Cơ hội nào cho hai con tin người Nhật bị IS dọa chặt đầu?
IS đòi 200 triệu USD để trả tự do cho hai con tin Nhật trong khi thời hạn chỉ có 72 giờ đồng hồ. Thời gian không còn nhiều trong khi Tokyo vẫn đang cân nhắc đối sách phù hợp.
Theo tin tức trên Telegraph, IS đòi tới 200 triệu USD cho tính mạng của hai con tin Nhật Bản. Nhiều chuyên gia cho rằng số tiền chuộc khổng lồ này mang ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn là thực tế. Trong chuyến thăm Cairo, Ai Cập ngày 17/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hứa cung cấp những viện trợ phi quân sự trị giá 200 triệu USD cho các nước tham gia cuộc chiến chống IS.
IS sẽ hành quyết hai con tin người Nhật nếu không nhận được 200 triệu USD tiền chuộc.
Ông Abe hiện không đề cập đến khả năng trả tiền chuộc hay thương lượng với những kẻ bắt cóc. Tokyo chưa bao giờ lên tiếng thừa nhận trả tiền chuộc cho khủng bố. Nhật Bản năm 2013 đã ký một thông cáo chung của nhóm 8 nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8), trong đó có đoạn: “Nhật Bản dứt khoát từ chối trả tiền chuộc cho khủng bố đồng thời kêu gọi các quốc gia và đối tác trên toàn cầu thực hiện “.
Anh và Mỹ cũng thực thi những chính sách tương tự. Bà Diane, mẹ của nhà báo James Foley, từng chia sẻ trên kênh CNN rằng giới chức Mỹ đã dọa truy tố nếu bà còn có ý định quyên góp để trả tiền chuộc cho nhóm khủng bố.
Nhật Bản, Anh, Mỹ và một số cường quốc khác kiên quyết không chi tiền cho các tổ chức như IS hay al-Qaeda. Việc trả tiền chuộc không đồng nghĩa với việc con tin sẽ được giải thoát. Hơn nữa, hành động đó sẽ chỉ khuyến khích các nhóm cực đoan tiếp tục thực hiện hành vi bắt cóc, gây nguy hiểm cho những người khác.
“Trả tiền chuộc hôm nay sẽ chỉ tạo ra những vụ bắt cóc khác trong tương lai, các vụ bắt cóc lại dẫn đến những yêu cầu tiền chuộc khác. Năng lực của bè lũ khủng bố nhờ thế sẽ không ngừng gia tăng”, ông David S.Cohen, thứ trưởng tài chính phụ trách vấn đề khủng bố và tình báo Mỹ từng bình luận
Video đang HOT
Dựa trên những gì IS thực hiện từ trước đến nay, khả năng phiến quân Hồi giáo trả tự do cho các con tin là rất thấp. Nhưng Nhật vẫn có thể tiến hành đàm phán với những kẻ bắt cóc. Khác với Mỹ và Anh, Nhật Bản không tham gia trực tiếp vào các chiến dịch quân sự ở Iraq và Syria.
Như vậy, vẫn có khả năng IS sẽ phóng thích các con tin Nhật bản như một hành động thiện chí. Tokyo hoàn toàn có thể thương lượng với IS rằng nước này sẽ hủy thỏa thuận chi 200 triệu USD hỗ trợ liên minh chống IS. Tuy nhiên, ông Abe vẫn chưa đề cập đến khả năng này.
Nếu như mọi nỗ lực ngoại giao không phát huy tác dụng, Nhật Bản có lẽ phải dựa vào sức mạnh quân sự, nhờ cậy các đồng minh phương Tây và Trung Đông tìm cách giải cứu các con tin. Dù khả năng thành công là rất thấp.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Những vụ chặt đầu nhà báo, công dân Mỹ làm chấn động thế giới
Vụ chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley mới đây khiến dư luận thế giới bàng hoàng, làm dư luận nhớ lại vụ chặt đầu nhà báo Mỹ Daniel Pearl và các vụ hành quyết công dân Mỹ khác trong quá khứ. Sự tàn bạo của các nhóm khủng bố và tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) vẫn khiến mọi người bàng hoàng.
Nhà báo James Foley trong lúc tác nghiệp ở Syria - Ảnh: Reuters
Cái chết của nhà báo Foley, làm việc cho trang tin GlobalPost (Mỹ), khiến nhiều người đau lòng nhớ lại vụ nhà báo Daniel Pearl của tờ Wall Street Journal (Mỹ) bị bắt cóc vào năm 2002 ở Pakistan, theo đài KTLA5 (Mỹ).
Cả hai nhà báo Foley và Pearl đều bị chặt đầu và các phần tử khủng bố đã đăng tải đoạn video cảnh chặt đầu họ lên mạng.
Trong vụ chặt đầu nhà báo Pearl, thủ phạm là các phần tử mạng lưới khủng bố al-Qaeda. Còn Foley bị một phần tử IS chặt đầu.
Mỹ bắt đầu tiến hành điều tra hình sự cái chết của nhà báo Foley sau khi tuyên bố sứ mạng giải cứu Foley và các con tin Mỹ khác bị bắt cóc ở Syria thất bại.
IS đã đòi tiền chuộc 132 triệu USD sau khi bắt cóc Foley vào năm 2012, nhưng sau đó đã chặt đầu nhà báo này vì Washington từ chối trả tiền chuộc.
Còn vụ chặt đầu nhà báo Pearl xảy ra chỉ vài tháng sau vụ tấn công khủng bố ngày 11.9.2001 ở Mỹ, cũng đã khiến thế giới bàng hoàng trước sự tàn bạo của tổ chức khủng bố al-Qaeda, nhà sử học Mỹ Timothy Furnish cho biết.
Nhà báo Daniel Pearl - Ảnh: Reuters
Trong cuộc chiến Iraq, các phần tử cực đoan đã chặt đầu ba người Mỹ, đó là doanh nhân Nicholas Berg và hai nhân viên một công ty xây dựng Eugene Armstrong và Jack Hensley, cùng nhiều người nước ngoài và người Iraq khác.
Ở Ả Rập Xê Út, các phần tử khủng bố al-Qaeda đã chặt đầu doanh nhân Mỹ Paul Johnson Jr. vào tháng 6.2004.
Các phần tử khủng bố đã bắt cóc ông Paul và đề nghị Mỹ trao đổi tù binh. Nhưng Washington đã từ chối và nhóm bắt cóc đã ghi hình cảnh chặt đầu ông Paul, tung video lên mạng.
Đến tháng 7.2004, chính quyền Ả Rập Xê Út mới tìm thấy được phần đầu của ông trong một tủ lạnh tại một căn nhà ở thủ đô Riyadh.
Nhà sử học Furnish cho rằng mục đích của những vụ chặt đầu này là nhằm gây khiếp sợ trong cộng đồng, lấy tiền chuộc, ra yêu sách trao đổi tù binh và gửi lời cảnh báo đối với chính quyền các nước phương Tây, nhất là Mỹ.
Nước Mỹ vẫn kiên quyết duy trì chính sách không khoan nhượng với khủng bố, theo tờ The New York Times (Mỹ).
Kể từ năm 1992, trên 1.000 nhà báo thiệt mạng khi tác nghiệp tại những vùng có xung đột và chiến sự trên thế giới, theo số liệu của Ủy ban Bảo vệ Các nhà báo (CPJ), một tổ chức phi lợi nhuận độc lập trụ sở ở thành phố New York (Mỹ).
CPJ ước tính có khoảng 20 nhà báo đang mất tích khi tác nghiệp ở Syria và nhiều người trong số này được cho bị IS bắt cóc.
Theo Thanh Niên
Vụ nhà báo Mỹ bị chặt đầu: Đăng hay không đăng? Đăng lên mạng, tải về, phát, xem đoạn video rùng rợn chiếu cảnh chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley có thể bị coi là hành vi vi phạm luật chống khủng bố. Nhà chức trách Anh đã ra cảnh báo chính thức nói việc đăng lên mạng, tải về, phát hoặc thậm chí là xem đoạn video rùng rợn chiếu cảnh phiến...