Cơ hội nhận giải thưởng lớn từ cuộc thi Rừng là cuộc sống của tôi
Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) vừa phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ Phát động cuộc thi “ Rừng là cuộc sống của tôi”.
Phát biểu tại Lễ phát động, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Phạm Văn Điển nhấn mạnh, cuộc thi là dịp để dành suy nghĩ tình cảm, hành động hướng đến rừng, hướng đến một nền lâm nghiệp phát triển.
Thông qua cuộc thi, hy vọng sẽ thu hút tâm huyết, khát vọng, sáng tạo vì sự phát triển bền vững, thôi thúc mạnh mẽ hơn mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa rừng cây và con người.
Các tác phẩm dự thi cần khơi gợi được tình yêu thiên nhiên, yêu rừng, đồng thời phản ánh được những khó khăn gian khổ, hy sinh của cán bộ ngành lâm nghiệp trong cuộc chiến bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Thời gian nhận bài dự thi từ khi phát động đến hết ngày 15/6/2020.
Đây là lần thứ 3 cuộc thi Rừng là cuộc sống của tôi được tổ chức. Chánh Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp Trần Thế Liên tin tưởng cuộc thi sẽ thành công.
Cuộc thi nhằm tạo diễn đàn sôi nổi và khơi gợi những đề tài mới trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, qua đó, động viên, cổ vũ tinh thần đối với những người làm nghề rừng nói riêng và toàn xã hội nói chung; cổ vũ, động viên tinh thần lao động, sáng tạo trong ngành lâm nghiệp, hướng tới kỷ niệm 75 năm hình thành và phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh đó, thông qua các tác phẩm dự thi, những câu chuyện trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao giá trị của rừng sẽ được nhiều người trong xã hội biết đến. Đồng thời, tôn vinh những tấm gương trong lĩnh vực lâm nghiệp, thu hút hơn nữa sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội trong vấn đề bảo vệ, phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp, gia tăng giá trị ngoài gỗ gắn với cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
Video đang HOT
Về tác phẩm dự thi, yêu cầu cần truyền tải được các thông điệp và đáp ứng theo nội dung yêu cầu của cuộc thi, bám sát chủ đề “Rừng là cuộc sống của tôi”.
Tác phẩm dự thi phải là tác phẩm chưa xuất bản hoặc chưa in trọn vẹn trên báo, tạp chí, chưa được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng khác trong nước và nước ngoài. Trong quá trình dự thi, tác phẩm không được in vào tập sách riêng của tác giả và các tuyển tập chung hay phát hành trên các phương tiện truyền thông khác.
Tác phẩm dự thi bao gồm 3 thể loại: Phóng sự, truyện ngắn, thơ. Đối với thể loại thơ, mỗi tác giả dự thi không quá 3 tác phẩm, bằng Tiếng Việt. Đối với thể loại phóng sự, truyện ngắn, mỗi tác phẩm dài không quá 5.000 chữ, tác giả dự thi không quá 3 tác phẩm. Một tác giả có thể dự thi cả 3 thể loại.
Đối tượng tham gia cuộc thi là các tác giả chuyên nghiệp và không chuyên. Đặc biệt khuyến khích các tác giả là cán bộ, nhân viên trong ngành lâm nghiệp.
Tác phẩm dự thi gửi trực tiếp đồng thời bằng văn bản và Email đến: Báo Nông nghiệp Việt Nam, 14, Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; email: runglacuocsongcuatoi@gmail.com. Ngoài phong bì thư/chủ đề email ghi rõ: Bài dự thi “Rừng là cuộc sống của tôi”.
Thời gian nhận bài dự thi từ khi phát động cuộc thi đến hết ngày 15/6/2020, thời gian trao giải vào tháng 8/2020.
Về cơ cấu giải thưởng cuộc thi gồm; 1 giải Nhất (20 triệu đồng/1 thể loại); 2 Giải Nhì (mỗi giải 10 triệu đồng/1 thể loại); 3 Giải ba (mỗi giải 5 triệu đồng/1 thể loại); 5 Giải khuyến khích (mỗi giải 2 triệu đồng/1 thể loại).
Theo Danviet
XK 10 tỷ USD, nhưng chỉ 5% nhân lực ngành gỗ có trình độ... đại học
Thị trường xuất khẩu (XK) của ngành gỗ Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ khi XK trực tiếp sang 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đứng trước nhiều cơ hội và thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm, nhưng một cản ngại không nhỏ với ngành này là đang thiếu hụt lao động trầm trọng.
Tăng trưởng ngoạn mục
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), thống kê đến tháng 9/2019, cả nước có 5.539 doanh nghiệp (DN), 340 làng nghề sản xuất kinh doanh, chế biến sản phẩm gỗ và lâm sản; 398 DN sản xuất các loại ván nhân tạo; 53 DN sản xuất pallet; 23 DN sản xuất viên nén năng lượng và 192 DN sản xuất dăm gỗ.
Trong tổng số 5.539 DN chế biến gỗ, lâm sản có 662 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), 4.877 DN nội. Số DN trực tiếp XK lâm sản là 2.372, tăng trên 500 DN so với năm 2018.
Chế biến gỗ vươn lên thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh: T.L
Hiện nay đồ gỗ Việt Nam đã XK trực tiếp sang trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á và thứ nhất Đông Nam Á về kim ngạch XK đồ gỗ; chiếm 6% thị phần sản phẩm gỗ toàn cầu. Nhiều DN có nguồn vốn lớn, năng lực quản trị, ứng dụng khoa học công nghệ mới nên bước đầu đã phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến gỗ.
Các thị trường XK lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc. Giá trị XK gỗ và lâm sản có mức tăng trưởng ổn định từ 17 - 19% qua các tháng. Trong đó, gỗ tăng 10,6% và sản phẩm gỗ tăng 19,5% so với cùng kỳ do các đơn hàng từ các thị trường như Mỹ, Nhật Bản và EU tăng cao và ổn định; một số mặt hàng có giá bán XK cao hơn như dăm gỗ đạt trung bình 137 USD/tấn, tăng hơn khoảng 10 USD/tấn so với năm 2018, đã đưa giá trị XK dăm gỗ tăng hơn 26,2% so với cùng kỳ 2018.
"Khát" nhân lực chất lượng cao
Tại hội nghị "Xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam" tổ chức tại TP.HCM chiều 27/11, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Cao Chí Công nhận định, nhu cầu thị trường về gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản ngày càng cao nhưng trong thời gian qua, ngành gỗ vẫn chưa đáp ứng được.
Bước vào giai đoạn công nghiệp hóa nhưng ngành gỗ chỉ có khoảng 5% lao động có trình độ đại học, trên đại học, công nhân kỹ thuật chiếm khoảng 30%. Không chỉ thiếu trầm trọng lao động có trình độ cao, ngay cả lao động phổ thông cũng thiếu hụt một số lượng không nhỏ. Một số DN sản xuất tại Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM... thậm chí còn phải thuê nhân lực phổ thông ở nước ngoài về phục vụ sản xuất, chế biến.
Bên cạnh đó, mặc dù kim ngạch XK gỗ những năm vừa qua tăng trưởng cao nhưng chủ yếu nằm ở nhóm hàng gỗ nguyên liệu, đặc biệt là viên nén gỗ, dăm gỗ... trong khi số lượng rừng trồng có chất lượng, có chứng chỉ để đưa vào XK còn hạn chế. Theo ông Cao Chí Công, muốn cải thiện điều này thì phải cải thiện công tác giống. Ngoài ra, nếu muốn mở rộng được quy mô sản xuất, các DN buộc phải học cách thích ứng với các tiêu chuẩn, hiệp định của thế giới và vượt qua các rào cản thương mại.
Về chính sách đầu tư và thu hút đầu tư của ngành chế biến gỗ, lâm sản, ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định cho rằng, những chính sách của Nhà nước trong việc thu hút đầu tư ngành chế biến gỗ tương đối đầy đủ, tuy nhiên việc tiếp cận, thực hiện những chính sách còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là do Nhà nước không đủ kinh phí để thực hiện; điều kiện để được hưởng những chính sách này còn phức tạp, chưa hấp dẫn DN... Đặc biệt, Việt Nam có quá ít trung tâm nguyên liệu để phục vụ cho ngành gỗ.
Việt Nam cũng đã phê chuẩn và đang triển khai lộ trình của các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA... giúp thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng của các nước tham gia hiệp định sẽ tiếp tục được cắt giảm hoặc xóa bỏ, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa XK của Việt Nam. Thêm vào đó, Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) đã được ký kết với các quốc gia tạo thuận lợi cho Việt Nam do lợi thế cắt giảm thuế quan, cam kết giảm thiểu các hàng rào phi thuế quan, cam kết giảm thiểu các hàng rào phi thuế quan. Đây đều là những cơ hội rất tốt để các DN gỗ Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.
Trong 10 năm tới, Việt Nam đặt ra mục tiêu phấn đấu trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, XK sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế với các con số cụ thể là: Kim ngạch XK gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm 2019 dự kiến đạt 11 tỷ USD; năm 2020 đạt 12 - 13 tỷ USD; năm 2025 đạt 18 - 20 tỷ USD; từng bước tăng tỷ trọng XK sản phẩm được chế biến sâu có thương hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng cao trong tổng kim ngạch XK.
Theo Danviet
Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng Nhằm bảo vệ rừng và phát triển rừng (BVR&PTR) bền vững, đặc biệt là phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), những năm qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) trong công tác quản lý, BVR, PCCCR. Hạt Kiểm lâm - Huyện đoàn Hà Trung phối hợp phát thực bì phòng cháy rừng năm...