Cơ hội cấp “sổ đỏ” cho đất không giấy tờ
Cùng ngày Luật Đất đai có hiệu lực (1-7-2014), các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai của Chính phủ cũng chính thức có hiệu lực. Đáng chú ý, theo quy định mới, đất trong vùng quy hoạch, đất không có giấy tờ, thậm chí đất lấn chiếm cũng được xem xét cấp “sổ đỏ”.
Người dân tới hỏi làm thủ tục cấp “sổ đỏ” tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội)
Bộ Tài Nguyên – Môi trường cho biết, quy định mới nêu rõ, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước 15-10-1993; nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất; việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp “sổ đỏ” phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch) thì được công nhận quyền sử dụng đất.
Tương tự, các trường hợp đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác trong thời gian từ
15-10-1993 đến trước ngày 1-7-2004, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch, chưa có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cũng được công nhận quyền sử dụng đất. Cùng với đó, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp từ trước 1-7-2004, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, thì được công nhận quyền sử dụng đất. Các trường hợp đang sử dụng đất trong diện nêu trên mà không đủ điều kiện được cấp “sổ đỏ” vẫn được tạm thời sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất.
Một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi khi xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định – căn cứ rất quan trọng để cấp “sổ đỏ” – cũng được làm rõ. Cụ thể, thời điểm này được ghi trên các giấy tờ như Biên lai nộp thuế sử dụng đất, Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình, Bản kê khai đăng ký nhà, đất, Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn, Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất…
Đặc biệt, theo quy định mới, các trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch và nay, diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất sẽ được xem xét cấp “sổ đỏ”. Tương tự, các trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định trước 15-10-1993, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch, thì người đang sử dụng đất được cấp “sổ đỏ”. Chốt lại thời gian giải quyết các trường hợp tương tự, quy định mới nêu rõ: “Nhà nước không cấp “sổ đỏ” và thu hồi toàn bộ diện tích đất đã giao, cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ 1-7-2014 trở về sau”.
Video đang HOT
Cũng theo quy định mới, thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của UBND cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành (tại Hà Nội, diện tích đất nhỏ hơn 30m2 không được cấp “sổ đỏ”) mà diện tích thửa đất nhỏ hơn mức tối thiểu theo quy định nhưng có đủ điều kiện cấp “sổ đỏ” thì người đang sử dụng đất vẫn được cấp Giấy chứng nhận. Nhà nước yêu cầu không được công chứng, chứng thực, cấp “sổ đỏ” và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất thành 2 hoặc nhiều thửa, mà trong đó, có ít nhất 1 thửa có diện tích nhỏ hơn mức tối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh.
Quy định mới cũng nêu rõ 7 trường hợp không cấp “sổ đỏ” trong đó, không cấp “sổ đỏ” cho người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn; đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận; đất có đủ điều kiện cấp nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…
Theo ANTD
Chuyện lạ: Nông dân mất ruộng khi sổ đỏ còn trong tay
Nhằm giải quyết vấn đề nước sạch, góp phần làm giảm các bệnh tật có liên quan đến nguồn nước, ngày 8/11/2013, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam) đã có văn bản số 105/TTN-NS&VSMT đề nghị Ủy ban Nhân dân xã An Lão, huyện Bình Lục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho 13.362 người dân trên địa bàn xã.
Tuy nhiên, ngay sau khi có văn bản trên, chính quyền xã An Lão đã không thông báo người dân, mà tự ý "rút" ruộng của gần 30 hộ dân để cắm mốc giải phóng mặt bằng. Sự việc này đã khiến người dân sinh sống ở xóm 7, thôn An Lão, xã An Lão hết sức bất bình.
Thậm chí, không ít người dân còn cho rằng "họ bị đánh cắp quyền công dân," bởi trong khi hàng chục hộ dân xóm 7 còn nắm chắc sổ đỏ trong tay, thì hơn 10.5000 hécta đất ruộng làm ra thóc gạo của người nông dân nghèo đã "bị khoanh" dự án lúc nào chả ai hay biết.
Gần 30 hộ dân ở thôn An Lão bị "rút" đất khi sổ đỏ còn trong tay. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Trong câu chuyện với phóng viên Vietnam , ông Nguyễn Hữu Kháng, một người dân ở xóm 7, thôn An Lão, xã An Lao cho rằng, việc đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch trên địa bàn là rất cần thiết trong bối cảnh nguồn nước nơi đây đang bị ô nhiễm. Tuy nhiên, việc chính quyền tự ý "rút" ruộng của dân mà không thông báo, dù rằng sổ đỏ vẫn trong tay dân là điều không thể chấp nhận.
Theo lời ông Kháng, sự việc chính quyền tự ý "rút" ruộng của gia đình ông và gần 30 hộ dân trong thôn bắt đầu bị phát giác khi nhà đầu tư đưa máy móc về cắm mốc, đào mương, đắp kè (bờ), san lấp mặt bằng phá nát ruộng của dân vào những tháng cuối năm 2013.
"Thấy lạ, tôi và người dân trong thôn kéo nhau tới kêu chính quyền địa phương thì mới hay biết đất ruộng của chúng tôi đã bị chính quyền xã lấy để giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch," ông Kháng tần ngần nói.
Cũng theo lời ông Kháng, hơn 10.500 hécta đất ruộng bị xã "rút" để làm dự án là đất 5%-phần đất thuộc diện bồi thường giải phóng mặt bằng (tạm tính). Tuy nhiên, đến nay, người dân có đất bị thu hồi chóng vánh này vẫn chưa nhận được một khoản đền bù nào, ngoài khoản hỗ trợ 1.000 đồng/1m2 cùng với những sào ruộng ở vùng sâu-năng suất lúa thấp.
Người dân bị chính quyền "rút" đất để làm dự án.
Chung nỗi bất bình nêu trên, anh Nguyễn Đắc Đông-một trong những người dân có diện tích đất ruộng bị thu hồi lớn nhất ở xóm 7 cho rằng, 1.200m2 đất ruộng của gia đình anh bị chính quyền "rút" để làm dự án là đất ruộng loại 1. Thông thường, với những sào ruộng này, mỗi vụ cho năng suất 2,7-3 tạ/sào.
"Đáng nói là sau một thời gian khiếu nại, xã mới trả cho dân đất ruộng loại 3, năng suất chỉ cho 1,5-1,7 tạ/sào. Với sản lượng lúa như thế này, bà con chúng tôi biết lấy gì để sống, trong khi những người nông dân như chúng tôi chỉ biết bám lấy mấy sào ruộng?" anh Đông thở dài ngao ngán.
Người nông dân này cũng thành thật chia sẻ rằng, đây là dự án phúc lợi phục vụ người dân, nên nếu ngay từ đầu chính quyền xã An Lão thông báo việc "rút" để triển khai công trình thì anh và gần 30 hộ dân khác trong thôn sẽ không tố giác, ngược lại sẽ hết sức ủng hộ.
"Thế nhưng, việc lãnh đạo địa phương không coi trọng quyền dân chủ của dân, mà tự ý rút ruộng, rồi cho đến khi dân đề đơn cầu cứu mới hỗ trợ 1.000 đồng/m2 là điều hết sức mập mờ. Thử hỏi, nếu dân không kêu, liệu số tiền hỗ trợ này sẽ vào túi ai?" anh Đông thắc mắc.
Mang những thắc mắc cùng với tệp đơn cầu cứu của người dân tới gặp chính quyền sở tại, chúng tôi được ông Lê Gia Ngọc, Phó Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Bình Lục cho biết, theo quan điểm ban đầu của tỉnh thì phần đất ruộng thu hồi để xây dựng công trình nước sạch ở xã An Lão không thuộc diện bồi thường, mà địa phương thực hiện theo chủ trương "lấy ruộng đổi ruộng," phần nữa là do dân hiến nguyện.
Tính đến nay, xã An Lão đã triển khai phương án giao đất ruộng cho dân. Chính quyền địa phương này cũng đã hỗ trợ cho dân 1.000 đồng/m2. Tuy nhiên, hiện các hộ dân-họ vẫn chưa nhận ruộng vì cho rằng đất nằm ở vị trí sâu, nhưng quan trọng hơn là họ muốn đền bù 25 triệu đồng/sào trong tổng số tiền chi phí đền bù giải phóng mặt bằng (tạm tính) là 705,2 triệu đồng để triển khai dự án.
Đề cập đến quy trình "rút" ruộng không thông báo người dân của chính quyền xã An Lão khiến người dân bức xúc, ông Ngọc cho rằng, trong việc này có thể xã An Lão còn có những cái làm chưa khéo, cần phải rút kinh nghiệm và bàn bạc kỹ lưỡng.
"Quan trọng hơn, đây là dự án phúc lợi vì người dân, do đó nếu không được sự đồng thuận của người dân và chính quyền xã không sớm giải quyết việc giải phóng mặt bằng ổn thỏa, thì có thể sẽ mất cơ hội, mất công trình," ông Ngọc trăn trở./.
Hệ thống cung cấp nước sạch tại xã An là công trình phúc lợi phục vụ dân sinh, kinh tế được Chính phủ hỗ trợ 90% vốn đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới, 10% chi phí đầu tư công trình cấp nước tập trung do người sử dụng nước đóng góp.
Đây là dự án lớn, do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường làm chủ đầu tư. Dự án này được thực hiện từ cuối năm 2013-2015, với tổng kinh phí trên 32 tỷ đồng.
Theo Vietnam
Khắc phục hậu quả vụ đập phá tài sản DN ở Bình Dương: Ông Huỳnh Uy Dũng hỗ trợ nhóm "Công ty xe đạp" bị thiệt hại nặng nhất Ngày 27.5, ông Huỳnh Uy Dũng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Cty CP Đại Nam và ông Trần Văn Liễu - Trưởng Ban quản lý KCN tỉnh Bình Dương (BD) - đã đến thăm nhóm các Cty chuyên sản xuất phụ tùng, linh kiện xe đạp mang thương hiệu Asama, tại KCN Sóng Thần 2 (do Cty CP Đại Nam làm...