Cơ hội nào cho “dân không chuyên” làm game tại Việt Nam?
Vì đam mê, không ít những game thủ Việt đã tự biến mình thành những người làm game nhờ những bản mod. Thế nhưng giữa một thị trường như Việt Nam, đâu là cơ hội dành cho họ?
Trong thời gian qua, làng game Việt đã chứng kiến không ít những dự án game đến từ những game thủ Việt, cũng như những nhóm phát triển gamekhông chuyên tại Việt Nam.
Lướt qua những trang diễn đàn, trang tin game, những cái tên như Đại Việt Đế Chế, dự án chuyển ngữ nhiều game nhập vai đình đám Nhật Bản nhưFinal Fantasy VIII của một dịch giả kiêm game thủ Việt hay mới đây nhất là dự án game mang tên BFVN Red đã khiến cộng đồng không khỏi thích thú và háo hức mong chờ xem những con người tự mày mò làm game sẽ đem lại chất lượng ra sao.
Thế nhưng, giữa một thị trường như Việt Nam, thì đâu là lối đi dành cho họ?
Nhìn lại ngành phát triển game Việt
Nhiều người nói rằng, với đam mê, con người sẽ có thể làm nên tất cả. Thế nhưng có lẽ, cụm từ “tất cả” ở đây nên loại trừ game ra. Bởi lẽ, tôi đã từng thấy không ít những dự án làm game của những sinh viên hay những game thủ đầy tâm huyết rốt cuộc đều đã bị dẹp vào một góc, mỗi người một nơi với nỗi lo cơm áo gạo tiền đè nặng hàng ngày.
Nếu không có đam mê, thì những thứ bạn làm sẽ giống như việc bạn bị bắt ép hoàn thành một công việc mình không thích một chút nào. Điều này cố nhiên là chính xác. Thế nhưng với game, đam mê của bạn không thể nào được xếp vào vị trí thứ nhất trong số những điều kiện cần có để tạo ra một tựa game hay.
Hãy lấy ví dụ một dự án game của những sinh viên sắp ra trường. Họ đam mê một thể loại game, và cùng ngồi với nhau bàn tính kế hoạch tạo ra một tựa game để một mặt thỏa mãn đam mê, mặt khác giới thiệu đến cộng đồng game thủ, và nếu thành công thì họ còn có thể kiếm tiền từ việc đó. Tuy nhiên những trở ngại sẽ xuất hiện, chẳng chóng thì chầy.
Ngay đến cả những studio game lớn, có bề dày kinh nghiệm hoạt động hiện tại cũng đang phải trầy trật trước những khó khăn và những thay đổi chóng mặt của thị trường game Việt Nam giai đoạn 2013 – 2014 đang diễn ra.
Video đang HOT
Sự thành công bất ngờ của Nguyễn Hà Đông nhanh chóng khiến cho các Studio game mobile trước đây nhận ra rằng, nhu cầu giải trí trên điện thoại khác khá xa máy tính, và phần lớn game thủ điện thoại cần thứ gì đó giải trí nhanh gọn, có tính thử thách và đặc biệt là không cần động não quá nhiều. Flappy Bird đặc biệt thành công cũng 1 phần vì lỗi chơi hoàn toàn không cần động não tư duy và đặc biệt là hoàn toàn không có cốt truyện.
Và như thế là, hàng loạt những game mobile với lối chơi tương tự như Flappy Bird lần lượt được các nhà làm game trong nước sản xuất với tốc độ ào ạt chẳng thua kém gì những chiếc xe đua cả.
Lý do là, việc làm game không cốt truyện cắt giảm đi rất nhiều thời gian và công sức của Studio, bớt được công đoạn viết kịch bản là công đoạn đòi hỏi sự sáng tạo rất nhiều. Nhờ đó các nhà phát triển tập trung được thời gian để đầu tư làm ra game nhanh hơn.
Dân không chuyên: Làm game vì đam mê
Đây là một sự thật khó lòng có thể chối bỏ. Và cũng vì thế, những game thủ Việt mod hoặc làm game mới hầu hết cũng chỉ phục vụ cho một nhóm nhỏ cộng đồng hâm mộ một vài tựa game nhất định. Điều này phần nào có chút sai lệch với những dự án chuyển ngữ như Final Fantasy VIII, một trong những tựa game gắn bó với rất nhiều thế hệ game thủ nước ta.
Thế nhưng câu chuyện của Final Fantasy VIII lại là một vấn đề hoàn toàn khác nhưng cũng khá nóng hổi. Lý do là, tất cả những dự án chuyển ngữ như thế này hiện đều chỉ được phân phối một cách miễn phí qua những được link tải về được game thủ chia sẻ cho nhau. Vậy đối với những game thủ với khát vọng làm giàu từ game, họ cần phải làm gì, đặc biệt là giữa một thị trường vốn quá phụ thuộc vào những game crack miễn phí và không bản quyền?
Câu trả lời được họ đưa ra là: “Chúng tôi làm game vì đam mê chứ không phải vì tiền”. Đây cũng là tư duy nói chung của rất nhiều những game thủ, những người làm game không chuyên khác tại Việt Nam.
Thế nhưng khi vòng quay cơm áo gạo tiền bắt đầu trở thành mối lo, thì những người làm game không chuyên như thế này chắc chắn sẽ dang dở những dự án đầy hứa hẹn. Đó cũng là nỗi lo của nhiều game thủ khác khi chờ đón một tựa game do chính những gamer Việt Nam khác thực hiện.
Trong khi đó, không ít những game thủ khác thì tự mày mò tìm hiểu những kiến thức cơ bản để làm game. Tinh thần ham học hỏi, cầu thị của những game thủ này luôn là điều chúng ta cần ngưỡng mộ. Thế nhưng làm game là một chuyện, tạo ra những sản phẩm hợp với thị hiếu lại là khía cạnh hoàn toàn khác, đòi hỏi thời gian nghiên cứu cũng như mức độ “liều” tương đối để chấp nhận thất bại một khi sản phẩm không nhận được đánh giá cao từ cộng đồng.
Tạm kết
Trong thời điểm mà cả ngành phát triển game Việt tuy đã có những bước tiến thay đổi nhưng vẫn chưa hết khó khăn, thì những sự quan tâm chú ý dành cho cộng đồng phát triển game không chuyên tại nước ta lại trở thành xu hướng mới.
Có lẽ sẽ còn rất lâu để Việt Nam có được một modder đạt được thành công bất ngờ như chàng trai trẻ 20 tuổi Alexander Velicky, người chỉ nhờ một bản mod Skyrim đã xin được việc làm tại một trong những studio game lớn nhất thế giới, Bungie. Thế nhưng không có điều gì là không thể.
Hy vọng rằng, một ngày nào đó, khi ngành phát triển game Việt đã thoát khỏi thời kỳ khó khăn, những tựa game dán mác made in Vietnam hầu hết không còn là những món “mỳ ăn liền” không hơn không kém như hiện nay, thì cộng đồng phát triển game không chuyên cũng sẽ có được tiếng nói riêng, góp sức mình vào những dự án game lớn của nước nhà.
Theo VNE
Những tỷ phú nổi tiếng phất lên nhờ game
Đây là những tỷ phú vô cùng nổi tiếng trong làng game thế giới với rất nhiều đóng góp và là cha đẻ của nhiều trò chơi nổi tiếng hiện nay.
1. Hiroshi Yamauchi - 7,8 tỷ USD
Hiroshi Yamauchi là tỷ phú Nhật Bản nắm trong tay khối tài sản khổng lồ trong vị trí giám đốc điều hành của công ty trò chơi điện tử Nintendo, trụ sở tại Kyoto. Theo Forbes, Hiroshi Yamauchi là người giàu thứ 13 Nhật Bản. Năm 2006, tổng tài sản của ông được thống kê là 7,8 tỷ USD.
2. Yoshikazu Tanaka - 3,5 tỷ USD
Yoshikazu Tanaka được xem là tỷ phú trẻ nhất Nhật Bản khi nắm trong tay khối tài sản 3,5 tỷ USD ở độ tuổi 35. Theo Forbes, Yoshikazu Tanaka xếp thứ 7 trong số những tỷ phú giàu nhất Nhật Bản. Hiện nay, Tanaka là giám đốc điều hành của công ty trò chơi điện tử và dịch vụ mạng xã hội GREE. Trang mạng xã hội SNS GREE do Tanaka thành lập hiện có 200 triệu thành viên.
3. Marc Pincus - 2,2 tỷ USD
Marc Pincus là chủ sở hữu của công ty Zynga chuyên sản xuất các loại game trên mạng xã hội, trong đó có các game nổi tiếng như Farmville, Bubble Safari, Words with Friends, Draw Something và City Ville. Hiện Pincus đang nắm giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị Zynga. Năm 2013, ông nắm giữ khối tài sản lên đến 2,2 tỷ USD.
4. Gabe Newell - 1,5 tỷ USD
Gabe Newell là nhà đồng sáng lập kiêm tổng giám đốc điều hành của công ty phát triển trò chơi điện tử và phân phối trực tuyến Valve Corporation (Mỹ). Ông là tỷ phú nổi tiếng khi bỏ dở chương trình học tại Đại học Harvard.
Tính đến tháng 9 năm 2012, tổng giá trị tài sản của Newell là 1,5 tỷ USD. Tỷ phú từng làm việc cho Microsoft là tác giả của các game nổi tiếng như Half-Life, Left 4 Dead và Portal. Là nhà sáng lập game nhưng Newell rất hâm mộ các game khác như Super Mario 64, Doom và Star Trek.
5. Hajime Satomi - 1,1 tỷ USD
Sau khi bỏ dở chương trình đại học năm 1975, Hajime Satomi thành lập Tổng công ty Sammy chuyên sản xuất thiết bị cho ngành công nghiệp giải trí Pachinko ở Nhật Bản. Hiện nay ông đang nắm giữ vị trí giám đốc điều hành của Sammy Corporation và giám đốc của Sega Corp. Theo Forbes, tài sản ròng của Hajime Satomi là 1,1 tỷ USD, ông là người giàu thứ 33 tại Nhật.
Theo VNE
Mạn đàm về những con người làm game Việt Những người làm game Việt vẫn cần cố gắng nhiều hơn nữa để thực sự bước qua được thời kỳ gian khó.Câu chuyện làm game Việt Nam rốt cuộc không phải là một chủ đề mới. Trái lại, trên những trang tin về game, cũng như những diễn đàn về giải trí tương tác tại nước ta, chắc chắn những bài viết, những...