Cơ hội nào để ngăn chặn các ADIZ của Trung Quốc? (P2)
Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam đều có lợi ích trong việc ngăn chặn các âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông. Ba bước đi áp dụng “ Cây gậy và củ cà rốt” sau được đánh giá là “cực kỳ hữu ích” nhằm làm Trung Quốc chùn bước hay ít nhất là phải hành động chậm lại.
Những động thái ngang ngược của Trung Quốc đang tạo ra nguy cơ cho một cuộc đối đầu trên Biển Đông. (Ảnh minh họa: Rappler)
Phủ nhận nguy cơ đối đầu trực diện Trung – Mỹ
National Interest dẫn lời chuyên gia Harry Kazianis nhận định, trong thời gian gần đây Trung Quốc luôn lặp đi lặp lại luận điệu: họ không bao giờ có ý định tuyên bố một ADIZ mới ở Biển Đông, rằng tất cả những hoạt động cải tạo đảo của họ chỉ nhằm đảm bảo an ninh trong vùng (?)
Tuy nhiên, Mỹ và các nước đồng minh nên có hành động kiểm chứng việc này. Phương pháp khả thi nhất chính là việc Washington và Bắc Kinh ngừng việc triển khai các hệ thống vũ khí hạng nặng vốn được dùng để chiếm ưu thế so với đối thủ.
Một thoả thuận như vậy sẽ xoa dịu được Bắc Kinh và ít nhất về mặt lý thuyết sẽ thuyết phục được Trung Quốc rằng một ADIZ mới trên Biển Đông là không cần thiết, miễn là Mỹ và đồng minh phải làm hết sức để chứng tỏ sự chân thành và đoàn kết của mình.
Thời điểm của sự “xấu hổ”
Video đang HOT
Trong khi Mỹ và đồng minh đang cố gắng thuyết phục Trung Quốc bớt lo lắng về các vấn đề an ninh, họ vẫn cần phải thường xuyên thông báo cho thế giới các bước tiến cải tạo đảo của Bắc Kinh – nền tảng cho các tuyên bố về ADIZ sau này của Trung Quốc.
Trong bối cảnh khó có thể dùng vũ lực ép buộc Bắc Kinh từ bỏ các dự án cải tạo đảo, Mỹ và đồng minh có thể chứng minh cho cả thế giới thấy từng việc làm sai trái của Trung Quốc, qua đó có thể làm Bắc Kinh phải cân nhắc hơn trong từng động thái của mình.
2 kịch bản có thể xảy ra:
Thứ nhất, nếu Trung Quốc tiến hành bất cứ việc mở rộng hoặc xây dựng bất cứ công trình nào có thể dùng để tuần tra hoặc thiết đặt các hệ thống vũ khí chống hạm, những hình ảnh đó cần được chuyển tới các cơ quan truyền thông ngay lập tức.
Thứ hai, nếu tàu thuyền của Mỹ và đồng minh đang thực hiện tự do giao thương ở Biển Đông mà bị quấy rầy bởi các lực lượng của Trung Quốc, hình ảnh và video của sự việc nên được cập nhật trên Youtube và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Nếu sự việc cứ liên tục diễn ra, giới chức Bắc Kinh hẳn sẽ cảm thấy “bẽ mặt” vì những hành động sai trái của mình bị phơi bày hết lần này đến lần khác.
Vận dụng luật pháp quốc tế
Mỹ và các nước đồng minh nên hợp tác cùng với các “nguyên đơn” khác trong khu vực để giải quyết xung đột mà không cần sự xuất hiện của Trung Quốc. Nếu được tổ chức tốt, tất cả những quốc gia có xung đột quyền lợi với Trung Quốc có thể đoàn kết và cùng nộp đơn lên toà án quốc tế tố cáo những hành động này.
Khi mà các hành động đơn lẻ không đủ để trở thành thách thực thực sự với Bắc Kinh, như trong trường hợp của Philippines, một đơn kiện tâp thể với ý nguyện của tất cả các quốc gia chắc chắn sẽ có sức nặng hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, Washington sẽ có những động thái không chính thức để thúc đẩy việc này diễn ra, cũng như sử dụng ảnh hưởng của mình để đẩy Bắc Kinh vào thế nhượng bộ với các nước láng giềng.
Dù cho có thể phải trả những cái giá đắt, những đơn kiện tập thể sẽ khiến Bắc Kinh rơi vào “ mớ bòng bong” của các mối quan hệ phức tạp mà không dễ dàng thoát ra. Những hành động này sẽ đủ sức răn đe Trung Quốc không tiến hành bất cứ hành động cải tạo đảo nào trong tương lai, xa hơn nữa là sẽ không có thêm những ADIZ mới.
Trần Khánh
Theo Dantri/ National Interest
Australia tiếp tục phản đối Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông
Đài RFI đưa tin, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop ngày 11/6 đã không ngần ngại nhắc lại lập trường của Canberra phản đối việc Bắc Kinh tuyên bố lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Australi Julie Bishop. (Nguồn: News)
Phát biểu tại Viện nghiên cứu Lowy ở thành phố Sydney (Australia), bà Bishop cho biết Canberra rất quan ngại trước nguy cơ về bất kỳ hành động đơn phương nào trong khu vực đều "có thể gây căng thẳng, dẫn đến những tính toán hay phán đoán sai lầm để cuối cùng kết thúc bằng một hình thức xung đột nào đó."
Ngoại trưởng Australia đã đề cập đến tình hình Biển Đông, nơi căng thẳng bắt nguồn từ tranh chấp chủ quyền đã gia tăng trong những năm gần đây giữa Trung Quốc với các nước láng giềng xung quanh Biển Đông.
Theo bà Bishop, Australia sẽ lên tiếng phản đối nếu ADIZ được đơn phương tuyên bố tại Biển Đông. Vào năm 2013, Trung Quốc từng làm một việc tương tự trên Biển Hoa Đông, và quyết định đó đã bị nhiều nước đồng loạt lên án, trong đó có Australia, Mỹ, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á.
Ngoại trưởng Australia còn kêu gọi tất cả các quốc gia có lợi ích trong việc duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không trên vùng Biển Đông nên xác định rõ lập trường của mình đối với Bắc Kinh. Bà Bishop khẳng định rằng Australia hoàn toàn đúng đắn trong việc nêu bật quan ngại về ADIZ trên Biển Đông, và Canberra sẽ tiếp tục lên tiếng cho dù nước này có thể chịu ảnh hưởng về phương diện kinh tế.
Tuần trước, tờ nhật báo "The Australian" đưa tin Canberra đang xem xét việc điều một máy bay trinh sát hàng hải P-3 bay vào bên trong vùng 12 hải lý quanh một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở Trường Sa.
Hiện Bắc Kinh đưa ra yêu sách hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả nhưng nơi rất xa bờ biển Trung Quốc, và đang rầm rộ bồi đắp những bãi đá mà họ kiểm soát tại Trường Sa thành những hòn đảo nhân tạo, trong đó có những cơ sở bị tình nghi là sẽ được dùng vào mục đích quân sự. Bắc Kinh cũng không loại trừ khả năng tuyên bố một ADIZ tại Biển Đông./.
Theo (Vietnam )
Úc yêu cầu Trung Quốc không được lập ADIZ ở Biển Đông Ngoại trưởng Úc Julie Bishop hạ thấp nguy cơ xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng cảnh báo Bắc Kinh không được đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không được đơn phương lập ADIZ ở Biển Đông - Ảnh: Reuters...