Có hay không đường dây buôn lậu vàng tại Thủ đô?
Công an TP.Hà Nội cho biết đang tiếp tục điều tra và xác minh có hay không sự tồn tại của một đường dây chuyên buôn lậu vàng tại Thủ đô.
Ngày 16.8, Công an TP.Hà Nội cho biết đã bước đầu làm rõ hành vi buôn lậu vàng qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài của nhóm nghi phạm là nhân viên hàng không vào ngày 27.7 vừa qua.
Theo đó, trong số ba đối tượng bị bắt có Nguyễn Thị Ngọc Anh (34 tuổi, nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines) và Phạm Duy Nhuận (36 tuổi, thợ sửa chữa máy bay thuộc Công ty TNHH MTV VAECO).
Kết quả điều tra xác định, Ngọc Anh và chồng là Nguyễn Ngọc Sang (30 tuổi, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) là chủ mưu trong vụ án. Biết việc đem vàng từ Việt Nam sang Hàn Quốc bán sẽ có lợi nhuận cao (chênh lệch khi đổi từ mệnh giá tiền Hàn Quốc sang tiền Việt Nam), Ngọc Anh bàn với Sang mua vàng từ Việt Nam để mang sang nước bạn bán.
Ngày 26.7, Ngọc Anh bỏ 2,8 tỷ đồng mua 80 cây vàng 9999 rồi thuê người chế tác thành bốn cục vàng nặng hơn 3kg. Sang mua nam châm gói vào cục vàng để gắn vào ghế máy bay.
Biết Nhuận có thể ra vào sân đỗ mà không bị kiểm soát, Ngọc Anh thuê Nhuận mang vàng lên máy bay cất giấu.
Tối hôm đó, vợ chồng nữ tiếp viên hàng không làm thủ tục xuất cảnh rồi nhắn số ghế ngồi cho Nhuận. Nhân viên sửa chữa máy bay sau đó thả bọc vàng qua rào sắt vào khu vực sân đỗ rồi đi vòng qua khu vực kiểm soát an ninh, lấy vàng để mang lên máy bay.
Video đang HOT
Số vàng mang lên máy bay bị công an phát hiện.
Khi máy bay chuẩn bị cất cánh, Công an Hà Nội phối hợp với lực lượng chức năng đã bắt quả tang nhóm buôn lậu, thu giữ tang vật liên quan.
Tại cơ quan công an, Ngọc Anh khai nếu mang trót lọt hơn 3kg vàng sang Hàn Quốc sẽ kiếm lời được 20 triệu đồng.
Ngay sau vụ buôn lậu vàng trên bị phát hiện, không lâu sau đó, vào ngày 3.8, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài qua soi chiếu đã phát hiện hành khách Kitada Takayoshi (33 tuổi, quốc tịch Nhật Bản) mang theo một số sản phẩm kim loại. Qua kiểm tra thực tế, hành khách này đã mang theo bảy tượng kim loại màu bạc với tổng trọng lượng khoảng 5kg nghi là vàng.
Số hàng hóa trên ông Takayoshi không khai báo hải quan và không xuất trình được hóa đơn mua hàng hợp lệ. Ông Takayoshi cũng khai nhận số tượng nêu trên được làm từ vàng trị giá khoảng 3,2 tỷ đồng, ông này mang về Nhật Bản để trang trí và sưu tầm.
Trước việc hàng loạt vụ việc như trên, phải chăng đang tồn tại một đường dây chuyên buôn lậu vàng tại Hà Nội?
Trả lời câu hỏi này của Pháp Luật TP.HCM, đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội, cho biết cả hai vụ việc đều được Hải quan Hà Nội phát hiện thông qua hệ thống giám sát và kiểm soát hàng hóa. Đối với bảy pho tượng nghi là vàng, hiện Công an TP.Hà Nội đang tiếp nhận để khởi tố vụ án buôn lậu; còn việc có dấu hiệu liên kết giữa các đường dây hay không, Công an TP sẽ tiếp tục điều tra, xác minh.
Theo Tuyến Phan (Pháp luật TP.HCM)
Hiệp đồng đánh chặn vụ buôn lậu vàng có tiếp tay của nhân viên hàng không
Một là công nhân kỹ thuật sửa chữa máy bay, còn một người là tiếp viên hàng không lâu năm, am hiểu rõ về quy trình quản lý tại sân bay. Tất cả các yếu tố đó giúp cho các đối tượng trong vụ buôn lậu 3kg vàng (tương đương 80 cây) qua đường hàng không tại sân bay quốc tế Nội Bài tin rằng có thể thực hiện trót lót hành vi phạm pháp của mình.
Theo cơ quan Công an đây là vụ việc đầu tiên liên quan đến buôn lậu vàng từ Việt Nam đi Hàn Quốc bị phát hiện tại địa bàn sân bay quốc tế Nội Bài.
Bọc ni lông cất giấu vàng được đối tượng Nhuận cất giấu dưới ghế ngồi của Sang
Cuối tháng 7-2016, chuyến bay mang số hiệu VN416 Boeing 777 của hãng hàng không Vietnam Airlines đang chuẩn bị cất cánh tại sân bay quốc tế Nội Bài thì các lực lượng chức năng bất ngờ xuất hiện, kiểm tra chỗ ngồi của hành khách. Lúc này đối tượng Nguyễn Ngọc Sang (sinh năm 1986) và Hoàng Thị Ngọc Anh (sinh năm 1982), là vợ chồng, trú tại T5, Chung cư Times City, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã biết hành vi buôn lậu vàng của mình đã bị bại lộ. Từ 2 đối tượng này, các mắt xích quan trọng trong vụ buôn lậu đã lần lượt bị lực lượng chức năng bước đầu làm rõ.
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, thành công của chuyên án là có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng gồm: Hải quan, Công an, Cảng vụ và An ninh hàng không. Xung quanh vụ việc này, đại diện Cảng vụ Hàng không miền Bắc cho biết, đây cũng là kết quả của sự tăng cường áp dụng những biện pháp phối hợp giữa các lực lượng trong đấu tranh phòng chống tội phạm về buôn lậu qua đường hàng không tại sân bay quốc tế Nội Bài.
Qua quá trình điều tra, cơ quan Công an đã xác định hành vi phạm tội tinh vi của Sang và Ngọc Anh. Để qua mặt các lực lượng kiểm tra, hệ thống máy soi tại sân bay hai đối tượng trên đã có sự tiếp tay đắc lực của một công nhân kỹ thuật sửa chữa máy bay thuộc Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO). Vậy đâu là "điểm yếu" để các đối tượng đưa được số vàng trên lên máy bay?
Hoàng Thị Ngọc Anh là tiếp viên hàng không của hãng hàng không Vietnam Airlines, đang nghỉ sinh con. Chính vì thế, Ngọc Anh nắm rõ được các khâu kiểm tra an ninh trước khi hành khách lên máy bay. Bởi, nếu vợ chồng Sang và Ngọc Anh trực tiếp vận chuyển số vàng đó lên máy bay thì khó tránh được hệ thống máy soi chiếu của lực lượng An ninh, Hải quan sân bay. Chính vì vậy, trong vai hành khách du lịch Hàn Quốc, vợ chồng Sang đã mua vé máy bay và thông báo lịch trình, số ghế cho Nhuận. Các đối tượng tin rằng, lợi dụng công việc của Nhuận là thợ sửa máy bay có thể dễ dàng mang hàng lậu lên máy bay bằng lối đi nội bộ mà không bị kiểm soát. Sau khi lên máy bay, Nhuận đã lật đệm ghế ngồi trùng với số ghế ghi trên vé sau đó giấu bọc hàng (vàng) có nam châm hút dính vào thanh sắt dưới đệm ghế ngồi của Sang. Tuy đã tính toán rất chi tiết, nhưng các đối tượng không ngờ rằng, toàn bộ hành vi, thủ đoạn đã được theo dõi chặt trong chuyên án đấu tranh của các lực lượng chức năng.
Để đảm bảo bí mật, đêm 26-7, lực lượng Hải quan và An ninh tại sân bay quốc tế Nội Bài vẫn cho Sang và Ngọc Anh làm thủ tục hải quan, thủ tục an ninh và lên tàu bay ký hiệu VN 416 bình thường, đồng thời, bí mật theo dõi quy trình chuyển và cất giấu hàng. Khi máy bay mang số hiệu VN416 boeing 777 của hãng hàng không Vietnam Airlines đang chuẩn bị cất cánh, các lực lượng trong ban chuyên án bất ngờ xuất hiện, kiểm tra chỗ ngồi của Sang và Ngọc Anh. Tại chỗ ngồi của đối tượng Sang, lực lượng chức năng thu được 1 gói ni lông, bên ngoài quấn băng dính bằng ni lông màu đen, bên trong có chứa 4 cục kim loại màu vàng, kích thước 5cm x 10cm x 5cm, trọng lượng hơn 3 kg kèm theo nam châm (chưa kiểm cân chi tiết). Qua lời khai ban đầu, 2 đối tượng khai nhận gói hàng trên là vàng nguyên liệu với số lượng khoảng hơn 3 kg, tương đương với 80 cây vàng (trị giá ước tính khoảng gần 3 tỷ đồng). Sang và Ngọc Anh khai nhận vận chuyển số vàng này xuất cảnh sang Hàn Quốc với mục đích bán kiếm lời và không khai báo với cơ quan Hải quan. Ngay sau đó, cơ quan Công an đã tiến hành giám định, định giá số vàng trên. Kết quả số tang vật thu giữ là vàng 99,99%, có tổng trọng lượng là 3.150,2 gam, trị giá hơn 2,8 tỷ đồng.
Chiều 28-7, cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an TP.Hà Nội) đã ra lệnh bắt khẩn cấp, quyết định tạm giữ theo Điều 153 Bộ luật Hình sự để điều tra về hành vi buôn lậu đối với 2 đối tượng trong vụ án vận chuyển 3 kg vàng (tương đương 80 cây) là Nguyễn Ngọc Sang và Phạm Duy Nhuận (sinh năm 1980), trú tại Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội, là công nhân kỹ thuật sửa chữa máy bay của Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO). Riêng đối với Hoàng Thị Ngọc Anh (sinh năm 1982, tiếp viên hàng không Vietnam Airlines), tham gia trong vụ buôn lậu, do nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên không áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Theo nhận định của cơ quan Công an, đường hàng không luôn là tuyến được các đối tượng ưu tiên thực hiện hành vi buôn lậu. Bởi, với các mặt hàng ngoại tệ, kim loại quý, sự chênh lệch tỷ giá trong nước và quốc tế, chỉ có đường hàng không mới có thể giúp các đối tượng tranh thủ yếu tố thời gian từng giờ và dùng các thủ đoạn tinh vi để thực hiện trót lọt hành vi. Tuy nhiên, qua vụ việc cũng cho thấy, việc thực hiện các quy trình, quy định của các đơn vị có liên quan tại sân bay quốc tế Nội Bài có những sơ hở. Ngay sau khi vụ việc này xảy ra, Cảng vụ Hàng không miền Bắc đã làm việc với các đơn vị có liên quan trong vụ án để làm rõ việc thực hiện các quy trình, quy định, nhằm xác định các khâu còn buông lỏng quản lý, tránh xảy ra tình trạng các nhân viên làm việc tại sân bay lợi dụng điều kiện làm việc thực hiện hành vi buôn lậu hoặc tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu.
Theo Hải Quan
Hàng không thắt chặt an ninh sau vụ 3kg vàng tuồn lên máy bay Cục Hàng không vừa có chỉ thị tăng cường an ninh sau vụ việc 3 kg vàng được mang lên máy bay nhằm buôn vàng trái phép sang Hàn Quốc. Sang và Ngọc Anh tại cơ quan điều tra Chỉ thị nêu rõ, vụ việc nhân viên hàng không mang vàng trái phép lên tàu bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội...