Cơ hội trở lại sau phiên tăng kỷ lục của chứng khoán Việt?
Giám đốc cấp cao của KIS Việt Nam Trương Hiền Phương cho rằng khi dòng tiền của nhà đầu tư lớn tìm đến những cổ phiếu trụ, thị trường có thể bắt đầu xu hướng tăng tích cực.
Sau một loạt phiên giao dịch ảm đạm cuối tháng 1, bao gồm mức giảm sâu nhất trong hơn 20 năm của chứng khoán Việt Nam ngày 28/1, VN-Index đóng cửa phiên 2/2 ở 1.076 điểm, tăng 40 điểm (3,9%). Xét theo giá trị tuyệt đối, đây là phiên tăng mạnh nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam. Kỷ lục cũ thuộc về phiên 6/4/2020 khi VN-Index tăng 35 điểm (5%).
Dòng tiền lớn đổ vào những cổ phiếu nền tảng
Trao đổi với Zing , Giám đốc cấp cao của Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam Trương Hiền Phương cho biết theo góc nhìn thận trọng, sẽ cần thêm một vài phiên giao dịch nữa để xác nhận xu hướng cụ thể của thị trường chứng khoán sắp tới. Tuy nhiên, cá nhân ông Phương nghiêng về hướng thị trường sẽ đi lên với xác suất 60-70%.
Ông Phương phân tích dòng tiền đang bắt đầu tìm đến những cổ phiếu trụ, có nền tảng cơ bản tốt như các bluechip trong rổ VN30. Ông đánh giá thông thường xu hướng này sẽ xuất phát từ nhà đầu tư lớn, tổ chức. Ngược lại, nhiều nhà đầu tư cá nhân có thể không thích chọn các mã trong VN30 vì thị giá cao, có tốc độ tăng nóng như những cổ phiếu có yếu tố đầu cơ.
Trong phiên hôm nay, tất cả 30 cổ phiếu rổ VN30 đều tăng điểm. Nhờ đó, chỉ số VN30-Index tăng tới 50 điểm (4,8%), cao hơn mức chung của thị trường và vọt lên 1.080 điểm. Đây cũng là một dấu mốc khác của thị trường khi VN30-Index vượt VN-Index.
VN30-Index tăng mạnh và vượt VN-Index sau phiên 2/2. Ảnh: VNDS.
“Dòng tiền tập trung vào VN30 là dòng tiền nền tảng, mang tính trung và dài hạn nhiều hơn. Nhà đầu tư lớn, tổ chức không mua vào trong một sớm một chiều mà thường mua liên tục, mua dần, nhiều hơn cá nhân. Việc họ tham gia lại vào thị trường có thể giúp chứng khoán tiếp tục xu hướng tăng”, ông Phương dự báo.
Video đang HOT
Theo ông, dòng tiền từ những nhà đầu tư lớn kéo các cổ phiếu trụ tăng điểm cũng sẽ giúp nhà đầu tư cá nhân yên tâm, mạnh dạn giải ngân hơn. Các cổ phiếu lớn tăng sẽ dẫn dắt VN-Index đi lên và khó giảm sâu. “Đợt sóng từ cổ phiếu lớn thường sẽ bắt đầu chu kỳ sóng mới và dài”, chuyên gia chứng khoán này nhận định thị trường bắt đầu bình ổn và sẽ sớm tăng dần.
Tuy nhiên, ông Phương cũng lưu ý trong giai đoạn cận Tết Nguyên đán, nhiều nhà đầu tư cá nhân có khuynh hướng tạm rút khỏi thị trường khi kỳ nghỉ kéo dài và quay lại sau Tết. Do đó, chứng khoán những phiên tới có thể tăng nhưng không nhanh, nhiều. Do đó, sóng tăng sẽ chỉ xuất hiện mạnh sau Tết.
Dòng tiền giảm nhưng không đáng lo
Thị trường tăng mạnh nhưng dòng tiền đổ vào thị trường có phiên thứ hai liên tiếp hạ nhiệt. Giá trị khớp lệnh trên sàn HoSE chỉ đạt 11.661 tỷ, thấp hơn 600 tỷ so với hôm qua trước và cách rất xa mức 15.000 tỷ của nhiều phiên trong tháng 1.
Về hiện tượng thanh khoản sụt giảm, giám đốc cấp cao của KIS lý giải một phần nguyên nhân đến từ việc những nhà đầu tư bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu trong các phiên giảm mạnh gần đây chưa có sức mua trở lại. Những nhà đầu tư bị call margin (nộp thêm tiền mặt hoặc bán bớt chứng khoán để tỷ lệ vay margin ở ngưỡng an toàn khi giá cổ phiếu giảm) đang căng cứng.
Thanh khoản 2 phiên gần đây giảm mạnh so với mặt bằng cũ 15.000 tỷ của nhiều phiên giao dịch tháng 1. Ảnh: Dstock.
“Trong giai đoạn trước khi thị trường tăng mạnh, khi cổ phiếu nào cũng có lời, họ có thể bán mã A rồi chuyển sang mua tiếp cổ phiếu B cũng có lời tiếp. Việc đảo danh mục liên tục giúp tăng tốc độ quay vòng vốn của nhà đầu tư, tăng thanh khoản trên thị trường. Nhưng sau khi thị trường giảm mạnh, khả năng thay đổi danh mục của nhà đầu tư đang giữ cổ phiếu không cao. Bán sẽ lỗ nhưng mua mới cũng không chắc lời bao nhiêu nên tâm lý sẽ cầm chừng”, ông Phương phân tích.
Theo ông, sau giai đoạn chao đảo mạnh vừa qua, nhiều nhà đầu tư cá nhân vẫn lo lắng, chưa yên tâm khi sự chưa có sự ổn định trên thị trường. Do đó, khi thị trường có một phiên tăng mạnh, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa mạnh dạn quay lại hoặc nếu mua mới cũng thận trọng, dò dẫm, chưa mua vào mạnh, chờ đợi thêm nhiều phiên tới. Thêm vào đó, việc Tết Âm lịch đã cận kề cũng tác động đến tâm lý nhà đầu tư.
Ông Phương đánh giá việc thanh khoản sụt giảm là bình thường và chưa tạo ra rủi ro cho thị trường chứng khoán. Hơn nữa, việc nhà đầu tư mua bán cổ phiếu bằng mọi giá đang giảm dần và thị trường trở về đúng với giá trị, bản chất thực nhiều hơn.
Nhà đầu tư ngoại có thể sẽ tiếp tục mua ròng
Một xu hướng quan trọng khác trong thời gian tới theo chuyên gia này là nhà đầu tư sẽ mua ròng nhiều hơn. Phiên 2/2 ghi nhận nhà đầu tư nước ngoài mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp sau nhiều ngày bán ròng.
Giám đốc cấp cao của KIS nhận định những diễn biến xấu trong năm 2020 ở nhiều nước trên thế giới khiến nhà đầu tư nước ngoài lo lắng và rút tiền về. Lượng bán ròng của khối ngoại trên thị trường Việt Nam vẫn ít hơn nhiều nước khi chúng ta kiểm soát tốt dịch bệnh.
Giám đốc cấp cao của KIS Việt Nam Trương Hiền Phương. Ảnh: NVCC.
Nhưng bước sang năm 2021, khi nhiều nước đã có vaccine phòng Covid-19 và triển khai tiêm phòng cho nhân viên y tế tuyến đầu, khuynh hướng kiểm soát được dịch bệnh đang rõ ràng hơn. Nhà đầu tư nước ngoài do đó sẽ mạnh dạn tìm kiếm các thị trường khác. Và Việt Nam với kinh nghiệm kiểm soát dịch bệnh, nền tảng kinh tế chính trị ổn định, mức tăng GDP tốt có thể thu hút khối ngoại.
“Nhà đầu tư nước ngoài thường mua ròng nhiều và mạnh ở các phiên giảm điểm. Những ngày gần đây khi thị trường giảm mạnh là cơ hội họ ao ước. Các quỹ lớn của nước ngoài có dòng tiền rất lớn và mua bán đều có chiến lược, phân tích rõ ràng”, ông Phương nhận định.
Theo chuyên gia này, trong giai đoạn thị trường tăng nóng, khi định giá P/E cao, khối ngoại không mua vì thấy cổ phiếu đang đắt. Nhưng sau những phiên giảm mạnh về vùng giá thấp, P/E của nhiều cổ phiếu tại Việt Nam đang hấp dẫn hơn, rẻ hơn so với cách đây 1-2 tháng kích thích nhà đầu tư ngoại mạnh dạn giải ngân.
“Nhà đầu tư nước ngoài mua một cổ phiếu với lượng tiền rất lớn, chia ra mua trong nhiều ngày. Chúng ta sẽ còn thấy khối ngoại ngoài tiếp tục mua ròng trong thời gian tới. Khi họ đặt niềm tin vào chứng khoán Việt Nam, Chính phủ, họ sẽ còn mua ròng”, ông Phương kết luận.
Giao dịch chứng khoán sáng 27/1: " liều ăn nhiều "
Mỗi khi VN-Index hồi phục về gần tham chiếu là lực bán lại gia tăng, đẩy ngược chỉ số này lùi trở lại.
Sau phiên hoảng hồn 19/1, nhà đầu tư tiếp tục chứng kiến phiên giao dịch không hề dễ chịu trong phiên 26/1. Điều đáng chú ý là trong cả 2 phiên giảm mạnh này, thanh khoản thị trường tăng cao, trong khi các phiên hồi phục trước đó thanh khoản sụt giảm, cho thấy lực bán đang chiếm ưu thế, tâm lý nhà đầu tư đang lung lay và hướng về xu hướng giảm điểm hơn so với xu hướng tăng.
Điều đáng lo ngại nữa là trên độ thị kỹ thuật, VN-Index hình thành mô hình 2 đỉnh hướng xuống trên nền tảng chỉ số RSI ở vùng quá mua kéo dài, càng cảnh báo rủi ro điều chỉnh sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
Những lo ngại này đã được thể hiện rõ ngay khi mở cửa phiên sáng nay. Lực cung vẫn chiếm ưu thế khiến VN-Index giảm gần 14 điểm, xuống dưới ngưỡng 1.122 điểm với sắc đỏ bao trùm, gấp hơn 2 lần số mã tăng.
Tuy nhiên, ở ngưỡng điểm này, lực cầu bắt đáy đã được kích hoạt, giúp nhiều mã hồi phục trở lại, kéo VN-Index trở về sát mốc tham chiếu.
Nhưng bên nắm giữ cổ phiếu vẫn không cảm thấy an tâm, nên khi giá nhiều cổ phiếu được kéo lên đã nhanh chóng thoát hàng, một lần nữa đẩy VN-Index xuống thử thách ngưỡng 1.120 điểm.
Samsung cải tổ vị trí các giám đốc điều hành cấp cao Samsung Electronics vừa công bố một cuộc cải tổ nhỏ về vị trí các giám đốc điều hành cấp cao, nhưng các vị trí chủ chốt như chủ tịch (đã mất) và phó chủ tịch của Lee Jae-yong (từng ngồi tù) vẫn giữ nguyên. Vị trí Phó chủ tịch Samsung Lee Jae-yong vẫn được giữ nguyên dù ông đang phải đối mặt với...