêu" của Bắc Kinh nhằm che mắt cộng đồng quốc tế.
Để thực hiện độc chiêu của mình, kể từ năm 2000, Trung Quốc đã bắt tay vào việc đầu tư lực lượng cho các cơ quan dân sự có liên quan đến biển. Quân đội Trung Quốc đã chuyển 11 tàu chiến cũ của mình cho Cơ quan Giám sát Hàng Hải. Cơ quan này đã đóng 13 chiếc tàu cho riêng mình và đang dự định đóng thêm 36 chiếc tàu khác. Bộ Chỉ huy Thực thi Luật Ngư nghiệp gần đây cũng đã tiếp nhận một tàu chiến cũ được trang bị sân bay dành cho máy bay trực thăng. Tất cả những con tàu chuyển đổi trên đều hoạt động bận rộn trong suốt thời gian qua. Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ ước tính, số chuyến tuần tra mà các tàu hàng hải Trung Quốc thực hiện ở Biển Đông đã tăng lên gấp 3 kể từ năm 2008.
Một sĩ quan hải quân của Mỹ nhận xét: "Các tàu giám sát hàng hải của Trung Quốc không thực hiện nhiệm vụ gì khác ngoài việc quấy nhiễu nước khác với mục đích là nhằm để xác lập chủ quyền" phi lý của họ ở Biển Đông. "Họ đã cắt cáp quang của tàu Việt Nam, bắt và dọa dẫm ngư dân của các nước Đông Nam Á, quấy nhiễu tàu hải quân Mỹ và có lúc đã dựng cả một rào chắn nhằm khẳng định độc quyền kiểm soát của họ đối với Biển Đông. Những tàu không phải của hải quân này của Trung Quốc không được trang bị vũ khí nhưng thể hiện sự hiếu chiến bằng việc dùng súng vòi rồng và móc sắt. Hành động của Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng bất bình và cảm giác bất lực.
Rõ ràng, bằng cách sử dụng những lực lượng không được vũ trang để tranh giành chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc đã khai thác được "điểm yếu" trong lập trường của Mỹ. Họ đã thực hiện đúng lời kêu gọi của Mỹ là không dùng vũ lực để giải quyết các cuộc tranh chấp.
Hãy xem những gì đã xảy ra ở bãi cạn Scarborough - một đảo san hô đang nằm trong tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines và đây cũng là vùng đất nằm gần Philippines hơn Trung Quốc. Lực lượng hàng hải Trung Quốc đã ngăn không cho Philippines bắt giữ ngư dân của họ đang hoạt động trong vùng này và còn căng dây cáp để các ngư dân Philippines không thể vào được vùng đánh bắt cá truyền thống của mình. Hành động này của Trung Quốc được thực hiện ngay trước "mũi" của Hải quân Mỹ - đồng minh của Philippines. Diễn biến xảy ra ở bãi cạn Scarborough đã làm lộ rõ chiến thuật của Trung Quốc, đó là chiếm một vùng đất, thiết lập sự hiện diện cố định ở đó và bảo vệ nó bằng các lực lượng phi quân sự.
Trung Quốc đã tính toán rất kỹ khi đưa tàu du lịch với hàng ngàn du khách ra Biển Đông để "khẳng định chủ quyền" bởi rõ ràng, các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ không dám bắn vào một tàu đang chở du khách dân thường như vậy. Đây là một thách thức mới với các nước Đông Nam Á.
Tuy nhiên, dù chiến thuật của Trung Quốc là "độc" đấy và có thể nói là khôn ngoan đấy nhưng trên thực tế, những bước đi hiện nay của Bắc Kinh nhằm tháo bỏ bức màn mập mờ về ý định tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông của họ là một sai lầm chiến lược. Nó đã gây ra sự lo ngại khắp khu vực Đông Nam Á, đặc biệt đối với những nước đang có tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc như Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và thậm chí là cả Indonesia. Hành động của Trung Quốc cũng khiến Mỹ càng ra sức tăng cường chiến lược hướng trọng tâm vào Châu Á-Thái Bình Dương. Và nhằm đối phó với một Trung Quốc ngày càng hung hăng, hiếu chiến, các nước láng giềng của Trung Quốc như Philippines, Singapore và Indonesia đang ngày càng công khai củng cố quan hệ hợp tác an ninh với Mỹ. Một khu vực vốn bình yên và có thiện cảm với Trung Quốc dường như đã thay đổi.
Trung Quốc đã bị các nước gần mình xa lánh bởi việc đòi chủ quyền một cách ngang ngược ở Biển Đông mà không theo luật quốc tế cũng chẳng theo lịch sử.
Theo xa hoi
Nhật cao tay "ly gián" Đài Loan và Trung Quốc tại đảo tranh chấp Ngày 10/4, Nhật Bản và Đài Loan đã cùng ký thỏa thuận đánh bắt cá chung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Đây được xem là một nước cờ cao tay của Tokyo nhằm chia rẽ Trung Quốc và Đài Loan trong cuộc tranh chấp về biển đảo. Nhật Bản và Đài Loan đã quyết định bắt tay để đối phó Trung...