Cơ hội nào cho MOBA đánh chiếm làng game Việt?
Có lẽ, đã đến lúc chúng ta bàn đến hồi kết của DotA 1 khi các đàn em ngày càng mạnh mẽ, vượt trội và tràn về Việt Nam ngày càng mạnh mẽ hơn. Thế nhưng, sự đi xuống về số lượng người chơi của DotAchưa hẳn đã đảm bảo cho sự thành công của các tựa game cùng thể loại vẫn được gọi chung với cái tên MOBA ( Multiplayer Online Battle Arena) trong thời gian tới. Vẫn còn nhiều rào cản đối với sự thành công của thể loại này.
Sức mạnh NPH
Một game online muốn thành công, thực lực và khả năng của NPH đóng một vai trò hết sức quan trọng. Một game dù có hay đến đâu, hấp dẫn đến đâu nhưng công tác phát hành không tốt, không hợp lòng game thủ… thì game cũng sẽ chết yểu.
Rất ít NPH tại VN có kinh nghiệm vận hành MMO kiểu DotA.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam chỉ có Garena “máu me” với thể loại game này, cũng dễ hiểu khi hãng sở hữu mạng lưới phân phối, cộng đồng và kinh nghiệm có được trong thời gian vận hành giải pháp mạng Lan dành cho DotA tại Việt Nam. Thế nhưng hầu hết các NPH còn lại chưa tự tin hoặc đủ kinh nghiệm như vậy.
Điều này một phần cũng là do họ đã quá quen với các MMO nhập vai với lối chơi truyền thống, rập khuôn công thức “cứ kiếm hiệp là thành công”, nên nếu nhảy qua thể loại mới sẽ rất dễ thất bại. Thậm chí ngay cả Garena tại thời điểm này đang đi đúng hướng nhưng chúng ta không thể hoàn toàn yên tâm mọi việc sẽ ổn định trong suốt quá trình phát hành.
Video đang HOT
Quy luật vòng đời và sự thay đổi xu thế
Mỗi thể loại game chỉ có “thời” của mình và quy luật tất yếu, đi qua đỉnh cao sẽ bắt đầu đi xuống. Thường thì chu kỳ một loại game nổi lên là khoảng 4 năm. Bản chất của MOBA là lối chơi và cốt truyện tương đối giống nhau. Vì vậy nếu không có sự đột phá rất khó để thuyết phục game thủ bỏ tiền cho các sản phẩm về sau.
Thế giới game đang thay đổi với sự dịch chuyển từ các game client sang webgame và xu hướng mobile hóa đang ngày càng rõ ràng. Ngoài ra, sự đóng băng và việc các game nhập vai đang chuẩn bị quay lại cũng sẽ gây khó khăn cho nhiều thể loại khác, trong đó có MOBA.
Cộng đồng gắn bó với MOBA vẫn còn chưa nhiều như MMO nhập vai thông thường.
Các game MOBA tính đến thời điểm này mang nhiều đặc điểm “cũ”: dung lượng bộ cài lớn, thời gian làm quen lâu… nhiều khả năng sẽ khiến chúng gặp khó khăn khi cạnh tranh trong một thị trường khá đặc biệt như Việt Nam.
Sự trở lại của các MMORPG cũng sẽ là một rào cản khá lớn. Sau một thời gian dài không có một MMORPG nào, cộng đồng này đang rơi vào tình trạng “khát” hơn bao giờ hết. Phải biết rằng đây là một cộng đồng rất lớn và giao thoa rất nhiều với cộng đồng MOBA, nếu MMORPG trở lại, đó sẽ là một đối thủ đáng gờm.
Phương án thu phí
Mua bán vật phẩm phải giữ được cân bằng.
Sự thành công của một game chắc chắn còn nằm ở khía cạnh tài chính. Một sự thật là MOBA rất khó để xác định một hình thức thu phí hiệu quả. Thu phí trong MOBA vừa phải đảm bảo tính cân bằng (không được ảnh hưởng đến sức mạng nhân vật) vừa phải đảm bảo mức thu cho NPH. Phương án thường được các MOBA (như DotA 2 chẳng hạn) sử dụng là bán vật phẩm trang trí kèm trong game. Tính hiệu quả của phương án này ở Việt Nam còn là dấu hỏi lớn.
Cuối cùng vẫn là game thủ
Dù nguy hiểm nhưng tất cả những yếu tố trên đều có thể vượt qua được, chỉ có bản chất ý thức gamer mới là yếu tố khiến các NPH bó tay và rất khó để giải quyết nhất là khi còn cho đăng ký tài khoản thoải mái như thế này.
Ý thức game thủ non kém rất dễ giết chết những tựa game sâu sắc.
Đặc điểm của các MOBA là sự tương tác và ảnh hưởng qua lại giữa các người chơi trong cùng một game rất lớn. Trong game, chỉ cần 1 hoặc 2 nhân vật chơi tệ hoặc phá game, lập tức tất cả bị ảnh hưởng rất xấu. Đối với game MOBA, chất lượng của tương tác giữa các người chơi chiếm hơn 1 nửa sự thành công của game.
Ai cũng biết những vấn nạn về văn hóa chơi game đang làm thị trường game Việt tồi tệ hơn bao giờ hết. Nhớ ngày còn chơi DotA 1, cho dù đã đánh ở room level cao nhưng 10 trận may ra có 1 trận không có quitter hoặc feeder. Rồi các vấn nạn khác như chửi bậy chẳng hạn, sẽ khiến MOBA ở Việt Nam không dễ thành công.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Quân chính phủ Syria đánh đuổi phe nổi dậy
Quân chính phủ Syria dưới sự chỉ huy của anh trai Tổng thống Bashar al-Assad và được hậu thuẫn bởi trực thăng tấn công hôm qua (22/7) đã thực hiện một cuộc phản công quyết liệt, đánh bật các chiến binh nổi dậy ra khỏi thủ đô Damascus. Phe nổi dậy đã buộc phải tháo chạy ra khỏi thủ đô đúng một tuần sau khi họ phát động chiến dịch tấn công lớn vào thủ đô mang tên Núi lửa Damascus.
Một nhân chứng và các nhà hoạt động cho biết, Sư đoàn số 4 của quân đội Syria dưới sự chỉ huy của ông Maher al-Assad - một vị tướng cứng rắn đáng sợ, đã có các cuộc giao tranh các liệt và đẫm máu với lực lượng nổi dậy. Đội quân trung thành với ông Assad đã giết chết rất nhiều thanh niên trẻ trong chiến dịch giành lại quận Barzeh, phía bắc thủ đô này.
Ngoài Barzeh, đài truyền hình Syria đưa tin, quân chính phủ cũng đã quét sạch các chiến binh nổi dậy ra khỏi một khu vực khác ở thủ đô sau 24 giao tranh ác liệt với lực lược này. Khu vực mà quân chính phủ vừa chiếm lại được là Razi Orchards. Đây từng là một cái nôi của cuộc nổi dậy chống chính phủ trong những tháng gần đây.
Theo lời các nhân chứng, quân chính phủ và phe nổi dậy đã đụng độ ác chiến với nhau ở một loạt địa điểm trong khu vực rộng lớn ở Razi Orchards. Cuộc chiến ở Syria giờ đây đã bước vào giai đoạn sinh tử với mỗi bên đều quyết liệt trong mục tiêu tiêu diệt phe đối phương.
Đài truyền hình al-Ekhbaria đã phát lại hình ảnh những chiến binh nổi dậy bị bao vây, bố ráp bởi quân chính phủ. Hơn 40 chiến binh nổi dậy đã bị quân chính phủ tiêu diệt trong vài giờ qua.
Trước những vụ đụng độ mới nhất nói trên, lực lượng trung thành với ông Assad cũng đã tuyên bố giành lại được quyền kiểm soát đối với nhiều khu vực ở thủ đô Damascus từ tay phe nổi dậy.
Quân đội Syria bắt đầu thực hiện một chiến dịch phản công đầy quyết tâm sau khi phe nổi dậy bất ngờ tấn công vào thủ đô nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad. Phe nổi dậy đã khiến chính quyền của ông Assad choáng váng, loạng choạng vì một vụ đánh bom ngay giữa cuộc họp của các quan chức an ninh hàng đầu Syria hồi giữa tuần trước, khiến 4 quan chức cấp cao thiệt mạng. Các cuộc giao tranh ác liệt bắt đầu nổ ra ở thủ đô Damascus cách đây một tuần sau khi Quân đội Syria Tự do của phe nổi dậy tuyên bố thực hiện "cuộc quyết chiến cuối cùng ở Damascus".
Đụng độ ác liệt ở thành phố lớn thứ hai Syria
Cuộc khủng hoảng ở Syria ngày càng có chiều hướng biến thành một cuộc nội chiến khi các cuộc giao tranh tiếp tục rộ lên khắp Aleppo - thành phố lớn thứ 2 cũng là trung tâm kinh tế của Syria.
Nguồn tin từ các nhà hoạt động ở Aleppo cho biết, quân chính phủ và phe nổi dậy bắt đầu đụng độ ác liệt với nhau từ đêm thứ Bảy (21/7) và sáng Chủ nhật (22/7). Phe nổi dậy tuyên bố, họ đang thực hiện chiến dịch "giải phóng" Aleppo.
Những cuộc đọ súng căng thẳng và quyết liệt rộ lên xung quanh trụ sở của một cơ quan tình báo ở giữa trung tâm thành phố Aleppo. Một nhà hoạt động có tên là Mohammed Saeed, cho biết, phe nổi dậy vẫn đang kiểm soát quận trung tâm Salah al-Din và khu vực Sakhour gần đó.
"Aleppo đang chứng kiến những cuộc chiến đường phố kinh hoàng", nhà hoạt động trên cho hãng tin AP biết. Theo ông Saeed, giao tranh cũng nổ ra ở con đường dẫn tới sân bay quốc tế của thành phố khi phe nổi dậy cố tìm cách cản trở quân tiếp viện của chính phủ tiến vào Aleppo.
Quân chính phủ và phe nổi dậy cũng đụng độ ở một loạt khu vực khác trong thành phố Aleppo như Saif al-Dawla, al-Jameeliya, al-Meridian, al-Zabadia. Một tòa nhà ở Seif al-Dawla đã bị đổ sập trước cơn mưa đạn pháo. Khu vực phía tây thành phố Aleppo rung chuyển bởi một loạt tiếng nổ.
Các cuộc giao tranh ác liệt ở thành phố Aleppo đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Tuy nhiên, hiện tại, chưa có con số thống kê chính thức số người thương vong ở đây.
Đài truyền hình Syria đã tìm cách nói giảm nhẹ về tình hình bạo lực ở Aleppo, nói rằng quân đội chỉ đang truy lùng "những kẻ khủng bố ".
Giữa lúc chiến sự căng thẳng, Tổng thống Assad lại xuất hiện trên truyền hình. Ông đã có cuộc gặp với tân Tổng Tham mưu trưởng quân đội Syria - Tướng Ali Abdullah Ayub. Tại cuộc gặp này, Tổng thống Assad đã đưa ra những chỉ đạo cho vị Tổng Tham mưu trưởng mới đồng thời chúc ông này may mắn trong trọng trách vừa được giao.
Về phía phe nổi dậy, trong một đoạn băng được tung lên mạng, Đại tá Abdul Jabbar Mohammed Aqidi đã kêu gọi binh lính chính phủ đào ngũ, chạy sang phe nổi dậy.
Tình hình bạo lực ở Syria đang diễn biến mỗi ngày một nghiêm trọng với số thương vong tăng không ngừng. Theo con số được Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh công bố, ít nhất 19.106 người đã thiệt mạng ở Syria kể từ sau khi cuộc nổi dậy ở nước này bùng lên hồi tháng 3 năm ngoái. Trong số này có 13.296 dân thường, 4.861 nhân viên an ninh và 949 binh lính đào ngũ.
Trong khi đó, Liên Hợp Quốc hồi tháng 5 thống kê số người chết là vào tầm khoảng 10.000 người. Riêng chính phủ Syria đưa ra con số 6.947 người, trong đó có ít nhất 3.211 dân thường và 2.566 nhân viên an ninh.
Theo VNMedia
Ngày xưa ơi! Em tưởng rằng nỗi hận anh có thể giết chết tình yêu trong em nhưng em đã lầm. "Xin em đừng như mùa xuân, vội vàng hoa nào cũng nở. Xin em đừng như mùa hè nắng chói chang rồi cũng mưa ào ạt, cũng đừng như mùa thu không chỉ riêng ai, trời xanh đằm thắm, và em hỡi mùa đông, mùa...