Cơ hội và thách thức của bà Harris trong bầu cử tổng thống Mỹ 2024
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã làm mới động lực tranh cử của đảng Dân chủ, đồng thời làm nổi bật những cơ hội và cả thách thức mà bà phải đối mặt trong cuộc đua với cựu Tổng thống Donald Trump.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (phải) và Tổng thống Joe Biden tại một sự kiện ở Nhà Trắng ngày 4/7/2024. Ảnh: AP/TTXVN
Theo nhận định của nhà phân tích Mateusz Piotrowski tại Chương trình An ninh quốc tế của Viện Các vấn đề Quốc tế Ba Lan (PISM) ngày 8/8, việc Tổng thống Joe Biden rút khỏi cuộc đua tái cử đã mở ra cơ hội mới cho bà Kamala Harris trong cuộc đua tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.
Sự thay đổi này không chỉ thay đổi động lực chiến dịch của đảng Dân chủ mà còn làm nổi bật những thách thức và cơ hội mà Harris sẽ đối mặt khi bước vào cuộc đối đầu với cựu Tổng thống Donald Trump.
Sau khi trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ. bà Harris nhanh chóng tuyên bố ý định tranh cử và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các đồng minh trong đảng, giúp bà dễ dàng giành được đề cử mà không gặp phải sự cạnh tranh nội bộ nghiêm trọng.
Video đang HOT
Sự thay đổi đang mang lại sự lạc quan mới cho cử tri đảng Dân chủ. Ngay sau khi bà Harris chính thức trở thành ứng cử viên, chiến dịch của bà đã thu được số tiền quyên góp kỷ lục, với 310 triệu USD, trong đó có 81 triệu USD trong vòng 24 giờ đầu tiên. Sự nhiệt tình của cử tri được thể hiện qua số lượng lớn người đăng ký tình nguyện, với khoảng 370.000 người tham gia chỉ trong hai tuần.
Các cuộc thăm dò gần đây cũng cho thấy bà Harris có lợi thế hơn so với Tổng thống Biden trong cuộc đua với ông Trump. Tại các bang chiến trường quan trọng, bà Harris đang cân bằng hoặc vượt lên so với ông Trump, nơi Tổng thống Biden từng gặp khó khăn. Ví dụ, bà Harris dẫn trước ông Trump ở Michigan với khoảng cách 11 điểm %, trong khi Tổng thống Biden chỉ dẫn trước với 5 điểm %. Bà Harris còn cải thiện vị trí của mình ở các bang như Arizona, Nevada và Bắc Carolina. Tuy nhiên, sự khác biệt này có thể là do hiệu ứng “mới mẻ” sau sự thay đổi ứng cử viên và chưa thể khẳng định lâu dài.
Chiến lược vận động cử tri và thách thức
Việc bà Harris ra ứng cử có thể giúp đảng Dân chủ tiếp cận hiệu quả hơn các nhóm cử tri đa dạng, bao gồm phụ nữ và công chúng thuộc các nhóm thiểu số. Phó Tổng thống Harris có khả năng kết nối với các nhóm này tốt hơn so với ông Biden, nhờ vào các vấn đề như quyền của phụ nữ và sự khác biệt rõ ràng về giới tính và nguồn gốc dân tộc, thậm chí so với cả ông Trump. Việc bà Harris đề cao quyền của phụ nữ, đặc biệt là quyền phá thai, có thể là một điểm mạnh trong chiến dịch của bà, nhất là khi vấn đề này đang ngày càng trở nên quan trọng với nhiều cử tri.
Ngoài ra, bà Harris còn có thể khai thác sự bất mãn đối với các vấn đề pháp lý của ông Trump. Với tư cách là một cựu luật sư và tổng công tố, bà Harris có thể tạo ra sự tương phản rõ ràng giữa bà và ông Trump, đồng thời làm suy yếu sự ủng hộ của cử tri độc lập đối với cựu tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, việc thay đổi ứng cử viên không giải quyết được tất cả các vấn đề chính trị mà đảng Dân chủ đang đối mặt. Đặc biệt, các vấn đề về nền kinh tế và chính sách di cư vẫn là những thách thức lớn. Nền kinh tế Mỹ hiện đang gặp khó khăn và chính sách di cư của Tổng thống Biden, mà bà Harris là người phụ trách, đã gặp phải nhiều chỉ trích. Sự gia tăng nhập cư bất hợp pháp và những chỉ trích từ phía đảng Cộng hòa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chiến dịch tranh cử của bà Harris.
Do đó sắp tới, Phó Tổng thống Harris sẽ cần phải chứng minh rằng bà có khả năng giải quyết những vấn đề này hiệu quả hơn Tổng thống Biden. Điều này đòi hỏi bà phải đưa ra các chính sách rõ ràng và khả thi, đồng thời tập trung vào việc cải thiện hình ảnh của đảng Dân chủ trong mắt cử tri độc lập.
Tổng thống Séc nói ông Trump thắng cử sẽ nhanh chóng ký thỏa thuận với Nga
Tổng thống Séc kêu gọi các thành viên NATO chuẩn bị cho việc cựu Tổng thống Donald Trump có thể trở lại Nhà Trắng, và có những thay đổi trong chiến lược của Mỹ ở châu Âu.
Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Radiozurnal, Tổng thống Séc Petr Pavel cho rằng nếu ông Trump, ứng cử viên dẫn đầu của Đảng Cộng hòa, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, ông có thể sẽ ký kết một thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
"Đây không phải là việc phá vỡ mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, và thách thức Mỹ với tư cách là đồng minh. Chúng ta nên thừa nhận một cách thực tế rằng, ông Donald Trump nhìn nhận nhiều vấn đề theo cách khác biệt", Tổng thống Pavel nói.
Tổng thống Séc Petr Pavel. Ảnh: Reuters
Cũng theo ông, nếu ông Trump đắc cử hợp pháp thì cần tôn trọng quyết định của cử tri Mỹ, "nhưng chúng ta cũng nên chuẩn bị cho một số hậu quả".
Trước đó, ông Trump từng tuyên bố xung đột Nga - Ukraine sẽ không bùng nổ, nếu như ông vẫn còn nắm quyền. Ông cũng nhiều lần nhắc tới mối quan hệ tốt với cả 2 nhà lãnh đạo Nga và Ukraine, và có đủ điều kiện để đàm phán nhằm chấm dứt xung đột.
"Nếu tôi là Tổng thống, tôi sẽ giải quyết cuộc xung đột này trong một ngày, 24 giờ", ông Trump nói với hãng tin CNN hồi năm 2023.
Đáp lại, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông lo ngại về viễn cảnh ông Trump trở lại Nhà Trắng. Theo nhà lãnh đạo Ukraine, tuyên bố của ông Trump về việc có thể ngăn chặn xung đột một cách dễ dàng là "rất nguy hiểm".
Vào tháng 12/2023, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhận định việc ai thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 không quan trọng, do các nhà lãnh đạo ở Washington "coi Nga là kẻ thù, và là mối đe dọa hiện hữu" bất kể là đảng phái chính trị nào.
Nghịch lý loạt vụ truy tố ông Trump gây bất lợi cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Biden Sự im lặng của Tổng thống Mỹ Joe Biden đối với loạt cáo trạng của người tiền nhiệm có thể gây khó khăn cho nỗ lực tranh cử của ông. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng. Ảnh: AFP/TTXVN Các chiến lược gia chính trị cho biết hàng loạt cáo buộc hình sự cấp tiểu bang...