Cơ hội để cà phê Việt thâm nhập sâu vào thị trường châu Phi
Nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã của Việt Nam tìm kiếm đối tác, kết nối các cơ hội kinh doanh và xuất khẩu cà phê, ngày 21/7, Cục Xúc tiến thương mại sẽ phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại châu Phi tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu cà phê sang thị trường châu Phi.
Sự kiện sẽ được tổ chức trực tiếp tại Đắk Lắk – nơi được xem là “thủ phủ” cà phê của Việt Nam, kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và phổ biến trên fanpage Facebook Cục Xúc tiến thương mại.
Nông dân xã Ea Kao, TP Buôn Mê Thuột thu hoạch cà phê được sản xuất trồng xen canh với cây tiêu theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Theo Cục Xúc tiến thương mại, tại phiên tư vấn, các chuyên gia, đại diện các Thương vụ Việt Nam tại Algeria, Ai Cập, Maroc và Nigeria sẽ giải đáp các vấn đề doanh nghiệp quan tâm liên quan đến xuất nhập khẩu sản phẩm cà phê với thị trường châu Phi.
Cụ thể như nhu cầu thị trường, yêu cầu đối với chất lượng và phẩm cấp hàng hóa, phương thức thanh toán, cách thức vận chuyển, bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu, giải quyết các vấn đề bất cập có thể phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu…
Với lợi thế địa lý có diện tích rộng trên 30 triệu km2, dân số trên 1,4 tỷ người và nhu cầu nhập khẩu cao nhiều loại mặt hàng, châu Phi thực sự là thị trường đa dạng cơ hội cho hàng hoá Việt Nam.
Video đang HOT
Đặc biệt, mặt hàng cà phê, châu Phi có nhu cầu lớn, hàng năm, thị trường này dành khoảng 750 triệu USD để nhập khẩu cà phê; trong đó, Việt Nam là 1 trong 5 thị trường cung ứng chính. Ngoài xuất khẩu thô, một số thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam như Trung Nguyên, King Coffee cũng được quan tâm tại khu vực này.
Tuy nhiên, để xuất khẩu cà phê sang châu Phi, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn như vấn đề vận chuyển và bảo quản hàng phù hợp để di chuyển qua chặng đường xa, nhiều thủ tục, luật lệ trong thương mại của hầu hết quốc gia châu Phi còn chưa phát triển như các thị trường ở châu Âu, châu Mỹ.
Mặt khác, doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, tìm ra những mặt hàng không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu mà còn giải quyết được các bài toán liên quan đến các khâu logistics cho hàng thực phẩm.
Vì thế, khi làm ăn tại thị trường châu Phi, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ tập quán kinh doanh của thị trường cũng như các quy định pháp lý để tránh rủi ro.
Tại Phiên tư vấn, các chuyên gia cũng sẽ khuyến cáo thêm với doanh nghiệp về tình trạng lừa đảo ở các nước châu Phi khá phổ biến như thông qua hình thức đấu thầu, đối tượng dễ đồng ý mua hàng Việt Nam với giá cao, đề nghị gửi tiền để lo thủ tục, hoặc đối tượng chào bán hàng cho doanh nghiệp Việt Nam với giá thấp, yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam đặt cọc… sau khi nhận được tiền từ doanh nghiệp Việt Nam, đối tượng sẽ đóng website và bỏ trốn…
Chính vì vậy, đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia thị trường, từ đó tránh được những rủi ro đáng tiếc khi xuất khẩu cà phê sang thị trường các nước châu Phi.
Cà phê Việt Nam "tỏa sáng" tại EXPO 2020 Dubai
Diễn ra từ ngày 29/12/2021 - 4/1/2022, Tuần lễ cà phê Việt Nam tại EXPO 2020 Dubai đã nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Sáng ngày 31/12, tại EXPO 2020 Dubai, nghi lễ mở cánh cửa lớn đã diễn ra trang trọng với sự tham dự của đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam và đoàn trống hội Học viện Cảnh sát Nhân dân.
Sáng ngày 30/12, Ngày Quốc gia Việt Nam tại EXPO 2020 Dubai đã chính thức khai mạc với nghi lễ thượng cờ được tổ chức tại quảng trường trung tâm Al Wasl trong khu tổ hợp EXPO 2020 Dubai.
Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2020 Dubai (do Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vận hành) phối hợp với các đơn vị tổ chức Tuần lễ cà phê Việt Nam với mong muốn giới thiệu với bạn bè quốc tế về ngành công nghiệp cà phê cũng như văn hóa pha và uống cà phê của người Việt Nam.
Tại Tuần lễ cà phê Việt Nam, khách tham quan EXPO 2020 có cơ hội tìm hiểu về cà phê Việt Nam tại gian trưng bày chuyên về văn hóa cà phê Việt Nam đặt tại tầng 2 Nhà Triển lãm Việt Nam. Thông qua hình ảnh, trình chiếu clip và những chia sẻ trực tiếp của các chuyên gia về cà phê, du khách có được một cái nhìn cụ thể hơn tại sao Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ 2 thế giới (chỉ đứng sau Brazil), về những ảnh hưởng của cà phê lên văn hóa và cuộc sống thường ngày của người dân Việt cũng như những tiềm năng của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới trong tương lai. Đặc biệt hơn, khách tham quan có thể thưởng thức miễn phí cà phê Việt Nam theo những cách pha khác nhau từ cà phê sữa đá, bạc xỉu, cà phê trứng...
Tuần lễ cà phê Việt Nam tại EXPO 2020 Dubai đã nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Ngoài không gian Nhà Triển lãm, các sản phẩm cà phê Việt Nam còn được giới thiệu tại một số sự kiện chính trong Ngày Quốc gia Việt Nam tại EXPO 2020 Dubai như buổi giao thương "Gặp gỡ Việt Nam: Đất nước của cơ hội" và Tuần phim Việt Nam tại EXPO 2020.
Trong những năm gần đây xuất khẩu cà phê của Việt Nam chiếm khoảng 15% tổng giá trị xuất khẩu nông nghiệp đất nước. Bên cạnh người tiêu dùng châu Âu và châu Mỹ, người dân châu Á cũng dần biết đến và ưa thích hạt cà phê Việt Nam. Về thị trường Trung Đông, do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng không phù hợp để canh tác cà phê, trên 90% lượng cà phê tiêu thụ tại khu vực này được nhập khẩu từ Brazil, Việt Nam và châu Âu. Trung Đông cũng được coi là "miền đất hứa" cho xuất khẩu cà phê Việt Nam nếu các doanh nghiệp có chiến lược tiếp cận đúng đắn.
Du khách nước ngoài thưởng thức cà phê Việt Nam.
Bên cạnh giới thiệu, lan tỏa văn hóa, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, một nét mới của Nhà Triển lãm Việt Nam năm nay đó là việc chủ động đẩy mạnh các hoạt động kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và quảng bá du lịch.
Trong khuôn khổ Ngày Quốc gia Việt Nam (30/12/2021), Nhà Triển lãm phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Dubai, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) đã tổ chức buổi giao thương "Gặp gỡ Việt Nam: Đất nước của cơ hội", với sự tham gia của đại diện nhiều cơ quan liên quan và các doanh nghiệp đến từ cả Việt Nam và UAE.
Ứng dụng công nghệ số thúc đẩy lưu thông và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Các sản phẩm như mận Yên Châu, xoài Yên Châu (Sơn La); nhãn Hưng Yên, vải Lục Ngạn (Bắc Giang); vải Thanh Hà và su hảo, bắp cải, cà rốt ở Hải Dương... đã được ứng dụng công nghệ số thành công hỗ trợ lưu thông và tiêu thụ. Truy xuất nguồn gốc đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết và...