Cơ hội hợp tác giữa Mỹ và I-ran nhằm giải quyết vấn đề I-rắc
Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, ngày 16-6, Mỹ và I-ran đã có một cuộc gặp song phương bên lề vòng đàm phán về chương trình hạt nhân của I-ran với nhóm P5 1 tại Viên (Áo) để thảo luận về tình hình I-rắc. Tuy nội dung cuộc gặp không đề cập tới sự phối hợp quân sự hay xác định tương lai của I-rắc, nhưng điều chắc chắn là Tê-hê-ran và Oa-sinh-tơn giờ đây cùng có chung lợi ích cần thiết bảo vệ I-rắc trước mối đe dọa từ phía tổ chức Nhà nước Hồi giáo I-rắc và vùng Levant (ISIL).
Mỹ điều 275 quân nhân đến I-rắc
Trong bối cảnh tình hình an ninh I-rắc đang diễn biến nghiêm trọng sau khi tổ chức ISIL giành quyền kiểm soát nhiều thành phố lớn tại quốc gia này, Mỹ và I-ran đều đã có nhiều động thái riêng rẽ nhằm giải quyết tình hình bất ổn tại I-rắc. Ngày 16-6, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) thông báo với Quốc hội kế hoạch triển khai 275 quân nhân, trong đó 160 người đã có mặt tại I-rắc, để hỗ trợ và bảo đảm an ninh cho các nhân viên Mỹ và Đại sứ quán nước này ở Bát-đa. Lực lượng này, gồm lính thủy đánh bộ và lục quân, sẽ lưu lại I-rắc cho đến khi tình hình an ninh được cải thiện. Nhà Trắng cũng nói rõ Mỹ sẽ không triển khai lực lượng tác chiến trên chiến trường tại I-rắc, đẩy nước Mỹ vào một cuộc chiến mới. Ngoài ra, Mỹ sẽ triển khai thêm 100 lính tại một quốc gia láng giềng thứ ba để có thể huy động trong trường hợp khẩn cấp. Nhà Trắng cũng đang cân nhắc kế hoạch điều động thêm lực lượng đặc biệt ứng phó với tình huống khẩn cấp sang I-rắc để thực thi các nhiệm vụ quân sự có giới hạn gồm huấn luyện và cố vấn cho quân đội I-rắc hiện đang rất suy yếu sau khi bị ISIL tấn công… Những động thái này cho thấy mức độ sẵn sàng can thiệp của chính quyền Tổng thống Obama đối với I-rắc mặc dù cho đến nay Oa-sinh-tơn vẫn bác bỏ khả năng tham chiến trực tiếp trên chiến trường.
Các tay súng nổi dậy chiếm giữ thành phố Su-la, phía tây bắc Bát-đa. (Ảnh: AP).
Trong khi đó, I-ran cũng đã triển khai một số máy bay không người lái đến I-rắc. Truyền thông quốc tế còn cho biết, các đơn vị bộ binh của quân đội I-ran đã tăng cường lực lượng dọc biên giới với I-rắc.
Hợp tác có điều kiện
Theo Roi-tơ, ngày 17-6, các tay súng thuộc tổ chức ISIL đã tấn công và giành quyền kiểm soát một phần thành phố miền Trung Ba-cu-ba, song lực lượng an ninh cuối cùng đã đẩy lùi được cuộc tấn công. Trong một diễn biến khác, lực lượng nổi dậy cũng đã chiếm giữ hầu hết một thị trấn có đông người Hồi giáo dòng Si-ai sinh sống tại phía Bắc I-rắc trong một cuộc giao tranh khiến hàng chục dân thường và chiến binh thiệt mạng. Tuy nhiên, lực lượng an ninh và dân quân vẫn giữ được Tan A-pha, thuộc tỉnh Nin-ê-vê, dọc hành lang chiến lược tới Xy-ri.
Với những bất ổn tại I-rắc hiện nay, sự hợp tác giữa Mỹ và I-ran là cần thiết, vì cả hai nước đều có những lợi ích chung trong việc đối phó với nhóm vũ trang tại I-rắc. Tuy nhiên, việc hợp tác giữa Mỹ và I-ran sẽ gặp nhiều khó khăn khi cả hai bên đều đưa ra những điều kiện ràng buộc. Trong khi đề cập đến khả năng hợp tác với I-ran, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Gien Pxa-ki (Jen Psaki) kêu gọi Tê-hê-ran hành động theo con đường “phi giáo phái” khi nước này can dự vào cuộc khủng hoảng an ninh tại quốc gia láng giềng I-rắc. Theo bà, mọi cuộc thảo luận với I-ran chỉ tập trung vào yếu tố chính trị, hỗ trợ các nhà lãnh đạo I-rắc hành động có trách nhiệm, theo tinh thần phi giáo phái và thiết lập được một chính phủ nhiều thành phần, đối xử bình đẳng với tất cả các nhóm tôn giáo và sắc tộc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, Oa-sinh-tơn sẽ không ủng hộ việc Tê-hê-ran đưa lực lượng tinh nhuệ vào I-rắc, một động thái mà Tê-hê-ran đã từng đề cập nhằm hỗ trợ chính phủ của Thủ tướng An Ma-li-ki (Al Maliki) đối phó với ISIL.
Video đang HOT
Trong khi đó, phát biểu tại thủ đô Tê-hê-ran nhân kỷ niệm 1 năm cầm quyền, Tổng thống I-ran Hát-xan Râu-ha-ni (Hassan Rowhani) cho biết, I-ran sẽ cân nhắc nghiêm túc về khả năng hợp tác với Mỹ nếu như nhận thấy Oa-sinh-tơn có quyết tâm chống khủng bố ở I-rắc và cả ở các nơi khác nữa. Tuyên bố trên của người đứng đầu nhà nước I-ran được cho là đặt điều kiện với Mỹ về vấn đề Xy-ri, nơi ISIL cũng là một bộ phận của quân nổi dậy chống chính quyền Xy-ri của Tổng thống Ba-sa An Át-xát (Bashar Al-Assad).
Theo nhận định của giới quan sát, sa vào một cuộc can thiệp quân sự vào I-rắc như đã làm hơn 10 năm trước sẽ khiến Mỹ phải chịu nhiều hao tổn. Hợp tác với các nước trong khu vực, đặc biệt là I-ran sẽ giúp Mỹ tránh được những chỉ trích của dư luận. Bản thân I-ran cũng muốn hợp tác với Mỹ trong vấn đề I-rắc, bởi đây là cơ hội để cải thiện quan hệ song phương. Tuy nhiên, việc hợp tác giữa Mỹ và I-ran sẽ gặp nhiều khó khăn khi quan hệ giữa hai nước còn nhiều bất đồng liên quan tới chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran và các biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp dụng đối với nước này.
Theo Quan6 Đội Nhân Dân
Ảnh: Chiến binh Hồi giáo Iraq công bố cảnh thảm sát các tù nhân
Các bức ảnh được công bố kèm theo chú thích rằng những người đàn ông này bị giết là để trả thù cho cái chết của Abdul Rahman al-Beilawy, một chỉ huy ISIS.
Theo The Telegraph, các chiến binh Hồi giáo Iraq và vùng Cận đông (ISIS) liên kết với al-Qaeda hôm 15/6 đã cho công bố các hình ảnh về cảnh nhóm này thảm sát các tù nhân tại những khu vực vừa chiếm đóng.
Hình ảnh cho thấy các tay súng ISIS bắt lính Iraq đầu hàng sau khi chiếm tỉnh Tikrit.
Hình ảnh cho thấy những người đàn ông mặc thường phục, dường như là các binh sĩ Iraq bị bắt, bị các tay súng đeo mặt nạ đưa lên các xe tải dẫn tới các bãi đất trống và cảnh những thi thể đẫm máu nằm trên mặt đất.
Các bức ảnh được công bố kèm theo chú thích rằng những người đàn ông này bị giết là để trả thù cho cái chết của Abdul Rahman al-Beilawy, một chỉ huy ISIS bị giết trong các trận chiến hồi tuần trước.
Tướng Qassim al-Moussawi, phát ngôn viên quân đội Iraq, đã khẳng định tính xác thực của những bức ảnh với hãng thông tấn AP.
Navi Pillay, Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền cho biết hồi tuần vừa qua rằng các chiến binh ISIS đã thực hiện "hành quyết và giết người ngoài vòng pháp luật" trong các khu vực họ chiếm quyền kiểm soát, trong đó bao gồm thành phố Mosul.
Những người bị bắt được đưa lên xe tải.
Theo Reuters, đà tiến về thủ đô Baghdad của ISIS đang bị làm chậm lại bởi lực lượng an ninh Iraq, trong đó gồm rất nhiều tình nguyện viên. Lực lượng này cũng đã giành lại một số khu vực từ các chiến binh nổi loạn. Lực lượng an ninh Iraq hôm 15/6 tuyên bố đã giết chết 279 chiến binh trong 24 giờ phản công.
Tuy nhiên, cuộc tấn công của chiến binh nổi dậy đe dọa chia cắt Iraq đang lan rộng sang phía tây bắc đất nước sau khi lực lượng này tấn công một thị trấn gần biên giới Syria sáng sớm ngày 15/6.
RT hôm 15/6 đưa tin, quân đội Syria đã mở một cuộc tấn công kéo dài 24 giờ nhằm vào một căn cứ chính của ISIS ở tỉnh Raqqa và Hasakeh, giáp biên giới Iraq.
Các cuộc đình công chống lại ISIS đang được tiến hành mãnh liệt hơn bao giờ hết, Đài quan sát Nhân quyền Syria cho biết và nói thêm rằng Tổng thống Bashar al-Assad đã quyết định tấn công ISIS do thực tế là nhóm này đã đưa vũ khí hạng nặng, gồm xe tăng tịch thu của quân đội Iraq vào lãnh thổ Syria.
Những tay súng ISIS bắn các tù nhân được cho là binh sĩ Iraq.
Các tù binh bị những tay súng đeo mặt nạ ép úp mặt xuống xe tải.
Một nhóm các nạn nhân được đưa ra bãi đất trống trước khi bắn họ.
Các tù nhân bị trói tay, ép nằm úp mặt xuống đất.
Theo Giáo Dục
Iraq tiêu diệt gần 300 phiến quân trong 24 giờ Một ngày qua, lực lượng an ninh Iraq đã tiêu diệt 279 phiến quân trong đợt trấn áp cuộc nổi dậy lớn của phiến quân dòng Sunni. Những tình nguyện viên tham gia cuộc chiến chống phiến quân dòng Sunni mang vũ khí trong một cuộc diễu hành ở Baghdad. Ảnh: Reuters Quân đội tiêu diệt hơn 279 "tên khủng bố" thuộc Nhà...