Cơ hội lớn cho lao động Việt Nam vào Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản đang dự kiến sẽ tăng gấp đôi số lượng lao động nước ngoài vào làm việc tại Nhật. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab), đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng số lượng thực tập sinh (TTS) vào Nhật làm việc.
Mở thêm ngành nghề tiếp nhận TTS nước ngoài
Theo Dolab, vừa qua Hạ viện Nhật Bản xem xét thông qua Dự luật tiếp nhận TTS nước ngoài sửa đổi, theo đó cho phép tiếp nhận TTS hộ lý nước ngoài, tăng thời gian thực tập tại Nhật Bản từ 3 năm lên 5 năm. Nếu Dự luật được Thượng viện thông qua trong năm nay, việc triển khai chương trình tiếp nhận TTS trong lĩnh vực chăm sóc người già tại các nhà dưỡng lão sẽ được thực hiện vào khoảng tháng 4.2017. Ngoài ra, một số ngành nghề và lĩnh vực khác đang được xem xét tiếp nhận TTS nước ngoài như làm việc trong các cửa hàng bán lẻ, làm công việc phức hợp (nông nghiệp kết hợp sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm) tại các địa phương có thời tiết lạnh về mùa đông không thể làm việc ngoài trời.
Lao động việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực điện tử tại Nhật. Ảnh: Hồ Văn
Số lượng TTS Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản không ngừng tăng mạnh trong các năm gần đây, cụ thể: năm 2013: 10.216 TTS, năm 2014: gần 20.000 TTS, năm 2015: gần 30.000 TTS, 7 tháng đầu năm 2016 trên 27.000 TTS.
Trước đó, đầu năm 2016, Nhật Bản đã thông báo cho phép tiếp nhận TTS nước ngoài vào Nhật Bản thực tập kỹ năng với 2 ngành nghề: Vệ sinh nhà cao tầng, sửa chữa và bảo dưỡng ô tô. Theo số liệu của Hội Bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, Nhật Bản có 90.000 cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, khoảng 40% cơ sở đang có nhu cầu về nhân lực và 10% đang rất khó khăn vì thiếu nhân lực. Với lĩnh vực vệ sinh nhà cao tầng, trước mắt chỉ là công việc lau chùi dọn dẹp vệ sinh các văn phòng, trường học, cửa hàng, bệnh viện…
Các doanh nghiệp đang tuyển quân đi Nhật tại tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Hồ Văn
Theo ông Phạm Viết Hương – Cục phó Dolab, các tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản đang xúc tiến đề nghị các cơ quan chức năng Nhật Bản cho phép thí điểm đưa lao động giúp việc nhà tại các đặc khu chiến lược, trước mắt là tỉnh Kanagawa và Osaka. Hiện một số công ty của Nhật Bản đang xây dựng chương trình hợp tác với các công ty Philippines để triển khai dự án này. “Một số tổ chức tiếp nhận Nhật Bản đang xúc tiến đề nghị các cơ quan chức năng của Nhật Bản và tỉnh Kanagawa cho phép thí điểm đưa lao động giúp việc nhà của Việt Nam sang tỉnh Kanagawa” – ông Hương cho biết.
Cũng theo ông Hương, vấn đề dân số giảm và già hóa dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực đang ảnh hưởng xấu đến chương trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chính quyền Thủ tướng Abe. Một số nghị sĩ và chuyên gia Nhật đề xuất việc cần thiết phải có chính sách mở rộng cửa tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc theo hình thức TTS kỹ năng ở các loại ngành nghề, trong đó có hộ lý và lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao (kỹ sư).
Nâng cao chất lượng TTS
Video đang HOT
Lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật trong lĩnh vực xây dựng. Ảnh: Hồ Văn
Theo Dolab, việc tiếp nhận TTS Việt Nam sang thực tập kỹ năng tại Nhật Bản được thực hiện theo Bản ghi nhớ về hợp tác phái cử và tiếp nhận TTS sang Nhật Bản từ năm 1992. Đến nay Việt Nam đã phái cử trên 100.000 TTS sang thực tập tại Nhật Bản. Đặc biệt, 7 tháng đầu năm 2016 số lượng TTS Việt Nam được tiếp nhận vào Nhật Bản đã vượt lên vị trí đứng đầu, chiếm gần 38% tổng số TTS nước ngoài tiếp nhận vào Nhật Bản, so với gần 36% TTS từ Trung Quốc.
Theo ông Hương, để đón đầu cơ hội này, các doanh nghiệp phái cử lao động phải phối hợp các đối tác Nhật Bản chuẩn bị tốt việc tuyển chọn, đào tạo lao động nhằm nâng cao chất lượng TTS trước khi sang làm việc tại Nhật Bản; thực hiện có hiệu quả các giải pháp giảm tỷ lệ lao động bỏ hợp đồng. “Người Nhật rất ưu ái lao động Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp cần phải làm tốt khâu tuyển chọn và đào tạo để cạnh tranh với 14 nước khác cũng đang phái cử lao động vào Nhật làm việc” – ông Hương nói.
Ông Lê Long Sơn – Giám đốc Công ty Xuất khẩu lao động (Esuhai) nhận định, việc Nhật tăng gấp đôi TTS là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tăng số lượng phái cử TTS sang Nhật làm việc. “Chúng tôi đã và đang xây dựng thêm cơ sở mới nhằm đào tạo tốt hơn và số lượng nhiều hơn để đáp ứng các đơn hàng tuyển dụng của đối tác. Năm 2016, Esuhai đã phái cử TTS sang Nhật gần 1.000 lao động. Năm 2017 Esuhai dự kiến có khoảng 1.500 lao động vào Nhật làm việc” – ông Sơn cho biết.
Cũng theo ông Sơn, hiện Esuhai đang tăng cường mở các văn phòng tuyển dụng ở các tỉnh miền Tây và miền Trung. Công ty đang hợp tác với một số trường đại học tại Đà Nẵng để đào tạo và phái cử lao động là chuyên gia, kỹ sư sang làm việc ở Nhật trong các lĩnh vực cơ khí, điện tử và một số lĩnh vực khác.
Còn Công ty Nhật Huy Khang – một trong những công ty đứng đầu về phái cử lao động qua Nhật cũng đang xúc tiến nhiều chương trình để đón đầu cơ hội tăng lao động của Nhật. Ông Trần Quốc Ninh – Giám đốc Công ty Nhật Huy Khang cho biết, công ty hợp tác với Đại học Bách khoa TP.HCM tạo nguồn lao động bậc cao (kỹ sư) về điện tử, cơ khí để tuyển chọn phái cử sang Nhật làm việc. “Chúng tôi hợp tác với một số trường đại học ở Huế nhằm đào tạo và tạo nguồn lao động là chuyên gia, kỹ sư nông nghiệp. Nhiều năm qua chúng tôi cũng đã thí điểm phái cử hàng trăm kỹ sư nông nghiệp sang Nhật làm việc và rất thành công khi đối tác Nhật đánh giá cao trình độ của lao động Việt Nam. Vừa qua chúng tôi đã ký hợp tác với Ngân hàng Kiên Long về việc bảo đảm vay tín chấp cho lao động đi Nhật. Lao động nghèo khi phỏng vấn thành công sẽ được vay tiền theo hình thức tín chấp để trang trải các chi phí dịch vụ trước khi sang Nhật làm việc” – ông Ninh cho biết.
Theo Danviet
Nước mắt mặn chát của người Việt sau đồng lương nghìn đô ở Nhật
- "Để kiếm được chút tiền gửi về cho gia đình, chúng tôi phải chấp nhận đánh đổi sức khỏe, đánh đổi tình cảm và rất rất nhiều thứ khác...", anh Nguyễn Khánh Toàn, công nhân ngành CN nặng tại tỉnh Hiroshima, Nhật Bản, tâm sự.
Năm 29 tuổi, anh Toàn rời Việt Nam đi khuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Nhật Bản khi con trai đầu lòng mới tròn 1 tuổi. Đến nay, hơn 3 năm đã trôi qua, anh vẫn nhớ như in cái khoảnh khắc vợ chồng, cha con chia tay bịn rịn.
"Tôi ôm con trong tay mà không nỡ rời xa. Đến khi phải quay lưng đi, vợ khóc, chồng khóc, chỉ có con trai là cười vì chẳng biết bố sẽ vắng nhà trong thời gian dài ...", anh Toàn xúc động kể.
Sự khác biệt về thời tiết, văn hóa, tác phong lao động... khiến nhiều công nhân gặp khó khăn trong thời gian đầu mới sang
Anh cho biết: "Trước khi quyết định nộp hồ sơ đi XKLĐ, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Tôi băn khoăn sau 3 năm, tôi sẽ được gì và mất gì? Cái được đầu tiên và lớn nhất là kinh tế bởi tôi sẽ có một khoản tiền kha khá khi trở về.
Nhưng 3 năm tôi đi, ở nhà, bố mẹ vợ con tôi sẽ sống thế nào khi vắng tôi? Ở nơi đất khách quê người, ngôn ngữ bất đồng, không bạn bè người thân, tôi sẽ trải qua ra sao? Chưa kể đến vô vàn những khó khăn, rủi ro khác mà tôi chưa mường tượng hết... Nhưng rồi cuối cùng, tôi vẫn quyết định đi".
Anh chia sẻ tiếp: "Sau khi sang Nhật, chúng tôi được đưa đến vùng nông thôn ven biển thuộc tỉnh Hiroshima, một tỉnh miền Trung của nước Nhật.
Tại đây, chúng tôi làm công việc của một công nhân cơ khí đóng tàu. Đồng lương được trả cùng tiền tăng ca, sau khi trừ chi phí ăn uống, nhà cửa... mỗi người chúng tôi có thể gửi về cho gia đình 20 - 30 triệu/tháng.
Đây là số tiền hậu hĩnh và có thể nói là cao so với thu nhập nói chung ở Việt Nam hiện tại. Nhưng cái giá để có được số tiền lương đó là không hề rẻ".
Theo lời anh Toàn, tại tỉnh Hiroshima, anh phải làm việc ngoài trời và địa điểm làm việc gần biển. Mùa hè thời tiết ở đây nắng nóng, còn mùa đông rét khủng khiếp.
Cái lạnh xuống đến -1, -2 độ C, tuyết rơi cả xuống mặt, xuống đầu nhưng các công nhân vẫn cứ phải hoàn thành công việc. Thậm chí trời mưa, công nhân cũng phải mặc áo mưa để làm chứ không được nghỉ.
"Chỉ khi gió to, bão lớn, công ty sợ ảnh hưởng đến tính mạng con người, họ mới cho công nhân nghỉ", anh Toàn nói.
Tại Nhật, mọi quy định nơi làm việc đều chặt chẽ và rất nghiêm ngặt
Theo anh Toàn, bên cạnh sự khác biệt về thời tiết khiến nhiều người Việt mới sang bị ốm liên tục thì nguyên tắc làm việc nghiêm khắc, chuyên nghiệp và yêu cầu cao của người Nhật cũng là thử thách rất lớn đối với họ.
"Người Nhật rất chuyên nghiệp, họ yêu cầu mọi thứ phải chỉn chu, ngay cả giờ giấc cũng phải chuẩn đến từng phút. Ở Việt Nam, đến muộn 10 - 15 phút, nhìn thấy sếp có khi chỉ cần cười xòa nhưng ở đây thì khác", anh Toàn nói.
Anh cho biết, quy định của công ty bắt đầu làm việc từ 8 giờ sáng nhưng đúng 8 giờ kém 10 phút, tất cả các công nhân phải có mặt để chấm công. Những người đi sau giờ này sẽ không được chấp nhận.
Sau đó, tất cả công nhân cùng tập thể dục trong 5 phút. 8 giờ, người quản lý sẽ đọc công việc phải làm cho từng người trong ngày. 8 giờ 5 phút, cả công ty ai vào việc nấy.
Trong quá trình làm việc, tất cả các công nhân đều phải nghiêm túc, không được tùy tiện ngồi nghỉ như khi làm việc ở Việt Nam.
Tại công ty, bên cạnh hệ thống camera, người quản lý công nhân luôn cầm trên tay cuốn sổ và chiếc máy ảnh loại tốt. Từ xa, người này có thể chụp cận mặt những công nhân đang vi phạm quy định nơi làm việc.
Sau đó, anh ta chuyển ảnh và thông tin lên phòng quản lý. Hôm sau, phòng quản lý sẽ mời những người vi phạm đó đến giải quyết.
"Tất cả đều rất rõ ràng và chuyên nghiệp nên không ai có thể chối cãi. Cũng vì sự chuyên nghiệp này mà tôi thay đổi tư duy và đã cải thiện năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả công việc được rất nhiều", anh Toàn nói.
Theo VnEconomy, năng suất lao động bình quân của người Việt vẫn đang ở mức rất thấp so với một số nước trong khu vực. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2015, năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành đạt 3.660 USD, chỉ bằng 4,4% của Singapore. Như vậy, mỗi người Singapore làm việc có năng suất bằng 23 người Việt cộng lại.
Ngoài ra, năng suất lao động của người Việt cũng chỉ bằng 17,4% của Malaysia, 35,2% của Thái Lan; 48,5% của Philippines và 48,8% của Indonesia.
Cũng trên VnEconomy, Bà Bùi Thị Hồng Liên, nguyên Giám đốc FPT Japan, Tổng giám đốc FPT Software cho rằng, nếu có quy trình làm việc tốt hơn, chắc chắn năng suất làm việc của người Việt Nam sẽ tăng đáng kể. Với kinh nghiệm đã đưa hàng nghìn lao động Việt Nam sang Nhật, bà Liên đưa ra một phép so sánh: "Cùng một anh kỹ sư đó, khi đưa sang Nhật làm theo quy định giờ giấc và quy trình làm việc chuẩn của Nhật, thì năng suất lao động của anh ta đã tăng gấp 2 - 3 lần, thậm chí cao hơn".
(Theo Vietnamnet)
Phát sốt với quy hoạch Thủ đô Chuyện quy hoạch lộ cộ ở Thủ đô và TPHCM một lần nữa gây sốt trong cuộc họp tổng kết một năm hoạt động của Bộ Xây dựng diễn ra sáng 6/1. Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà nhìn nhận: Có lỗ hổng, khiếm khuyết... Khu Đô thị Trung Hòa-Nhân Chính (Hà Nội) có mật độ xây dựng dày đặc. Ảnh: Như...