Cơ hội để bệnh viện Việt Nam nâng cao hiệu quả quản lý
Ngày 11- 9, hội nghị quản lý bệnh viện khu vực châu Á ( Hospital Management Asia – HMA) thường niên năm 2019 đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội).
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải thiện ngành y tế trên tất cả các lĩnh vực. Một trong những nội dung đã được Bộ Y tế triển khai là đề án bệnh viện vệ tinh, nhằm chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới. Sau 5 năm thực hiện, 23 bệnh viện hạt nhân và 138 bệnh viện vệ tinh đã được xây dựng; 10 chuyên khoa được đầu tư và ưu tiên phát triển là: ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản, nhi, nội tiết, thần kinh, huyết học lâm sàng, hồi sức cấp cứu, chống độc. Bên cạnh đó, ngành y tế còn nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất, triển khai chương trình bệnh viện xanh sạch đẹp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai bệnh án điện tử, Telemedicine; tổ chức khám, chữa bệnh theo yêu cầu, nhằm huy động nguồn lực xã hội và đa dạng hóa mô hình cung cấp dịch vụ.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tốt nhưng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, Việt Nam vẫn là nước thu nhập trung bình nên nguồn lực y tế còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, ngành y tế sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề như: nâng cao chất lượng y tế cơ sở; tiếp tục đổi mới phương pháp chi trả dịch vụ; xây dựng hệ thống kiểm định lâm sàng và tiến tới đánh giá chất lượng độc lập, công khai kết quả, gắn với chi trả BHYT.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho biết, hội nghị này là cơ hội để các nhà quản lý, lãnh đạo các bệnh viện học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý, điều hành bệnh viện với mục tiêu cuối cùng là xây dựng bệnh viện chất lượng và an toàn người bệnh. “Chúng tôi mong muốn, sau hội nghị này, các bệnh viện Việt Nam sẽ không ngừng nâng cao và cải thiện kỹ năng quản lý, điều hành bệnh viện, đặc biệt trong cơ chế tự chủ như hiện nay”, ông Khuê nhấn mạnh.
NGUYỄN QUỐC
Theo SGGP
Video đang HOT
Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao: "Niềm tin và hi vọng" của những bệnh nhân nghèo
Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (PASTB) được thành lập nhằm hỗ trợ bệnh nhân lao nghèo trên toàn quốc. Mục tiêu cơ bản của Quỹ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi căn bệnh quái ác ra khỏi xã hội.
Đúng lúc, kịp thời Trên thế giới, bệnh lao vẫn có mức độ đe dọa như "kẻ khủng bố sức khỏe" của nhân loại. Cứ mỗi ngày, lại có thêm 4.500 người chết bởi bệnh lao và gần 30.000 người mắc bệnh. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng, với khoảng 1,6 triệu người tử vong do lao hằng năm trên toàn cầu.
PGS. TS Nguyễn Viết Nhung - Chủ nhiệm chương trình chống Lao Quốc gia Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện phổi TW. Phát biểu tại Hội nghị Ngày thế giới phòng, chống Lao.
Tại Việt Nam, với những đặc điểm riêng về tự nhiên và xã hội, nước ta là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới. Trong đó, đứng thứ 16 về số người mắc lao cao và đứng thứ 15 gánh nặng lao kháng đa thuốc.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, Việt Nam có 124.000 người mắc lao mới. Chương trình Chống lao Quốc gia đã phát hiện được khoảng hơn 100.000 người mắc lao, còn lại hơn 20.000 người chưa được phát hiện trong cộng đồng.
Số người chết do lao năm 2017 ở Việt Nam ước tính là 12.000 người, cao hơn nhiều so với con số tử vong do tai nạn giao thông. Không những vậy, tỉ lệ bệnh nhân lao của nước ta cũng hết sức đáng báo động khi 70% bệnh nhân lao đang trong độ tuổi lao động đã trực tiếp làm kiệt quệ nguồn nhân lực của nước ta.
Từ quyết tâm đến hiện thực
Ngày 16/3/2019, nhân kỉ niệm 137 năm ngày thế giới phòng chống Lao (24/3/1882-24/3/2019) cũng như thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký, ban hành Quyết định số 380/QĐ-BNV về việc thành lập "Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao - PASTB". PASTB là một quỹ xã hội, từ thiện, phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ, chăm sóc, điều trị cho người bệnh lao, người bị ảnh hưởng bởi bệnh lao với phạm vi hoạt động trên toàn quốc.
Quỹ cũng là sự đánh dấu bước khởi đầu của cuộc cách mạng phòng chống bệnh lao của dân tộc Việt Nam - căn bệnh quái ác vốn là ung nhọt trong ngành y tế-sức khỏe của nước ta. PASTB có 5 sáng lập viên gồm: Bệnh viện Phổi Trung ương; Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.Hồ Chí Minh); Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (Quảng Nam); Bệnh viện Phổi Hải Dương và PGS. TS. BS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương - Chủ nhiệm Chương trình chống Lao Quốc gia. Tất cả các thành viên sáng lập đều là chuyên gia đầu ngành về Lao, phổi của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và các vị đại biểu tham gia hội nghị Ngày thế giới phòng, chống Lao.
Mục tiêu mang đậm tính nhân văn
Mục tiêu cơ bản của PASTB là hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế, kinh phí điều trị đối với bệnh nhân lao, đặc biệt là những bệnh nhân có điều kiện kinh tế khó khăn. PASTB sẽ tiến tới giúp tất cả mọi người dân đều được phát hiện sớm và chữa khỏi bệnh lao, không lây lan ra cộng đồng và chấm dứt bệnh lao đúng như tiêu chí của Liên hợp quốc là "không bỏ lại ai ở phía sau".
Về lợi ích mà Quỹ sẽ mang lại cho xã họi, PGS. TS. BS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương - Chủ nhiệm Chương trình chống Lao Quốc gia bày tỏ: Những lợi ích mà quỹ mang lại trước trước tiên là giúp được người bệnh yên tâm điều trị khỏi. Xuất phát từ điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình khó khăn, các bệnh nhân thường không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh mà thường sẽ buông xuôi.
Việc buông xuôi không những đe dọa trực tiếp đến tính mạng của chính bệnh nhân mà còn gây nguy cơ lây nhiễm sang những người xung quanh. Theo nghiên cứu, một người bệnh có thể lây nhiễm sang 10 đến 15 người trong một năm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến số lượng bệnh nhân mắc bệnh lao ngày càng tăng.
Bên cạnh đó, sự ra đời và tồn tại của PASTB cũng tác động mạnh mẽ đến đời sống cộng đồng. Ngoài việc hỗ trợ về mặt kinh tế cho các bệnh nhân nghèo mắc bệnh, quỹ còn có vai trò là một kênh tuyên truyền về bệnh lao.
Cụ thể là cách phòng, chống cũng như hiểu biết về bệnh. Không những vậy, với dư âm của lịch sử, tình trạng kì thị, e dè với bệnh nhân lao từ lâu vẫn luôn tồn tại. PASTB ra đời có thể đập tan những kỳ thị, e dè đó của cộng đồng, tránh gây lên tâm lý tiêu cực, chán nản cho người bệnh.
Mặt khác, Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao được thành lập cũng là tiếng chuông báo hiệu đầu tiên của những chính sách về phúc lợi xã hội của Đảng và Nhà nước. Nó có vai trò là bước đi dọn đường cho những chính sách mới mà Nhà nước sẽ ban hành trong thời gian tới.
Phạm Hải
Theo phapluatplus
Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo Hà Nội năm 2019: Mang những startup tốt nhất thế giới đến Việt Nam Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, "Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo Hà Nội năm 2019" không chỉ tìm ra hướng đi và giải pháp thích hợp để xử lý có hiệu quả, để giải quyết những vấn đề cấp bách cho Thành phố, mà còn là nơi kết nối, mang những người tiên phong và những startup...