Cơ hội đổi đời từ 8.900ha hồ thủy điện Hòa Bình: Nuôi cá lồng
Hòa Bình có trên 14.560ha mặt nước ao, hồ công trình thủy lợi, thủy điện, đặc biệt có 8.892ha mặt nước hồ Thủy điện Hòa Bình với nguồn lợi thủy sản phong phú cả về giống, loài; nguồn thức ăn rất phong phú… Đó là những điều kiện và tiềm năng lớn để Hòa Bình phát triển nghề nuôi cá lồng.
Những thông tin và đánh giá trên được đề cập tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp “Hiệu quả nuôi cá lồng bền vững trên sông, hồ vùng Trung du miền núi phía Bắc”, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNTtỉnh Hòa Bình tổ chức cuối tuần qua tại TP.Hòa Bình.
Tiềm năng, lợi thế lớn
Mô hình nuôi cá lồng trên lồng hồ Thủy điện Hòa Bình của anh Nguyễn Văn Tuyển. Ảnh: S.T.L
Tại diễn đàn, ông Đỗ Đức Trường – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình cho hay: Đến nay đơn vị đã tổ chức thực hiện được 3 lớp tập huấn ngắn hạn và mở 8 lớp đào tạo nghề nuôi cá lồng cho lao động nông thôn, với tổng số 330 học viên. Thông qua các khóa tập huấn và đào tạo nghề, các học viên nắm được những kiến thức cơ bản về nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi cá lồng.
Hòa Bình có trên 14.560ha mặt nước ao, hồ công trình thủy lợi, thủy điện. Ngoài ra còn có các hệ thống sông, suối lớn có thể tận dụng để nuôi trồng, tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên.
Riêng hồ Thủy điện sông Đà Hòa Bình có tổng diện tích mặt nước 16.800ha, thuộc 2 địa phận tỉnh Hòa Bình và Sơn La với dung tích chứa trên 9 tỷ m3 nước. Trong đó địa phận hồ thuộc tỉnh Hòa Bình là 8.892ha, thuộc 19 xã ven hồ.
Hồ Thủy điện Hòa Bình có dạng lòng máng, xung quanh bao bọc bởi các dãy đồi, núi cao; đáy hồ sâu với nguồn lợi thủy hải sản phong phú cả về giống, loài; nguồn thức ăn rất phong phú ngoài sinh vật phù du, xung quanh hồ còn có hàng nghìn ha thảm thực vật và rừng phòng hộ với độ che phủ cao, hàng năm cung cấp lượng lớn các sản phẩm hữu cơ cho hồ.
Hồ Thủy điện Hòa Bình được coi là kho tàng quý báu về thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản đặc trưng của vùng Tây Bắc như cá chiên, lăng, dầm xanh, anh vũ…
Video đang HOT
Với vị trí là cửa ngõ của vùng Tây Bắc tiếp giáp với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội, lại có tuyến đường xuyên Việt chạy qua, Hòa Bình có rất nhiều lợi thế trong hoạt động thương mại, giao lưu hàng hóa và sản xuất nông, lâm, thủy sản cung cấp cho các đô thị lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Tây Bắc và các tỉnh Bắc miền Trung.
Ông Hoàng Văn Son – Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản Hòa Bình cho biết: Phát huy những lợi thế trên, cùng với việc đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, trong những năm gần đây Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh rất quan tâm đến phát triển thủy sản, đặc biệt là việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá lồng bè trên hồ Thủy điện Hòa Bình.
Mục tiêu là khai thác, tận dụng tốt tiềm năng lợi thế của tỉnh đối với các sản phẩm nuôi trồng có ưu thế và khả năng cạnh tranh như các loài cá lăng, chiên, tầm, trắm đen, rô phi, điêu hồng…; phát triển thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, quy mô lớn đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi cá lồng
Toàn cảnh mô hình nuôi cá lồng tiêu biểu của anh Tuyển. Ảnh: S.T.L
Trong giai đoạn 2013 – 2016 từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia và tỉnh Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình đã tổ chức, thực hiện được 6 mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Trong đó 3 mô hình thuộc dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng hồ chứa” thực hiện tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Năm 2013, thực hiện mô hình nuôi cá lăng trong lồng, với quy mô thực hiện 100m3 lồng nuôi của 2 hộ tham gia, sau 9 tháng nuôi cá đạt cỡ 1,22kg/con. Từ sự thành công của mô hình, đến nay đã mở rộng ra hầu khắp các địa phương trong tỉnh với hàng trăm hộ nuôi, và cá lăng là đối tượng nuôi mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân.
Năm 2014, Hòa Bình thực hiện mô hình nuôi cá điêu hồng trong lồng thuộc dự án nuôi cá lồng hồ chứa với quy mô 100m3 lồng, 2 hộ tham gia. Sau 5 tháng nuôi, cá đạt cỡ 600g/con.
Cũng trong năm 2014, đơn vị thực hiện mô hình nuôi cá vược trong lồng bè. Đây là loài cá nước mặn, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình đã mạnh dạn thuần hóa và nuôi thương phẩm. Với quy mô thực hiện 120m3 lồng và 6 hộ thực hiện, sau 9 tháng thả nuôi cá đạt trọng lượng trung bình 1,2kg/con.
Năm 2015, trung tâm thực hiện mô hình nuôi cá tầm trong lồng thuộc dự án nuôi cá lồng hồ chứa với quy mô 100m3 lồng nuôi và 2 hộ tham gia. Sau 10 tháng nuôi, cá đạt cỡ 1,5 kg/con.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhấn mạnh: “Hòa Bình là một trong những tỉnh sớm đánh thức tiềm năng nuôi trồng thủy sản của các hồ chứa. Cụ thể, năm 2013 mới có khoảng 1.200 lồng nuôi, đến năm 2017 đã tăng lên 4.050 lồng. Các lồng cá đem lại hiệu quả rất cao. Cứ bình quân 1 lồng với diện tích là 36m2, sâu khoảng 3-4m, tùy theo các đối tượng cá, cho lợi nhuận từ 20 – 30 triệu đồng/lồng/năm. Đó là lợi nhuận rất lớn. Do đó, bà con nông dân cần phát huy tiềm năng, thế mạnh có diện tích hồ chứa lớn, để sống được và làm giàu bằng nghề nuôi cá lồng”.
Theo Danviet
40 tấn cá bị chết do xả lũ: Kiến nghị thủy điện Hòa Bình hỗ trợ
Nhiều hộ nuôi cá lồng dọc sông Đà thuộc địa phận xã Hợp Thành, huyện Kì Sơn, tỉnh Hòa Bình bên bờ vực phá sản. Cá chết trắng lồng, bán rẻ như bèo, chẳng ai mua.
Theo thống kê về tình hình thiệt hại do thủy điện Hòa Bình xả lũ của UBND xã Hợp Thành, đến sáng ngày 23.7, các hộ nuôi cá lồng trên sông Đà đều bị ảnh hưởng, hơn 40 tấn cá đã chết. Cá trong lồng vẫn tiếp tục chết do bị thay đổi môi trường nước. "Bà con bán tống, bán tháo suốt mấy hôm rồi mà cũng chưa tiêu thụ hết cá trong lồng. Cá sống còn bán được, chứ cá chết rất khó bán", ông Nguyễn Văn Tâm, Bí thư xã Hợp Thành cho biết.
Ông Lê Văn Bảo, Chủ nhiệm HTX nông lâm thủy sản Kì Sơn cho biết, cá chết như ngả rạ, bán không ai mua.
Từ hôm thủy điện Hòa Bình (20.7) xả lũ đến nay, các xã viên của HTX nông lâm thủy sản Kì Sơn ăn không ngon, ngủ không yên. Nhà nào cũng bạc mặt vì cá lồng. Họ huy động tất cả các thành viên trong nhà mang cá đi bán. Sự nỗ lực, cố gắng của bà con cũng chỉ vớt vát được chút vốn.
Cá nổi trắng lồng. Bà con nông dân xã Hợp Thành đã bị thiệt hại nặng nề.
Ông Lê Văn Bảo, Chủ nhiệm HTX nông lâm thủy sản Kì Sơn là hộ bị thiệt hại nặng nhất. Theo ước tính của ông, 80 tấn cá trong lồng đang thời kì phát triển mạnh có khả năng chết sạch. Suốt 4 ngày qua, ông chạy đôn, chạy đáo tìm nơi tiêu thụ cá. Cá trắm, cá chiên nuôi trên sông Đà từng bán đắt như tôm tươi, vậy mà giờ bán cho người ta làm phân bón cho cây.
Ngày 22.7, UBND huyện Kì Sơn và UBND xã Hợp Thành cũng đã tiến hành kiểm tra và thống kê thiệt hại ban đầu do thủy điện Hòa Bình xả lũ gây ra. "Xã cũng đã đề đạt nguyện vọng lên huyện là kiến nghị thủy điện Hòa Bình hỗ trợ bà con nuôi cá lồng. Chúng tôi mong rằng, thủy điện sẽ có trách nhiệm trong vụ việc này", ông Tâm cho biết thêm.
Thủy điện xả lũ quá nhanh khiến bà con nông dân trở tay không kịp.
Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, thủy điện Hòa Bình xả lũ đã khiến bà con nuôi cá lồng bị thiệt hại nặng. Bà con nuôi cá bỗng trắng tay sau một đêm.
Thủy điện Hòa Bình xả lũ, thông báo quá sát giờ, bà con nuôi cá lồng không kịp trở tay. Việc này đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân.
UBND xã Hợp Thành đã đề đạt ý kiến lên UBND huyện Kì Sơn gửi kiến nghị tới Thủy điện Hòa Bình hỗ trợ một phần kinh phí cho những hộ nuôi cá bị ảnh hưởng do đơn vị này gây ra.
Theo Danviet
Thủy điện Hòa Bình bất ngờ xả lũ sau nhiều năm, có gì bất thường? Việc thủy điện Hòa Bình bất ngờ xả lũ sau nhiều năm khiến nhiều người tò mò và hoài nghi về sự bất thường của lần xả này. Thủy điện Hòa Bình đang xả lũ, hàng ngàn m3 nước tung bọt trắng xóa. Mới đây, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã yêu cầu Giám đốc Công ty thủy...