Cơ hội quan trọng của Nga – Triều Tiên
Hãng thông tấn KCNA và báo Rodong Sinmun của Triều Tiên ngày 23-4 đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un sắp đến Nga để dự hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Vladimir Putin nhưng không cho biết thời gian và địa điểm cụ thể.
Trong khi đó, báo Nga Kommersant – trích dẫn nhiều nguồn tin – cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ đến TP Vladivostok hôm 24-4 và gặp ông Putin tại Trường ĐH Liên bang Viễn Đông một ngày sau đó. Truyền thông Hàn Quốc đưa tin 2 máy bay đến từ Triều Tiên đã hạ cánh xuống sân bay Vladivostok ngày 23-4, chở theo nhân viên an ninh của ông Kim Jong-un đến địa phương để chuẩn bị cho cuộc gặp nói trên.
Giới phân tích nhận định chuyến thăm này là một phần nỗ lực của ông Kim Jong-un nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của nước ngoài đối với các kế hoạch phát triển kinh tế của ông. Theo hãng tin Yonhap, 2 nhà lãnh đạo nhiều khả năng sẽ thảo luận vấn đề mở rộng hợp tác kinh tế song phương.
Bản tin về Hội nghị Thượng đỉnh Triều Tiên – Nga được phát tại một nhà ga ở thủ đô Seoul – Hàn Quốc hôm 23-4 Ảnh: AP
“Ông Kim không muốn quá phụ thuộc vào Washington, Bắc Kinh và Seoul. Về phần Nga, hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên sẽ tái khẳng định vai trò quan trọng của Moscow đối với tình hình bán đảo Triều Tiên” – chuyên gia Artyom Lukin, Trường ĐH Liên bang Viễn Đông, nhận định với Reuters về hội nghị thượng đỉnh Nga – Triều Tiên sắp tới.
Video đang HOT
Trong khi đó, tạp chí National Interest cho rằng cuộc gặp này là cơ hội quan trọng để cả Nga và Triều Tiên thúc đẩy các lợi ích của mình. Ngoài ra, Mỹ có lý do lo ngại khi hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Nga diễn ra. Cả Moscow và Bình Nhưỡng đều có những mối bất bình giống nhau với Washington và không loại trừ khả năng 2 quốc gia này bắt tay để tránh né lệnh trừng phạt của Mỹ.
Lục San
Theo Nguoilaodong
Đàm phán hòa bình Triều Tiên không giúp đưa ra kế hoạch phi hạt nhân
Theo Sputniknews, bất chấp thực tế rằng thái độ mới của Triều Tiên về tham vọng hạt nhân đã dẫn tới một loạt các cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử trong năm 2018, song các cuộc đàm phán hòa bình liên quan tới Bình Nhưỡng đã không thể đưa ra được kế hoạch cụ thể về phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên.
Hình ảnh vệ tinh chụp cơ sở hạt nhân Yongbyon, cách thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên 100km về phía bắc, ngày 29/9/2004. (Ảnh: EPA/ TTXVN)
Do các cuộc đàm phán hòa bình làm giảm đáng kể mối đe dọa xung đột quân sự trên bán đảo, Triều Tiên đã mất động lực đưa ra các nhượng bộ về phi hạt nhân hóa, vì quốc gia này không còn phải đối mặt với "sức ép tối đa" từ cộng đồng quốc tế như nước này từng gặp phải hồi năm ngoái.
Vào ngày 27/4, các nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lịch sử tại làng đình chiến Panmunjom. Cuộc gặp kéo dài 1 ngày này là cơ hội hiếm hoi đầu tiên đối với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là công chúng ở Hàn Quốc.
Cách thể hiện của nhà lãnh đạo Triều Tiên tại hội nghị thượng đỉnh đã gây ấn tượng với rất nhiều nhà phân tích chính trị ở Hàn Quốc.
Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị Seoul lập luận rằng bất chấp sự lôi cuốn của ông Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh, tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã thiếu những bước đi cụ thể về cách thức Triều Tiên lên kế hoạch phi hạt nhân hóa.
Giáo sư James Kim của Viện nghiên cứu chính sách Asan nói với Đài Sputnik rằng: "Vấn đề quan trọng nhất ở đây là về phi hạt nhân hóa và hòa bình. Đúng như dự đoán, tuyên bố chung vẫn tương đối mơ hồ. Về vấn đề phi hạt nhân hóa, không có đề cập nào về cơ chế phi hạt nhân hóa sẽ diễn ra. Không có đề cập nào về lịch trình phi hạt nhân hóa."
Tuyên bố chung từ hội nghị thượng đỉnh, được gọi là Tuyên bố Panmunjom vì Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất Bán đảo Triều Tiên, chỉ có một đoạn đề cập đến phi hạt nhân hóa.
Tương tự như hội nghị thượng đỉnh liên Triều trên, tuyên bố chung sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6 tại Singapore tiếp tục không có sự đột phá, vẫn không đưa ra chi tiết về cách Triều Tiên lên kế hoạch tiến tới phi hạt nhân hóa, cách xa mục tiêu "phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng, không thể đảo ngược" mà phía Mỹ đã nhấn mạnh.
Tương tự Tuyên bố Panmunjom sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên hồi tháng 4, tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh Singapore chỉ bao gồm một câu nhắc lại cam kết của Triều Tiên về việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo.
Tuyên bố chung này nhấn mạnh: "Tái khẳng định Tuyên bố Panmunjom ngày 27/4/2018, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cam kết nỗ lực phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên."
Các nhà phân tích chính trị cho rằng kết quả từ hội nghị thượng đỉnh ở Singapore nghiêng rất nhiều về lợi thế của ông Kim.
Phát biểu với Sputnik, ông Zhang Baohui - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương tại Đại học Lĩnh Nam của Hong Kong - nhận định: "Đây là một thỏa thuận hoàn toàn vô dụng. Kết quả quan trọng nhất từ hội nghị thượng đỉnh là một chiến thắng của ông Kim Jong-un và là một thất bại đối với ông Trump.
Đó là bởi vì kết quả này chính xác là điều ông Kim Jong-un mong muốn, cam kết phi hạt nhân hóa bằng lời nói mà không cụ thể hóa về tiến trình thời gian. Đây là kết quả tốt nhất cho ông ấy (nhà lãnh đạo Triều Tiên)"./.
Theo VietNam
Sắp Thượng đỉnh Putin-Kim Jong-un: Mỹ cử gấp phái đoàn sang Nga Đặc phái viên về vấn đề Triều Tiên của Mỹ đang trên đường bay tới Moscow trong bối cảnh Thượng đỉnh Nga-Triều sắp diễn ra. Thông tin từ CNN, Đặc phái viên Stephen Biegun cùng các chuyên viên về vấn đề Triều Tiên đã trên đường đến Moscow. Chuyến đi này diễn ra trong bối cảnh rộ lên những thông tin về việc...