Cơ hội nào cho các bạn trẻ, góc nhìn thực tế về ngành CNTT hiện tại và tương lai
Mùa dịch Covid-19 đi qua, khi hầu hết các ngành nghề đều chịu tác động xấu, Công nghệ thông tin (CNTT) vẫn “sống khỏe”, không những vậy cơ hội phát triển cho lĩnh vực này ngày càng rộng hơn.
Cơ hội rộng mở với ngành CNTT
Sau những tổn thất về kinh tế nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra trên toàn cầu, câu chuyện khắc phục hậu quả và tái thiết là điều được quan tâm nhất.
Dựa trên đặc thù về ngành nghề, CNTT được xem là lĩnh vực ít bị ảnh hưởng nhất. Không những vậy, các dịch vụ, ứng dựng lại xuất hiện nhiều hơn ở cả trong và sau mùa dịch. Trong khi hàng loạt công ty, đơn vị sản xuất kinh doanh rơi vào tình trạng kiệt quệ dẫn tới đóng cửa thì những công ty, tập đoàn thời 4.0 như Google, Facebook, Amazon, Apple… vẫn cho ra những báo cáo về doanh thu rất tươi sáng.
Còn thực tại trong nước, trải qua mùa dịch Covid-19, Việt Nam đã thấy rất rõ lợi ích của những ứng dụng trên nền tảng online khi rất nhiều vấn đề đều được xử lý dựa trên những nền tảng CNTT. Tổ chức các buổi họp trực tuyến, thanh toán online, cổng Chính phủ điện tử dần đi vào thực tiễn… đó là những minh chứng rõ nét nhất.
Trong báo cáo của A.T.Kearney năm 2019, chỉ số Dịch vụ Toàn Cầu theo quốc gia (Global Services Location Index) của Việt Nam xếp ở hạng 5 trong các thị trường mới nổi, với tốc độ tăng trưởng từ 20 – 25% mỗi năm.
Video đang HOT
Theo dự đoán, năm 2020 sẽ cần 1,2 triệu nhân lực phục vụ cho ngành CNTT và con số thiếu hụt là 500.000. Điều này cho thấy cơ hội phát triển của lĩnh vực CNTT ở Việt Nam trong thì hiện tại và tương lai là rất lớn.
Tuy nhiên, vấn đề “người tìm việc – việc tìm người” vẫn là câu chuyện muôn thuở, đặc biệt với những bạn trẻ hay sinh viên mới ra trường. Bởi trong vấn đề này luôn tồn tại một câu hỏi: “Nơi đâu mới là cơ hội để cho các bạn trẻ, các bạn sinh viên mới ra trường phát triển bản thân?”
Điểm đến và hành trang
Trên thực tế, hầu hết các công ty, tập đoàn lớn đều rất ngại “đào tạo nhân sự”. Trong bản yêu cầu trình độ, không khó để bắt gặp dòng chữ “có ít nhất 2 năm kinh nghiệm”. Vậy nếu không có điểm xuất phát, 2 năm kinh nghiệm ấy từ đâu để có?
Theo báo cáo của Bộ TT-TT&Thống kê, 72% sinh viên CNTT không có kinh nghiệm thực hành. 90% sinh viên không hiểu lĩnh vực mình sẽ làm. Bởi vậy, không ít bạn trẻ, sinh viên mới ra trường đành phải gác lại đam mê, thay đổi mục tiêu về công việc chỉ vì “còn non”.
Không có nhiều công ty dám làm điều như Tek Experts vẫn đang triển khai. Họ sẵn sàng trao cho các ứng viên nhiều hơn 1 cơ hội để thể hiện năng lực bản thân. Tại Tek Experts, có cơ hội để thay đổi vị trí công việc trong nội bộ công ty cũng như được thăng cấp nếu bạn thực sự xứng đáng.
Công ty đa quốc gia này luôn trang bị cho nhân viên các khóa học đào tạo phát triển bản thân (soft-skill) cũng như phát triển kỹ năng nghề (on-job traning), Các bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn để tìm được nơi phù hợp nhất, đặt nền móng đầu tiên trên bước đường phát triển: Hướng thuần kỹ thuật (technical); Hướng kinh doanh (business enablement); Hướng quản trị (management).
Tek Experts có môi trường trẻ, năng động, nơi mà các bạn không chỉ dành thời gian để làm việc mà còn được thực sự sống vs trải nghiệm như 1 gia đình với nhiều hoạt động nội bộ hàng tháng, các câu lạc bộ thể thao hay giải bóng đá Tek League… Tại Tek Experts, các bạn trẻ có cơ hội được làm việc với những khách hàng doanh nghiệp lớn như: KPMG, Ford, SAP,..
Ngoài ra, các bạn trẻ cũng nên bổ sung cho mình một hành trang kiến thức liên quan đến CNTT, không chỉ là vấn đề chuyên môn mà đó còn là những kinh nghiệm, kỹ năng mềm khác nữa. Cuốn sách Hướng nghiệp CNTT sẽ là “cẩm nang” dành cho các bạn trẻ để có cái nhìn tổng quan, đa chiều về ngành tại môi trường Việt nam một cách chân thực… thông qua những chia sẻ, câu chuyện thực tế rất quý báu.
Theo dự kiến, cuốn sách sẽ được ra mắt trong tháng 7 năm nay. Đây chắc chắn là thứ các bạn trẻ cần phải có để tiếp tục theo đuổi ước mơ.
EU tìm kiếm bằng chứng để kiềm chế các hãng công nghệ Mỹ
Facebook và Google có thể phải đối mặt với các quy tắc cứng rắn khi giới quản lý của Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách hạn chế vài trò "người gác cổng" trên internet của các công ty công nghệ Mỹ.
Ảnh: Reuters
Theo Reuters, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết đang xem xét luật chống lại các nền tảng trực tuyến lớn. Một gói thầu trị giá 600.000 euro (khoảng 649.800 USD) đã được đưa ra để tiến hành việc nghiên cứu, thu thập bằng chứng về hành vi "giữ cửa" internet của các ông lớn công nghệ Mỹ. Kết quả cuối cùng có khả năng sẽ buộc Facebook, Google, Amazon và Apple phải tách doanh nghiệp cạnh tranh, cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu và mở các tiêu chuẩn của mình.
"Một quy tắc chung, tự động có thể cấm hoặc hạn chế bất kỳ sự đối xử khác biệt nào đối với các nền tảng đó và để phân tách rõ ràng vài trò của họ với tư cách là người tổ chức thị trường và đối thủ cạnh tranh", trích tài liệu từ phía EU.
Ngoài ra, tài liệu còn nói thêm rằng các công ty công nghệ lớn với kho dữ liệu khổng lồ nhưng không muốn chia sẻ cho các đối thủ nhỏ hơn có thể sẽ được yêu cầu cung cấp quyền truy cập bằng các biện pháp được quy định, theo các điều khoản hợp lý, tiêu chuẩn hóa và không phân biệt đối xử.
Nghiên cứu của EU cũng tập trung vào các công ty công nghệ sử dụng dữ liệu từ một thị trường để mở rộng sang thị trường khác, gây khó khăn cho các đối thủ hiện tại cũng như các đối thủ mới trong việc cạnh tranh, ví dụ như Facebook và đơn vị nhắn tin Whatsapp của công ty.
Sự bất cân xứng giữa thông tin đặc trưng với các nền tảng truyền thông xã hội và lượng dữ liệu lớn tích lũy các công cụ tìm kiếm thông qua dịch vụ miễn phí cũng là vấn đề được giới chức trách châu Âu quan tâm và lưu ý.
Lịch sử hào hùng của Thung lũng Silicon qua 21 hình ảnh ấn tượng Thung lũng Silicon là quê hương của rất nhiều ông lớn công nghệ như Apple, Google, Facebook, IBM hay Intel. Năm 1968, hai cựu nhân viên Fairchild Semiconductor Gordon Moore và Robert Noyce rời New York đến Santa Clara, California để thành lập Intel. Thời điểm đó, công ty này chỉ tập trung vào mảng sản xuất chip nhớ. "Tôi nhớ mình đã...