Cơ hội cho Nga khi Ukraine cố gắng ngăn mệt mỏi vì xung đột lan rộng?
Một số nhà phân tích cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin “đang chơi chạy đường dài”, trong bối cảnh Ukraine cố gắng ngăn chặn sự mệt mỏi vì xung đột đang lan rộng trong các đồng minh.
Ukraine đang cố gắng giữ đồng minh khi những tác động lan rộng của cuộc chiến chống lại Nga – cũng như các vấn đề gai góc như tranh cãi ngoại giao, mệt mỏi vì chiến sự, và bầu cử – có nguy cơ làm suy yếu các liên minh và gây tổn hại đối với sự ủng hộ dành cho Ukraine, theo Đài CNBC ngày 26.9.
Những cuộc thăm dò ý kiến ở cả châu Âu lẫn Mỹ được thực hiện vào mùa hè này cho thấy đã có sự suy giảm nói chung về việc ủng hộ các biện pháp hỗ trợ Ukraine, đặc biệt là liên quan nguồn tài trợ bổ sung và cung cấp thiết bị quân sự.
“Sự chia rẽ đảng phái dường như đang nổi lên ở cả châu Âu lẫn Mỹ trong việc hỗ trợ Ukraine”, các nhà phân tích địa chính trị tại công ty tư vấn rủi ro Teneo (Mỹ) nhận định. Họ cho rằng chính phủ của một số nước đã ưu tiên chính trị và chính sách trong nước hơn là vấn đề Ukraine, đặc biệt là khi các cuộc bầu cử sắp diễn ra ở những nước đồng minh như Ba Lan, Slovakia và Mỹ.
Do đó, hiện có những lo ngại rằng Nga đang nhận ra có cơ hội để đạt lợi thế và có thể tìm cách khai thác những điểm yếu cũng như rạn nứt trong các quan hệ đối tác của Ukraine khi chứng kiến thái độ của công chúng đối với cuộc chiến đang thay đổi, theo CNBC.
Tỉ lệ người Mỹ không ủng hộ viện trợ cho Ukraine tăng lên
“Phương Tây đang mệt mỏi”?
Các nhà phân tích về Nga tin rằng Tổng thống Vladimir Putin đang mong sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine sẽ suy yếu cả về chính trị lẫn quân sự, theo CNBC. Ông Sergei Medvedev, nhà sử học người Nga nổi tiếng, cho rằng “phương Tây đang mệt mỏi”.
“Mọi người đều lo lắng về cuộc bầu cử Mỹ vào năm 2024 và tâm trạng của công chúng Mỹ, đặc biệt là nếu ông (Donald) Trump hoặc đảng Cộng hòa nói chung trở lại nắm quyền. Vì vậy, có rất nhiều biến số và có rất nhiều điều đáng suy ngẫm ở đây”, ông Medvedev nói với CNBC.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp với các thành viên Hội đồng An ninh qua liên kết video tại Moscow ngày 22.9. Ảnh Reuters
Ông Max Hess, thành viên tại Viện Nghiên cứu Chính sách đối ngoại (Mỹ) và là tác giả của cuốn sách “Chiến tranh kinh tế: Ukraine và xung đột toàn cầu giữa Nga và phương Tây”, cho rằng ông Putin “chắc chắn đang “chơi chạy đường dài” và tin rằng thời gian sẽ đứng về phía mình”.
“Có mọi lý do để nghĩ rằng sự rạn nứt tiềm tàng của phương Tây là điều mà Nga muốn khai thác”, ông Hess bình luận, còn cho rằng Tổng thống Putin “cần một vết nứt ở một quốc gia lớn [chẳng hạn như] Đức, Pháp, Anh, Mỹ”.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với những nhận định như trên. Khi sự rạn nứt nổ ra giữa Ba Lan và Ukraine vào tuần trước, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng Nga “có thể thấy có những xích mích nhất định giữa Warsaw và Kyiv” và dự đoán “những xích mích giữa Warsaw và Kyiv sẽ gia tăng”, theo CNBC.
Tổng tham mưu trưởng Mỹ: Tham vọng lớn của Ukraine khó sớm thành công
Căng thẳng Ba Lan-Ukraine leo thang
Moscow có thể đã để mắt đến những rắc rối đang nảy sinh giữa Ukraine với đồng minh và nước láng giềng Ba Lan về xuất khẩu nông sản suốt mùa hè này. Cũng theo CNBC, Nga đã tạo điều kiện cho căng thẳng gia tăng ở Đông Âu sau khi rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc liên quan biển Đen vào tháng 7.
Việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc có nghĩa là phần lớn hàng nông sản xuất khẩu của Ukraine phải được vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường sông qua Đông Âu hơn là bằng đường biển. Tình trạng này gây thêm áp lực cho các nước Đông Âu khi họ cố gắng giải quyết tình trạng dư thừa ngũ cốc nhập khẩu giá rẻ từ Ukraine mà nông dân cho biết đang lấp đầy kho dự trữ, hạ giá trong nước và bóp méo thị trường nội địa.
Xe tải xếp hàng dài hơn 10 km tại chốt kiểm soát biên giới Rava-Ruska ở biên giới Ukraine-Ba Lan ngày 18.4 2023. Ảnh AFP
Trước tình trạng như trên, Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu (EU), cho phép các nước Đông Âu hạn chế nhập khẩu lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương, có nghĩa là các loại ngũ cốc này sẽ được chuyển qua các nước Đông Âu nhưng sẽ không được tiêu thụ hoặc lưu trữ ở những nước đó.
Tuy nhiên, khi hạn chế trên được dỡ bỏ vào đầu tháng 9, Ba Lan và một số quốc gia khác đã đơn phương quyết định duy trì hạn chế, khiến Ukraine tức giận.
Căng thẳng leo thang vào tuần trước khi Ukraine đệ đơn kiện Ba Lan, Hungary và Slovakia lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc họ từ chối dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu nói trên. Tình hình sau đó trở nên tồi tệ hơn khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 19.9 phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng một số đồng minh của Ukraine chỉ giả vờ ủng hộ Kyiv, theo CNBC.
Phát ngôn trên của ông Zelensky đã gây ra sự chỉ trích dữ dội từ Warsaw. Đại sứ Ukraine Vasyl Zvarych đã bị triệu tập đến Bộ Ngoại giao Ba Lan để giải thích phát ngôn đó của Tổng thống Zelensky, sau đó Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố rằng nước này sẽ không gửi vũ khí đến Ukraine nữa mà sẽ tập trung vào nhu cầu quân sự của chính mình.
Ukraine trước nguy cơ cạn ngân sách vì chiến sự
Nhu cầu nội địa
Ba Lan là một trong những nước viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine, gửi xe tăng và máy bay chiến đấu thời Liên Xô tới Kyiv kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022. Ba Lan cũng đã cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho hàng triệu người tị nạn Ukraine chạy trốn khỏi xung đột.
Tuy nhiên, Ba Lan và nước láng giềng Slovakia sẽ bước vào cuộc bầu cử trong vài tuần tới. Giới phân tích cho rằng việc ủng hộ các vấn đề trong nước liên quan Ukraine nên được coi là một nỗ lực để thu hút cử tri. Các nhà phân tích tại tổ chức Teneo còn lưu ý rằng giống Ba Lan, phe có nhiều khả năng chiến thắng nhất trong cuộc bầu cử sắp tới ở Slovakia cũng đã cam kết ngừng cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine, theo CNBC.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng ngày 21.9. Ảnh Reuters
“Trong khi đó, thông báo tuần trước của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc cung cấp thêm hệ thống phòng không và đạn dược cho Ukraine đã bị cánh theo chủ nghĩa biệt lập trong đảng Cộng hòa đón nhận một cách lạnh lùng. Trên thực tế, đa số cử tri đảng Cộng hòa phản đối việc tài trợ bổ sung cho Ukraine”, Teneo lưu ý.
Ông Ian Bremmer, Chủ tịch công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group (Mỹ), đã mô tả sự bất hòa giữa Ba Lan và Ukraine trong tuần trước là “sự bùng nổ nội bộ liên minh đáng kể đầu tiên liên quan cuộc chiến”. Ông Bremmer cho rằng sự bất hòa này có thể gióng lên hồi chuông cảnh báo về một sự thay đổi chính trị chấn động tiềm tàng ở Mỹ, nếu một đảng viên của đảng Cộng hòa vào Nhà Trắng sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
Ba Lan lưu ý “mối đe dọa” nào từ Ukraine?
Ukraine, Ba Lan nỗ lực xoa dịu căng thẳng?
Dường như đã có những nỗ lực nhằm xoa dịu căng thẳng vào cuối tuần qua. Tổng thống Zelensky đã đến thăm Ba Lan trên đường trở về Ukraine sau tuần ở Mỹ, gặp gỡ các nhân viên y tế đã giúp đỡ Ukraine. Ngoài ra, trong bài phát biểu hằng đêm qua video, ông Zelensky cảm ơn “toàn thể Ba Lan vì sự hỗ trợ và đoàn kết vô giá giúp bảo vệ tự do của toàn bộ châu Âu của chúng ta”.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda dường như cũng làm dịu đi những phát ngôn cứng rắn vừa qua của Warsaw đối với Ukraine. Ông nói với một tờ báo Ba Lan hôm 24.9 rằng “chúng ta cần kiểm soát cảm xúc của mình, bởi vì hãy nhớ ai sẽ được hưởng lợi nhiều nhất nếu con đường của Ba Lan và Ukraine khác nhau”, ám chỉ đến Nga. “Hậu quả có thể rất bi thảm”, ông Duda nói với một tờ báo Ba Lan hôm 24.9.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda phát biểu khi tham dự cuộc duyệt binh nhân Ngày Lực lượng Vũ trang tại Warsaw ngày 15.8. Ảnh Reuters
Tổng thống Duda lưu ý rằng những phát ngôn của Tổng thống Zelensky tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc có thể là do căng thẳng. “Chúng ta đừng quên rằng (Tổng thống) Zelensky đang chịu áp lực rất lớn. Ông ấy đang gửi người ra mặt trận, thường là đi vào cửa tử”, Tổng thống Duda nói với tờ Super Express của Ba Lan.
Đề cập chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Duda nói rằng thiết bị mới “phải phục vụ cho việc tăng cường sức mạnh cho quân đội Ba Lan” trước khi có thể gửi thêm vũ khí tới Ukraine nhưng không loại trừ khả năng sẽ có thêm vũ khí cho Kyiv.
Ba Lan muốn Mỹ can thiệp vào bất đồng ngũ cốc với Ukraine
Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Arkadiusz Mularczyk nói, Mỹ nên can thiệp vào cuộc tranh cãi ngoại giao liên quan tới ngũ cốc, đang diễn ra giữa nước này với Ukraine.
Ảnh: RT
Theo RT, trả lời phỏng vấn đài phát thanh RMF24 hôm qua (22/9), ông Arkadiusz Mularczyk cho biết: "Tôi hy vọng những tuyên bố đáng tiếc của các chính trị gia Ukraine sẽ chấm dứt và bất đồng về ngũ cốc sẽ kết thúc". Quan chức này nói thêm: "Sự tham gia của Mỹ sẽ làm dịu đi những cái đầu nóng nảy của Ukraine".
Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan nhấn mạnh rằng, Tổng thống Volodymir Zelensky và các quan chức khác trong Chính phủ Ukraine đang cư xử hoàn toàn không công bằng đối với Ba Lan, khi mà Warsaw đã hỗ trợ cho Kiev trong suốt cuộc xung đột Ukraine - Nga.
Ông Arkadiusz Mularczyk nhấn mạnh, mọi hiểu lầm giữa Warsaw và Kiev phải được giải quyết ngay lập tức. Quan chức này đồng thời lưu ý rằng bất đồng ngũ cốc không có lợi cho Ba Lan lẫn Ukraine và chỉ làm sao nhãng việc chung của cả hai nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan cũng nói về những nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) trong việc giúp giải quyết bất đồng và chỉ trích Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen về việc đòi Ba Lan dỡ bỏ lệnh cấm với ngũ cốc của Ukraine.
Ông Arkadiusz Mularczyk tuyên bố như vậy sau khi EC hồi tuần trước quyết định không gia hạn các hạn chế đối với việc nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine vào EU. Động thái này khiến Ba Lan, Hungary và Slovakia đơn phương áp lệnh cấm với ngũ cốc của Kiev, với lập luận ngũ cốc giá rẻ của Ukraine sẽ làm hại nông dân của họ và gây bất ổn cho thị trường nông nghiệp.
Đổi lại, Kiev gọi các lệnh cấm đơn phương với ngũ cốc của nước này là bất hợp pháp và đệ đơn khiếu nại Ba Lan, Slovakia và Hungary lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Kiev cũng tuyên bố sẽ cấm nhập khẩu trái cây và rau từ Ba Lan.
Hy Lạp chịu áp lực lớn từ Mỹ và Nga về việc gửi hệ thống tên lửa S-300 cho Ukraine Chính phủ Hy Lạp đang đối mặt với bế tắc ngoại giao khi Washington thúc đẩy Athens gửi hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga sản xuất tới Ukraine, nhưng vẫn giữ im lặng về việc giúp Hy Lạp thay thế S-300 bằng hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất. Nga coi việc chuyển giao hệ thống tên lửa...