Cơ hội hoá thách thức cho chính quyền Assad từ quyết định rút và duy trì quân Mỹ tại Syria?
Việc Mỹ rời khỏi đông bắc Syria có thực sự mở toang cánh cửa hồi sinh cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad?
Tờ Wall Street Journal nhận định, quyết định của chính quyền Tổng thống Donald Trump rút hầu hết quân đội khỏi đông bắc Syria đã tái định hình lại bối cảnh an ninh của quốc gia Trung Đông, đồng thời mở ra cánh cửa cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad giành lại những khu vực mà ông từng mất quyền kiểm soát trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Syria vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Mỹ hiện để lại binh lính canh gác các mỏ dầu, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến sâu vào bắc Syria và lực lượng người Kurds tại miền đông muốn có được ít nhất một vài khu vực tự trị.
Người Kurds hiện đang viện tới sự trợ giúp của ông Assad để chống lại chiến dịch tấn công của Thổ. Điều này cho phép quân đội Syria quay trở lại và bắt đầu tái thiết lập quyền kiểm soát.
“Rõ ràng là ông ấy [Assad] có được lợi ích mà không phải trả giá hay chiến đấu gì”, một nhà ngoại giao phương Tây đánh giá. “Một khi anh trao ra chìa khoá, nó đồng nghĩa với việc chính phủ sẽ lại nắm hoàn toàn quyền kiểm soát”.
Trong khi một số thường dân đón chào sự trở lại của quân đội chính phủ, nhiều người khác lại nghi ngại, sự tái xuất này sẽ có ý nghĩa gì đối với hàng nghìn người dân ở đông bắc đang bị truy nã vì từng phản đối chính quyền hoặc từ chối lệnh nhập ngũ bắt buộc.
Mỹ đang trao cơ hội hồi sinh cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad? (ảnh: AFP)
Mặc dù vậy, sự hiện diện của lực lượng chính phủ tại một số vùng ở đông bắc Syria đã giúp củng cố lời tuyên bố của ông Assad rằng, chính quyền của ông là chính phủ khả thi duy nhất cho đất nước. Nó cũng làm tan vỡ những nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn các chính phủ trong khu vực bình thường hóa quan hệ với chính quyền Assad. Hồi đầu năm, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng kêu gọi các nước Arab không nối lại quan hệ với Syria. Tuy nhiên, một số nước như Bahrain và UAE đã mở lại đại sứ quán hoặc gửi phái đoàn ngoại giao tới Damascus. Theo ông Joshua Landis, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Đông, Đại học Oklahoma, xu thế trên gần như chắc chắn sẽ tiếp tục.
“Quyết định rút quân của Mỹ là một thắng lợi lớn cho chính phủ Syria và cho các đồng minh của họ là Nga và Iran”, ông Landis phân tích.
Hôm thứ tư (30/10), trong một cập nhật trên Twitter, một chỉ huy của Bộ Quốc phòng Syria cho hay, họ đã đề nghị toàn bộ SDF – lực lượng quân sự do người Kurds dẫn đầu, gia nhập quân đội Syria.
Video đang HOT
Trong khi đó, chính quyền Trump mới đây đã công bố kế hoạch để lại một số binh lính ở miền đông Syria nhằm duy trì quyền kiểm soát của người Kurds với các mỏ dầu tại đây. Trước đó, chính phủ Syria từng trao các hợp đồng khai thác dầu cho một số công ty Nga như một động thái “có đi có lại” sau những ủng hộ của Moscow dành cho ông Assad.
Hiện vẫn còn những câu hỏi xung quanh việc Tổng thống Assad sẽ điều hành một đất nước Syria được tái xây dựng như thế nào. Lực lượng người Kurds đã kiểm soát miền đông bắc theo thể thức bán tự trị trong nhiều năm qua và họ vẫn muốn có được quyền tự quyết ở một mức độ nào đó.
Quyết định rút quân của Mỹ là một thắng lợi lớn cho chính phủ Syria và cho các đồng minh của họ là Nga và Iran.
Joshua Landis
Một quan chức Bộ Ngoại giao Syria tuyên bố với truyền thông rằng, chính phủ hoan nghênh người dân ở những vùng thuộc quyền kiểm soát của người Kurds quay trở lại và tái hòa nhập với xã hội Syria. Damascus từ lâu đã cáo buộc SDF muốn li khai và đòi độc lập cho đông bắc Syria.
Phát biểu trên tivi vào tối ngày 31/10 về thỏa thuận triển khai quân đội chính phủ tới đông bắc Syria, Tổng thống Assad nhấn mạnh: “Mục tiêu tối thượng là quay trở lại tình hình trước đây – đó là nắm quyền kiểm soát toàn bộ đất nước”.
Trong khi đó, giới lãnh đạo lực lượng người Kurds khẳng định, thỏa thuận với chính quyền Assad sau khi Mỹ rút quân chỉ là một hiệp định quân sự và các thỏa thuận liên quan tới chính trị khác cần phải được thương lượng thêm. Họ cũng đề nghị Nga đảm bảo “một quá trình đối thoại tích cực” giữa chính quyền người Kurds và chính phủ Syria. Theo người Kurds, các cuộc đàm phán trước đó giữa hai bên đã bị đổ vỡ do Damascus không muốn nhượng bộ.
Một vấn đề nữa là liệu quân đội Syria có cố gắng chiếm được tỉnh tây bắc Idlib – hiện vẫn đang nằm trong tay lực lượng đối lập và các nhóm cực đoan? Hiện Idlib đang được bảo vệ theo một thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ; tuy nhiên, hồi đầu tháng, Tổng thống Assad từng ghé thăm các binh lính chính phủ tại tiền tuyến. Đây được cho là một dấu hiệu về khả năng nổ ra tấn công.
Có thể nói, một trong những thách thức lớn nhất của ông Assad trong hành trình quay trở lại đông bắc Syria chính là quyết định của Tổng thống Trump duy trì quân đội Mỹ tại các mỏ dầu.
Việc giành lại quyền kiểm soát nguồn dầu mỏ Syria luôn là một ưu tiên cho chính quyền Assad. Nga – đồng minh lớn nhất của Damascus đã gọi động thái của Mỹ là “trò ăn cướp quốc tế”.
“Chắc chắn là tất cả những tài nguyên nằm trên lãnh thổ Cộng hòa Arab Syria không thuộc về nhóm khủng bố IS và tất nhiên là không thuộc về ‘những người bảo hộ đến từ nước Mỹ’, mà chúng thuộc về chính Syria”, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh trong một thông cáo.
Còn ông Landis chỉ ra, Syria đang mắc nợ cả Moscow và Tehran. “Họ [Nga và Iran] sẽ muốn nhận lại phần của mình nhưng họ cũng cần Damascus tự đứng vững được”.
Minh Đức
Theo toquoc
Điều ít biết về những góc khuất sau thắng lợi trong ván cờ của Nga ở Syria
Dù thu nhiều kết quả trong chiến dịch can thiệp quân sự tại Syria, nhưng Nga vẫn phải đối diện với hậu quả từ cạnh tranh và mâu thuẫn khu vực.
Nga đang tận hưởng nhiều thành quả trong các lĩnh vực quân sự, thương mại và ngoại giao sau 4 năm can thiệp quân sự vào Syria.
Không chỉ giúp chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đứng vững và thu hồi phần lớn lãnh thổ, đánh bại phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng, Nga còn củng cố và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, ký kết ngày càng nhiều hợp đồng vũ khí giá trị lớn ở Trung Đông.
Theo National Interest, trong một động thái hiếm hoi thể hiện sự thống nhất, nhiều tờ báo lớn của phương Tây và báo chí Nga đồng loạt khẳng định, thỏa thuận ở biên giới phía đông bắc Syria giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là chiến thắng lớn cho Nga.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Nga cần thận trọng hơn trong chính sách hoạt động ở Syria. Bởi lẽ dù Nga đã thành công trong việc xoay chuyển cuộc chiến mà Thổ Nhĩ Kỳ triển khai ở Syria, nhưng nhiều thách thức và rủi ro vẫn đang chờ đợi Nga ở phía trước.
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Syria Assad
"Bạn chỉ có thể nói về chiến thắng khi mọi thứ kết thúc. Còn trong trường hợp này, những điều quan trọng nhất vẫn tồn tại", ông Alexei Malashenko, Giám đốc nghiên cứu tại trung tâm Đối thoại về các nền văn minh nhận định.
Còn theo ông Kirill Semenov, một chuyên gia nghiên cứu về Trung Đông tại Hội đồng Đối ngoại Nga, "thế cân bằng đang tồn tại nhưng nó rất mong manh".
Trong khi đó, ông Semenov cho rằng khi Tổng thống Putin - Erdogan ký kết thỏa thuận, ông Assad có lý do để tin rằng ông đã thua cuộc. Bởi dù Thổ Nhĩ Kỳ đã cho tạm dừng "Chiến dịch mùa xuân hòa bình", nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ Syria thông qua hoạt động tuần tra chung với quân đội Nga.
Đối với các nhà phân tích Nga, những diễn biến ở tỉnh Idlib, thành trì cuối cùng của phe phiến quân Syria được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, mới là điều đáng quan ngại.
Cụ thể, theo ông Semenovm, chuyến thăm mới đây của Tổng thống Assad có thể là dấu hiệu cho thấy quân đội Syria đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới nhằm vào khu vực tỉnh Idlib.
"Chúng ta không thể loại trừ khả năng Tổng thống Assad sẽ lôi kéo Nga vào chiến dịch tấn công mới ở Idlib và xem đây là sự đền bù xứng đáng cho việc chính quyền Damascus mất quyền kiểm soát khu vực phía đông bắc", ông Semenov nhấn mạnh.
Giới phân tích cũng cảnh báo rằng dù thu được nhiều thành công ở Syria, Nga vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức ở phía trước, bởi Trung Đông từ lâu luôn là một "chảo lửa" với rất nhiều mâu thuẫn, xung đột chồng chéo.
Theo chuyên gia phân tích Omar Lamrani thuộc Trung tâm nghiên cứu Stratfor của Mỹ nhận định mối đe dọa đầu tiên với Nga hiện nay chính là các nhóm Hồi giáo cực đoan trong khu vực đang lăm le trỗi dậy.
Khoảng trống quyền lực Mỹ bỏ lại ở miền đông Syria và những rối ren nảy sinh từ chiến dịch chống người Kurd của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là điều kiện thuận lợi cho IS tái xuất. Những phần tử cực đoan mới đào thoát khỏi các nhà tù ở đông bắc Syria cũng sẽ gia tăng đáng kể sức mạnh cho nhóm khủng bố này.
Các nhóm Hồi giáo cực đoan khác có thể tận dụng giai đoạn này để tích lũy lực lượng, chuyển trọng tâm hoạt động từ tỉnh Idlib đến các khu vực khác ở Syria.
Nga sẽ phải triển khai thêm quân và nguồn lực đến Syria để đối phó với xu hướng này, nhất là khi các nhóm phiến quân chống chính phủ Assad đều coi Moskva là kẻ thù.
Sự chia rẽ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ cũng mang đến một số rủi ro cho Nga, do Moskva và Ankara đang ủng hộ hai phe đối lập nhau sau khi Washington rút lui và người Kurd bị đẩy lùi khỏi miền bắc Syria.
Theo nguoiduatin
Mỹ tức giận yêu cầu người Kurd không ngả vào vòng tay Assad, Putin Quan chức Mỹ đã cảnh báo các nhà lãnh đạo người Kurd ở Syria không được bắt tay hợp tác với chính quyền Assad hoặc Nga để chống lại cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ trong một cuộc họp nóng. Các chiến binh người Kurd ở Syria Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ giấu tên đã nói với một nhà lãnh...