Cơ hội khám phá phòng làm việc của Tổng thống Mỹ Joe Biden
Từ tuần tới, du khách đến Thủ đô Washington của Mỹ sẽ có cơ hội trải nghiệm bản sao của Phòng Bầu dục, nơi Tổng thống Joe Biden làm việc.
Từ bàn làm việc đến ghế sofa, thậm chí cả cuốn Kinh thánh trên bàn, tất cả đều được tái hiện chân thực.
Phòng Bầu dục được trang trí theo phong cách của tân Tổng thống Biden. Ảnh: Washington Post
Chủ tịch Hiệp hội Lịch sử Nhà Trắng, ông Stewart McLaurin, cho biết trung tâm giáo dục, mang tên “Ngôi nhà của người dân: Trải nghiệm Nhà Trắng”, sẽ mở cửa đón du khách từ ngày 23/9 tới.
Tại bản sao Phòng Bầu dục, du khách không chỉ có thể tham quan không gian làm việc của Tổng thống mà còn có thể ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất của “xứ sở cờ hoa”. Ông McLaurin cho biết: “Du khách có thể cảm thấy như mình đang điều hành đất nước”.
Video đang HOT
Đặc biệt, khi tổng thống tiếp theo của Mỹ nhậm chức vào năm sau, bản sao Phòng Bầu dục sẽ được bài trí lại để phản ánh phong cách của vị lãnh đạo mới.
Tại trung tâm này, du khách còn có thể khám phá các phòng nổi tiếng khác của Nhà Trắng tại không gian “Nhà hát nhập vai”, nơi công nghệ hiện đại sẽ biến đổi các phòng sau mỗi 5 phút. Công nghệ sẽ giúp tái hiện các phòng như Phòng Cánh Đông, Phòng Đỏ và Phòng Xanh lam, cho phép du khách không chỉ tận mắt chiêm ngưỡng mà còn tương tác với lịch sử, nghệ thuật và nội thất của các căn phòng qua những trải nghiệm thú vị. Những hình ảnh và thông tin phong phú về các tác phẩm nghệ thuật và đồ nội thất sẽ được trình bày một cách sinh động.
Khi bước vào trung tâm, du khách sẽ thấy một mô hình lớn của Nhà Trắng, cùng với lời chào đón từ Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Tại đây sẽ trình chiếu các video giải thích về công việc của các nhân viên Nhà Trắng, từ người quản lý sân vườn đến trợ lý quân sự chính, giúp du khách hiểu rõ hơn về những người đã góp phần làm cho Nhà Trắng hoạt động hiệu quả.
Trung tâm này không chỉ nhằm nâng cao trải nghiệm tham quan Nhà Trắng mà còn giúp nâng cao nhận thức của công chúng về lịch sử và vai trò của Tòa Bạch ốc.
Với vé vào cửa miễn phí nhưng cần đặt chỗ trước, “Ngôi nhà của người dân” hứa hẹn sẽ là một điểm đến không thể bỏ qua tại Washington, thu hút không chỉ du khách mà còn những ai yêu thích lịch sử và chính trị Mỹ. Không gian làm việc của tổng thống, kết hợp với công nghệ hiện đại, sẽ mang đến cho du khách một trải nghiệm khó quên.
Hiệp hội Lịch sử Nhà Trắng đã huy động được 60 triệu USD để tài trợ kinh phí xây dựng cùng chi phí vận hành ban đầu, và đang nỗ lực kêu gọi thêm 50 triệu USD để duy trì hoạt động của trung tâm này.
Lời từ biệt của đương kim Tổng thống Mỹ
Tối 24/7 (giờ địa phương), Tổng thống Joe Biden đã có bài phát biểu trước quốc dân từ Phòng Bầu dục.
Trong lời từ biệt, chủ nhân Nhà Trắng khẳng định công việc của ông vẫn chưa hoàn thành và ông muốn giải quyết những vấn đề lỏng lẻo trong chính sách như sẽ tiếp tục nỗ lực bảo vệ nền dân chủ ở trong và ngoài nước, cam kết đi đến lệnh ngừng bắn ở Gaza trước khi rời nhiệm sở.
Chỉ vài tháng trước cuộc bầu cử năm 2024, ông Joe Biden đã bất ngờ thực hiện lời hứa năm 2020 là trở thành "cầu nối" cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo. Trong bài phát biểu, ông nêu rõ: "Tôi quyết định cách tốt nhất hướng về phía trước là truyền ngọn đuốc cho thế hệ mới", đồng thời nhấn mạnh: "Đó là cách tốt nhất để đoàn kết đất nước chúng ta".
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói lời từ biệt tại Phòng Bầu dục hôm 24/7. Ảnh: Reuters
Thật vậy, trong bối cảnh chiến dịch tranh cử đang diễn ra, ông có thể đóng vai trò quan trọng với Phó Tổng thống Kamala Harris. Bản thân ông rõ ràng cũng nghĩ như vậy. Hôm 22/7, ông phát biểu từ xa tại một sự kiện tranh cử ở Delaware: "Tôi sẽ lên đường và tôi sẽ không đi đâu cả", đồng thời nhắc lại sự ủng hộ dành cho bà Kamala Harris: "Cô ấy cứng rắn, cô ấy có năng lực. Cô ấy là một đồng sự tuyệt vời đối với tôi và là một nhà lãnh đạo cho đất nước chúng ta". Theo nhận định của chuyên gia Chuck Rocha, cựu cố vấn cấp cao cho chiến dịch tranh cử năm 2020 của Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, ông Joe Biden có cơ hội giúp đỡ bà Kamala Harris nhờ ảnh hưởng tới các thành viên công đoàn và cử tri thuộc tầng lớp lao động da trắng ở Pennsylvania và Michigan - những nhóm đã giúp tạo nên chiến thắng năm 2020 của ông. Trong khi đó, ông Evan Roth Smith, người đứng đầu cuộc thăm dò ý kiến của Blueprint, cho rằng, ông Joe Biden cũng cần kêu gọi những cử tri trung thành nhất của mình rằng, điều quan trọng là họ không chỉ đi bỏ phiếu cho Kamala Harris, mà còn thay mặt bà gõ cửa từng nhà để vận động người khác đi bầu. Về phần mình, ông Fernand Amandi, một nhà thăm dò của đảng Dân chủ, nói rằng, Tổng thống Joe Biden có thể khẳng định lại những thành công trong chính quyền của mình như một "làn gió chính trị đằng sau cánh buồm của chiến dịch Kamala", nhấn mạnh vai trò của bà trong hoàn thành công việc Phó Tổng thống. Về cơ bản, các chuyên gia cho rằng, động thái tốt nhất là ông Joe Biden sẽ trợ giúp bà Kamala Harris ở những nơi có thể, nhưng không để lộ bản thân quá mức. Chính ông cũng dường như nhận ra đã đến lúc mình phải lùi lại một bước khi nói rằng: "Tôi biết cần có thời gian và địa điểm để có nhiều năm kinh nghiệm trong đời sống công cộng. Cũng cần có thời gian và không gian cho những tiếng nói mới. Vâng, tiếng nói trẻ hơn. Thời gian và địa điểm đó là bây giờ".
Hiện Phó Tổng thống Kamala Harris đang có sức hấp dẫn trong các nhóm cử tri da mầu và trẻ tuổi hơn so với Tổng thống Joe Biden trước khi ông rời khỏi cuộc đua tái cử. Đây có thể là một lợi thế cho bà trong cuộc đối đầu dự kiến với ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hoà Donald Trump. Cuộc thăm dò mới nhất của CNN/SSRS cho thấy bà Kamala Harris dẫn trước ông Donald Trump trong số các cử tri da đen với tỷ lệ 78% so với 15%. Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden dẫn trước với tỷ lệ nhỏ hơn là 70% so với 23% trong các cuộc thăm dò của CNN vào tháng 4 và tháng 6. Xu hướng tương tự cũng diễn ra trong số các cử tri Mỹ gốc Tây Ban Nha. Nữ Phó Tổng thống Mỹ có sự ủng hộ với tỷ lệ 47% so với 45% của ông Donald Trump, trong khi đó, tỷ lệ này là 50% cho ông Donald Trump so với 41% cho Tổng thống Joe Biden. Những cử tri dưới 35 tuổi cũng cho thấy sự thay đổi tương tự, với bà Kamala Harris nhận được 47% so với 43% của cựu Tổng thống Donald Trump, trong khi ông Joe Biden chỉ đạt 42% so với 49% của ông Donald Trump vào tháng 4 và tháng 6. Do đó, Phó Tổng thống Kamala Harris dường như không có lựa chọn nào khác ngoài việc tập hợp những nhóm cử tri này. Khi bà Harris tiếp tục khẳng định mình tách biệt với vai trò Phó Tổng thống trong chính quyền Biden, rất có khả năng bà có thể tạo dựng bản sắc chính trị riêng và thu hút nhiều cử tri da màu và cử tri trẻ tuổi hơn. Việc bà Harris vượt trội hơn Tổng thống Biden trong số các cử tri da màu cũng mang đến cho bà nhiều cơ hội hơn trong Đại cử tri đoàn. Điểm mấu chốt là cuộc thăm dò mới nhất của CNN đang mang lại cho chiến dịch của bà Harris một số hy vọng, tất nhiên không phải là ông Trump không được ủng hộ hay bà Kamala Harris không phải đối mặt với khó khăn trong thời gian tới.
Trở lại với đương kim Tổng thống Mỹ, đối với câu hỏi ông có thể làm gì trong thời gian còn lại tại vị, các chiến lược gia và nhà thăm dò ý kiến cho rằng, ông nên tập trung vào việc làm tổng thống. Chuyên gia Roth Smith nói: "Vai trò quan trọng của tổng thống lúc này để chứng tỏ rằng đảng Dân chủ có thể (tiếp tục) cầm quyền". Thể hiện tốt năng lực, đồng thời tìm cơ hội nhắc nhở cử tri về những thành tựu trong chính quyền của mình - từ Đạo luật Giảm lạm phát đến luật Cơ sở hạ tầng - là một trong những cách tốt nhất mà ông có thể hỗ trợ bà Kamala Harris. Nhà thăm dò Fernand Amandi cũng cho rằng: "Chính quyền Biden-Harris có một câu chuyện tuyệt vời để kể. Đó là một câu chuyện đã bị phá hoại bởi những lo ngại chính đáng về việc liệu tổng thống (cao tuổi) có thể tiếp tục nhiệm kỳ 4 năm nữa hay không". Về phần mình, ông Kyle Kondik, quản lý biên tập tờ Crystal Ball của Sabato tại Trung tâm Chính trị Đại học Virginia, đánh giá, "khả năng làm bất cứ điều gì thực sự quan trọng của ông Joe Biden bị hạn chế" vì ông ấy phải đối mặt với một quốc hội bị chia rẽ và mùa bầu cử đang diễn ra sôi nổi. Nhưng có một số việc mà tổng thống có thể tự mình thực hiện. Thứ nhất, người Mỹ đang phụ thuộc vào kinh nghiệm chính sách đối ngoại sâu rộng của ông vào thời điểm khó khăn đối với Trung Đông và châu Âu. Trong bài phát biểu hôm 24/7 của mình, ông cho biết ông sẽ tìm cách "mang lại hòa bình và an ninh cho Trung Đông" và tiếp tục tập hợp một liên minh các quốc gia để ngăn chặn việc Nga ở Ukraine, củng cố NATO và các đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương. Tất cả những điều đó có thể không đạt được trong 5 tháng, nhưng ông có thể nỗ lực để đạt được tiến bộ rõ ràng.
Tổng thống Joe Biden cũng có thể tìm kiếm những chiến thắng về chính sách đối nội trong các vấn đề từng cản trở việc ứng cử của ông, bao gồm cả nhập cư và lạm phát. Ông cũng có thể nêu bật những thành tựu về các chính sách ít được biết đến hơn như đàm phán giảm giá thuốc cho người Mỹ tham gia Medicare. Hôm 24/7, ông nhấn mạnh những đề xuất cải cách của Tòa án Tối cao và chương trình Cancer Moonshot (nơi bệnh nhân ung thư có thể chia sẻ những câu chuyện về cảm hứng và hy vọng của họ để chống chọi lại căn bệnh) là một trong những ưu tiên của mình. Những nỗ lực đó cũng phục vụ mục đích kép là củng cố di sản và tăng tỷ lệ ủng hộ ông, điều cũng hữu ích đối với bà Kamala Harris. "Tôi nghĩ Tổng thống Joe Biden sẽ rời nhiệm sở vào tháng 1 với tỷ lệ ủng hộ cao hơn đáng kể, vì trở ngại duy nhất trong việc đánh giá ông ấy hiện đã được loại bỏ, đó là mối lo ngại rằng ông sẽ tái tranh cử ở độ tuổi mà những hạn chế về thể chất không cho phép ông tiếp tục", nhà thăm dò Fernand Amandi nói.
Ấn Độ - Mỹ sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác mới Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ ký ít nhất hai thỏa thuận hợp tác mới trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ (Quad) sắp tới. Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Nhà...