Cơ hội cuối cùng giúp ông Trump vượt lên đối thủ Joe Biden
Cuộc tranh luận ngày 22/10 được xem là cơ hội cuối cùng và cơ hội tốt nhất của Tổng thống Trump để ông có thể thay đổi “quỹ đạo” hiện nay của cuộc bầu cử.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang lên kế hoạch ứng phó với kịch bản xấu nhất còn đối thủ của ông, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden khuyên những người ủng hộ không nên quá tự tin, khi cuộc bầu cử đang bước vào giai đoạn nước rút.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden trong phiên tranh luận đầu tiên ở Cleveland, Ohio, hôm 29/9. Ảnh: AP.
Cơ hội cuối cùng
Với hơn 22 triệu cử tri đi bỏ phiếu, lợi thế của ông Joe Biden trong các cuộc thăm dò dư luận dường như vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dù lợi thế của ông Biden tại một số bang chiến địa, trong đó có Florida đang thu hẹp nhưng ứng cử viên này vẫn khiến Tổng thống Trump phải phòng thủ ở những bang như Iowa và Georgia – nơi mà cách đây 6 tháng, phe Dân chủ không hy vọng có thể chiến thắng.
Hiện tại, ông Trump và ông Biden đang theo đuổi những chiến lược khác nhau trong chặng đua nước rút. Tổng thống Trump muốn tiếp thêm năng lượng cho những người ủng hộ, làm sống dậy ký ức của các cử tri về những ngày cuối cùng trong cuộc bầu cử năm 2016, còn ông Biden cẩn trọng bám sát cách tiếp cận với những sự kiện nhỏ, tập trung nhiều vào biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và hướng dẫn giãn cách xã hội của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh. Lợi thế của ứng cử viên Biden được dự đoán là sẽ gia tăng hơn nữa khi có sự trợ giúp của cựu Tổng thống Barack Obama.
Có rất nhiều sự kiện quan trọng diễn ra trong tuần này nhưng tâm điểm sẽ là màn tranh luận của hai ứng cử viên vào ngày 22/10. Đây cũng được xem là cơ hội cuối cùng và tốt nhất của Tổng thống Trump để thay đổi quỹ đạo cuộc bầu cử.
Màn tranh luận tại Nashville có thể giúp Tổng thống Trump tạo đòn bẩy cần thiết để bật lên trước đối thủ. Sẽ không có một thời điểm nào trước ngày bầu cử phù hợp hơn thời điểm này để thuyết phục các cử tri chú ý đến thông điệp của Tổng thống đảng Cộng hòa.
Video đang HOT
Theo giới phân tích, lần này, Tổng thống Trump cần phải tránh việc tạo ra ấn tượng xấu với cử tri. Sau cuộc tranh luận lần thứ nhất, cách đây hơn hai tuần, các cuộc thăm dò cho biết, phong thái quyết liệt và việc hay ngắt lời đối thủ của Tổng thống Trump đã khiến ông bị mất điểm trong khi giúp ông Biden gia tăng lợi thế về tỷ lệ ủng hộ.
Về phần mình, ông Joe Biden cũng phải chịu áp lực đáng kể. Trước những đòn công kích liên tiếp của ông Trump về tuổi tác và sức khỏe tâm thần, ứng cử viên này được dự đoán sẽ gặp nhiều thách thức khi đối phó với những tình huống khó lường trên sân khấu chính trị lớn nhất trong cuộc đời ông.
Hiện, đội ngũ tranh cử của ông Trump đang đề nghị Ủy ban tranh luận Tổng thống điều chỉnh chủ đề của cuộc tranh luận cuối cùng. Trước đó hôm 19/10, Stepien – giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Trump đã gửi lá thư cho ủy ban này để phản đối chủ đề mà người điều phối của NBC News, bà Kristen Welker đưa ra tuần trước, đồng thời đề nghị ủy ban này nên theo truyền thống, tức là đưa chính sách đối ngoại trở thành trọng tâm của cuộc tranh luận.
Ông Stepien cũng cáo buộc ứng cử viên Biden cố tình né tránh những cuộc đối thoại về hồ sơ chính sách đối ngoại của ông và cho rằng Ủy ban này đang cố gắng thay đổi tiến trình của cuộc tranh luận cuối cùng để tạo thuận lợi cho Biden.
“Những chiêu trò nhằm mang lại lợi ích cho ông Biden của Ủy ban tranh luận Tổng thống đã khiến các cuộc tranh luận bị thất bại và đó là tại sao công chúng lại mất niềm tin vào tính khách quan của nó”, ông Stepien nói.
Tuy nhiên, đội ngũ tranh cử của ông Biden lập luận rằng, các bên đã có một thỏa thuận trước về việc để người điều phối lựa chọn chủ đề. Phía ông Biden cũng cáo buộc Tổng thống Trump muốn né tránh những câu hỏi về phản ứng “thảm hại” mà chính quyền của ông đưa ra đối với dịch bệnh Covid-19.
Thư ký báo chí TJ Ducklo của ông Biden cho biết: “Hai ban vận động tranh cử và Ủy ban tranh luận Tổng thống đã có sự nhất trí từ nhiều tháng trước về việc sẽ để người điều hành lựa chọn chủ đề. Chính quyền ông Trump đang giấu diếm điều đó vì ông ấy sợ phải đối mặt với nhiều câu hỏi liên quan đến biện pháp kiểm soát dịch Covid-19. Như lệ thường, Tổng thống quan tâm đến quy tắc của một cuộc tranh luận nhiều hơn là tìm cách đưa nước Mỹ ra khỏi cuộc khủng hoảng”.
Bài toán khó đối với Tổng thống Trump
Hiện nay, số ca mắc Covid-19 tại Mỹ đang gia tăng chóng mặt và tăng mức cao nhất kể từ tháng 7/2020. Ít nhất 10 tiểu bang ghi nhận số ca mắc theo ngày cao kỷ lục vào cuối tuần qua. Một số chuyên gia y tế dự đoán khả năng số ca mắc mới tính theo ngày sẽ ở mức 100.000 ca trong thời gian tới.
Đây không chỉ là một tin xấu đối với nước Mỹ, mà còn tạo ra nhiều bất ổn cho cuộc bầu cử vốn đã nổi lên những tranh cãi về hình thức bỏ phiếu. Từ góc độ chính sách và chính trị, điều này cho thấy Tổng thống Trump vẫn chưa thành công trong việc kiểm soát cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng nhất tại nước Mỹ trong một thế kỷ qua. Khi ngày bầu cử đến gần, đã có nhiều câu hỏi về việc liệu các cử tri có sẵn sàng thay đổi cách thức bỏ phiếu để bảo vệ bản thân họ hay không.
Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng cử tri đi bầu cử sớm đã phá vỡ các kỷ lục trước đó. Vẫn chưa rõ, con số này sẽ gia tăng tới mức nào và liệu số lượng phiếu bầu gửi qua thư tăng vọt có gây sức ép đối với hệ thống bầu cử vốn đang hoạt động hết công suất hay không.
Các thành viên trong đội ngũ tranh cử của Tổng thống Trump và một số quan chức Nhà Trắng tiết lộ, đã có nhiều lo ngại về khả năng ông Trump thất bại trước đối thủ trong hậu trường chiến dịch tranh cử. Trước sức ép phải thay đổi chiến lược, ông Trump đã trút giận lên Tiến sĩ Anthony Fauci- chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ về bệnh truyền nhiễm, gọi ông là “thảm họa” và cho rằng những cố vấn y tế khác của chính phủ “quá tiêu cực”.
Công ty theo dõi quảng cáo Kantar/CMAG cho biết, trong hai tuần tới, ông Trump và các đồng minh đang dự chi 70,7 triệu USD dành cho việc quảng cáo. Tuy nhiên con số này mới chỉ bằng một nửa con số mà phe Dân chủ dự định bỏ ra. Sự thiếu hụt nguồn kinh phí cho chiến dịch tranh cử là bất lợi chưa từng có với một Tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ trong thời kỳ hiện đại và điều này buộc ông Trump phải đưa ra những quyết định đau đớn. Tổng thống đã phải cắt bớt việc quảng cáo qua truyền hình ở Trung Tây và chuyển phần lớn kinh phí dành cho chiến dịch quảng cáo tại các bang Florida, Bắc Carolina, Arizona và Georgia, Pennsylvania.
Trái ngược với Tổng thống Trump, cựu Phó Tổng thống Joe Biden đang có lợi thế lớn về mặt tài chính nhờ huy động được nguồn kinh phí cao kỷ lục dành cho chiến dịch tranh cử và điều này giúp ông phủ sóng rộng rãi thông điệp tranh cử khi chặng đua gần đến hồi kết. Tuy vậy, ứng cử viên này vẫn tỏ ra thận trọng.
Để tránh tâm lý tự mãn, người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Biden, Jen O’Malley Dillon, đã nhắc nhở những người ủng hộ về cuộc bầu cử năm 2016.
“Thực tế là cuộc đua này đang sít sao hơn so với những nhận xét mà chúng ta thấy trên truyền hình hay trên trang Twitter. Những gì diễn ra vào năm 2016 cho thấy chúng ta không thể đánh giá thấp ông Trump hoặc khả năng của ông trong việc vượt qua trở ngại vào giai đoạn cuối của chiến dịch tranh cử”.
Ông Obama: Tổng thống Trump thiếu kiên nhẫn và sự tập trung
Cựu Tổng thống Barack Obama ngày 14/10 nói Tổng thống Donald Trump thiếu "sự kiên nhẫn" và "sự tập trung" cần thiết để thực hiện những thay đổi đáng kể với chính sách đối ngoại Mỹ.
Trong một podcast dài với hai cựu trợ lý, Jon Favreau và Tommy Vietor, ông Obama khen ngợi ông Joe Biden và đưa ra một số lời khuyên cho thành phần tiến bộ trong đảng của ông. Tuy nhiên, những bình luận gay gắt nhất trong cuộc phỏng vấn " Pod Save America" dài 45 phút đều nhắm vào Tổng thống Trump.
"Ông ấy không có đủ kiên nhẫn và sự tập trung để thay đổi đáng kể chính sách đối ngoại của Mỹ", cựu Tổng thống Obama cho biết. Ông nói thêm rằng tổng thống Mỹ "đã cố gắng hủy hoại toàn bộ hạ tầng đối ngoại của chúng ta một cách có hệ thống".
Ông Obama lập luận đó là điều mà ông Biden sẽ chống lại trong nhiệm kỳ tổng thống, nếu được bầu vào tháng 11. Cựu tổng thống cũng nói phó tổng thống của ông "tôn trọng và hiểu những gì lãnh đạo Mỹ có thể làm", CNN cho biết.
Trong một cuộc phỏng vấn podcast, ông Obama cho biết đương kim tổng thống thiếu "kiên nhẫn" và "sự tập trung" để thay đổi chính sách đối ngoại Mỹ. Ảnh: Pod Save America.
Sau khi phát biểu tại Đại hội Toàn quốc của đảng Dân chủ và dẫn đầu một số hoạt động gây quỹ cho đảng, ông Obama dự kiến tham gia chiến dịch tranh cử vào tuần tới, theo các quan chức đảng Dân chủ.
Ông Obama cũng nói đã nhìn thấy sự phát triển chính sách đối ngoại của ông Biden. Cựu tổng thống cũng lưu ý mặc dù ông Biden bỏ phiếu ủng hộ đưa quân vào Iraq năm 2002, ứng viên của đảng Dân chủ đã "học được bài học" từ đó.
"Ông ấy có lẽ là người kiềm chế nhất về vấn đề sử dụng vũ lực trong số các cố vấn cấp cao trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của tôi", ông Obama nói. "Ông ấy luôn tin chúng ta nên thể hiện sự kiềm chế, khiêm tốn và suy nghĩ khác đi ngoài việc sử dụng sức mạnh quân sự. Đồng thời, ông ấy rất tin tưởng vào việc sử dụng ngoại giao như một chiến lược thể hiện sự lãnh đạo của Mỹ".
Ông Obama đã rất kiềm chế trong việc chỉ trích ông Trump trong nhiều năm, mặc dù về phía ngược lại, ông Trump liên tục công kích cựu tổng thống của đảng Dân chủ. Điều này đã thay đổi trong thời gian gần đây, khi ông Obama tham gia vào việc giúp cựu phó tổng thống của mình trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Cựu bác sĩ Nhà Trắng nghi ngờ trí tuệ của Biden Cựu bác sĩ Nhà Trắng Ronny Jackson nghi ngờ sự nhạy bén trí tuệ của Biden và cho rằng ông không hợp đảm đương vai trò tổng tư lệnh Mỹ. "Là một công dân của đất nước này, tôi đã quan sát Joe Biden trong chiến dịch tranh cử và tôi lo ngại ông ấy không có năng lực trí tuệ, khả năng...