Cơ hội hiếm có để chấm dứt đại dịch Covid-19 ở châu Âu
Giám đốc Khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra 3 yếu tố dẫn tới cơ hội kiểm soát đại dịch Covid-19.
Tiến sĩ Hans Kluge, Giám đốc Khu vực châu Âu của WHO, cho biết các quốc gia trên khắp châu Âu đang có một “cơ hội hiếm có” để kiểm soát sự lây nhiễm Covid-19.
Tiến sĩ Hans Kluge, Giám đốc Khu vực châu Âu của WHO. Ảnh: WHO
Cơ hội đó dựa trên 3 yếu tố gồm mức độ miễn dịch cao do tiêm chủng và lây nhiễm tự nhiên, xu hướng lây lan của virus ít hơn khi thời tiết ấm lên, biến thể Omicron có mức độ nghiêm trọng thấp hơn.
Dữ liệu ở Mỹ tương tự với châu Âu, mang lại hy vọng giống như vậy.
Video đang HOT
Tiến sĩ Kluge đánh giá: “Khoảng thời gian được bảo vệ tốt hơn nên được coi như một sự ngừng bắn, có thể mang lại cho chúng ta hòa bình lâu dài”.
Theo thống kê của Anh, hiện Covid-19 không nguy hiểm hơn đáng kể so với bệnh cúm. Khi bắt đầu đại dịch, Covid-19 gây chết người cao gấp 10 lần so với cúm mùa. Nhưng phân tích hiện tại ghi nhận, cả hai căn bệnh gây ra tỷ lệ tử vong tương đương nhau.
Tuy nhiên, tại các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp, Covid-19 vẫn gây tử vong cao hơn nhiều so với bệnh cúm.
Từ trụ sở của WHO ở Geneva (Thụy Sĩ), Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cảnh báo toàn thế giới còn một chặng đường dài mới thoát khỏi đại dịch.
Hiện tại, trên thế giới đang tồn tại sự bất bình đẳng lớn trong chiến dịch tiêm vắc xin. Hầu hết các nước phát triển đã tiêm chủng được 60-70% dân số, nhiều nước tiến hành tiêm liều tăng cường.
Trong khi đó, ở các nước có thu nhập thấp, chỉ 5,5% dân số đã tiêm chủng đầy đủ chống lại Covid-19. Ở nhiều nước châu Phi, tỷ lệ tiêm vắc xin ở mức dưới 1%.
Theo thống kê của Our World in Data, chỉ 0,1% dân số Burundi đã tiêm chủng đầy đủ, tương đương hơn 6.000 người. Ở CHDC Congo, 0,4% người dân đã tiêm ít nhất một liều vắc xin Covid-19, trong khi ở Haiti, con số này vào khoảng 1%.
Phong tỏa chỉ làm giảm 0,2% tỷ lệ tử vong vì COVID-19 ở Mỹ, châu Âu
Một nghiên cứu mới cho thấy đợt phong tỏa đầu tiên của đại dịch COVID-19 thực tế không có tác dụng mấy trong giảm tử vong do COVID-19 ở Mỹ và châu Âu.
Theo tờ Dailymail, nghiên cứu do ông Steve Hanke, người sáng lập Trường Kinh tế Ứng dụng Johns Hopkins; ông Jonas Herby và Lars Jonung, nhà kinh tế học Thụy Điển, thực hiện.
Cụ thể, phân tích tổng hợp của nghiên cứu cho thấy các biện pháp phong tỏa hồi mùa xuân năm 2020 chỉ làm giảm 0,2% tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở Mỹ và Châu Âu.
Các nhà nghiên cứu viết: "Mặc dù phân tích tổng hợp này kết luận rằng phong tỏa ít ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, nhưng biện pháp này đã gây ra thiệt hại kinh tế và xã hội khổng lồ. Do đó, các chính sách phong tỏa là không có cơ sở".
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng cần cân nhắc lợi ích của phong tỏa và thiệt hại mang tính tàn phá đối với nền kinh tế và xã hội.
Các nhà nghiên cứu viết: "Phong tỏa đã làm giảm hoạt động kinh tế, tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm tỷ lệ đi học, gây bất ổn chính trị, góp phần gây ra bạo lực gia đình và phá hoại nền dân chủ tự do".
Theo dữ liệu của Mỹ, từ tháng 5/2020 đến tháng 4/2021, Mỹ đã ghi nhận 100.306 ca tử vong do sử dụng thuốc quá liều, tăng 28,5% so với 78.056 ca tử vong được ghi nhận trong khoảng thời gian 12 tháng trước đó.
Một nghiên cứu năm 2021 từ Ủy ban Quốc gia về COVID-19 và Tư pháp Hình sự cho thấy các vụ bạo lực gia đình đã tăng 8,1% sau khi lệnh phong tỏa được ban hành.
Vào tháng 4/2020, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức đáng kinh ngạc 14,8% rồi cuối cùng giảm xuống 3,9% vào tháng 12 //2021, chỉ cao hơn một chút so với tỷ lệ trước đại dịch.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu kết luận rằng phong tỏa gây hy sinh quá nhiều để đổi lại rất ít. Họ nói: "Việc tính toán lợi ích-chi phí tiêu chuẩn như vậy dẫn đến một kết luận chắc chắn: cần loại bỏ phong tỏa với tư cách là một công cụ chính sách đại dịch".
Vào tháng 11/2021, Tổng thống Biden đã tiết lộ chiến lược chống lại COVID-19 và biến thể Omicron, nói rằng ông sẽ tập trung vào vacine và mũi tiêm tăng cường, thay vì ngừng hoạt động và đóng cửa.
Tính đến ngày 1/2, Mỹ đã ghi nhận tổng cộng trên 76 triệu ca mắc COVID-19 và trên 913.000 trường hợp tử vong.
COVID-19 tới 6 giờ sáng 1/2: Thế giới trên 2 triệu ca mắc; Cảnh báo nguy cơ lây lan từ các biến thể phụ của Omicron Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.024.169 trường hợp mắc COVID-19 và 4.827 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 377 triệu ca, trong đó trên 5,68 triệu người không qua khỏi. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Toronto, Canada, ngày 28/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN Theo số...