Có hay không, amip “ăn não” trong bụi?
Trước thông tin BS Phan Văn Hiếu – GĐ Trung tâm Pháp y TPHCM – cho rằng: Amip Naegleria fowleri không chỉ sống trong nước ngọt, mà còn ở trong đất và bụi trong không khí. Phòng nghiệp vụ y Sở Y tế TPHCM và các chuyên gia về ký sinh trùng đã đưa ra ý kiến khẳng định rằng amip “ăn não” không có trong bụi, đất.
Pháp y khẳng định amip “ăn não” có khắp nơi
Theo BS Phan Văn Hiếu, sau khi bệnh nhi tử vong, cơ quan pháp y đã tiến hành giải phẫu toàn bộ tử thi, thấy có amip. Tuy nhiên, để định danh là amip loại nào thì cần phải lấy mẫu tại ổ áp xe não tiến hành xét nghiệm sinh học phân tử giải mã trình tự gene (PCR).
Kết quả PCR tại trung tâm cho thấy mẫu bệnh phẩm dương tính với vi khuẩn Naegleria fowleri. Để khẳng định, trung tâm tiếp tục gửi mẫu bệnh phẩm sang BV Bệnh nhiệt đới làm PCR và kết quả cũng tương tự.
Các chuyên gia đưa ra quy trình amip lây bệnh của Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ (CDC) đã được dịch sang tiếng Việt.
Video đang HOT
BS Hiếu cho rằng, y văn thế giới ghi nhận amip Naegleria fowleri sống tự do khắp nơi, có trong nước ngọt, trong đất và cả không khí (bụi). Tuy nhiên, không phải ai cũng bị nhiễm amip Naegleria fowleri mà chỉ những người có bất thường trong cơ thể hoặc suy giảm hệ miễn dịch thì dễ bị mắc hơn. Bệnh nhi Lý Tài Tiền nằm một chỗ, ít vận động, miễn dịch suy giảm nên dễ bị lây nhiễm. “Đây là ca bệnh cực hiếm, chính vì vậy người ta không nêu lên được tỉ lệ và yếu tố dịch tễ” – BS Hiếu khẳng định.
Để chứng minh cho nhận định trên, BS Hiếu đã cung cấp những tài liệu trong y văn thế giới nói đến việc amip “ăn não” tồn tại không chỉ trong nước mà còn ở bụi, máy lạnh, đất… Tuy nhiên, theo BS Hiếu, amip cũng như nhiều loại vi trùng khác con người vẫn tiếp xúc hằng ngày nhưng không nhất thiết cứ gặp là… lây.
Chuyên gia ký sinh trùng phản pháo: “Không đúng!”
Trước thông tin amip xuất hiện ở khắp mọi nơi khiến dư luận hoang mang, lo lắng, tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, thông tin trên hoàn toàn không chính xác. TS-BS Nguyễn Hoan Phú – Phó khoa Nhiễm Việt Anh, BV Bệnh nhiệt đới TPHCM – khẳng định: “Amip “ăn não” chỉ tồn tại được trong môi trường nước ngọt như sông, hồ. Nếu lên cạn, loại amip này sẽ chết ngay”.
Một số chuyên gia còn dẫn chứng về quy trình thâm nhập của amip “ăn não” dựa trên bảng minh họa rất cụ thể của Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ (CDC) và cho rằng, loại amip này không thể có trong bụi không khí, máy lạnh…
Đồng tình với quan điểm trên, GS-BS Trần Vinh Hiển, nguyên Chủ nhiệm bộ môn ký sinh trùng, Đại học Y-Dược TPHCM – đã giải thích: “Trong y văn thế giới có mô tả loại “amip “ăn não” người”, với tên khoa học Naegleria fowleri. “Amip “ăn não” người” chỉ hoạt động chủ yếu ở các ao, hồ, sông, suối với dòng nước nóng trên 35oC hoặc các vùng nước có chất thải công nghiệp dơ bẩn.
Amip còn được gọi là trùng chân giả. Có rất nhiều loại amip khác nhau và được chia thành hai nhóm: Amip ký sinh và amip tự do. Amip ký sinh là những amip có quá trình sinh sản liên quan đến ký chủ (cơ thể người), nếu không có ký chủ, chúng sẽ không tồn tại. Riêng nhóm amip tự do dù được y khoa đặt vào nhóm ký sinh trùng nhưng chúng hoàn toàn không ký sinh, sinh sản ở người. Vì không phụ thuộc vào cơ thể người nên chúng vẫn tồn tại trong môi trường tự nhiên và ăn các loại vi khuẩn khác để sống.
Chúng được phát hiện ở người là do lạc chỗ, nhưng để tồn tại buộc chúng phải ăn não. Hiện nay, amip tự do có 3 loại là Naegleria fowleri, Acanthamoeba species, Balamuthia mandrillavis và chúng có hình dạng khác nhau. Nếu amip Naegleria fowleri tấn công não ở người khỏe mạnh thì hai loại amip còn lại chủ yếu tấn công não của người suy giảm miễn dịch. Vì thế khẳng định amip “ăn não” tồn tại trong bụi không khí là không chính xác”.
TS Nguyễn Văn Bình – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): “Hiện tại, bộ chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân tử vong của cháu bé Lý Tài Tiền (ở TPHCM) là do amip “ăn não” người hay không. Còn về việc tìm yếu tố dịch tễ, bởi cháu bé bị liệt từ lúc mới sinh và không đi tắm ao hồ, sẽ tìm hiểu thêm ở phía người chăm sóc cho cháu bé. Tuy người giúp việc vẫn nói là chỉ tắm cho cháu bé bằng nước máy từ ngực xuống, nhưng cũng cần khai thác thêm thông tin để hiểu rõ về các nguồn nước sử dụng cho cháu bé từ trước đến nay”.Theo 24h
Không tắm ao, hồ vẫn chết do amip ăn não?
Trong khi Bộ Y tế xác nhận ca tử vong ở bé trai 6 tuổi do amip ăn não thì lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho rằng đã quá vội vàng.
Chiều 19-9, Sở Y tế TPHCM cho biết kết quả xét nghiệm bệnh phẩm của bệnh nhi L.T.T (6 tuổi, ngụ quận Bình Tân - TPHCM) đã tử vong cho thấy dương tính với amip Nalgleria fowleri (còn được gọi là amip ăn não người) và đây là ca thứ 2 nhiễm amip Nalgleria fowleri tại Việt Nam.Tuy nhiên, không ít chuyên gia dịch tễ cho rằng kết luận như vậy là quá vội vàng vì chưa đủ dữ liệu để khẳng định.
Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Trưởng Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế TPHCM, bé T. có tiền sử động kinh, tim mạch, tiền căn xuất huyết não sau sinh, chậm phát triển tâm thần vận động do di chứng xuất huyết não. Năm 2011, bé T. té gãy chân và bại liệt, nằm một chỗ.
Bệnh nhi này được chuyển đến bệnh viện ngày 12-8 khi đã tử vong. Cơ quan chức năng đã lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm sinh học phân tử tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM và cho kết quả dương tính với amip Nalgleria fowleri.
Vấn đề cần làm rõ là chưa thể xác định 2 ca tử vong do nhiễm amip Nalgleria fowleri, tính đến thời điểm này, có mối tương quan với nhau vì hoàn cảnh, không gian... là hoàn toàn khác nhau. Anh P.V.T (27 tuổi, tạm trú ở quận Bình Thạnh, tử vong trước bé T.) thì tiền sử sức khỏe bình thường, trước khi vào viện một tuần có lặn bắt trai ở Phú Yên trong khi bé T. thì bại liệt nằm một chỗ lâu nay.
TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, cho rằng chưa đủ dữ liệu để khẳng định bé T. tử vong do amip ăn não và để khẳng định thì phải dựa trên các yếu tố: bệnh sử, lâm sàng và xét nghiệm dịch não tủy chỉ với một xét nghiệm cận lâm sàng đã làm thì khó để kết luận chắc chắn. Theo ông, muốn chẩn đoán để xác định nhiễm amip Nalgleria fowleri thì còn phải theo 3 yếu tố: khi tiếp nhận trường hợp nghi ngờ phải hỏi kỹ bệnh nhân có từng đi bơi trước khi có triệu chứng từ 2-6 ngày diễn tiến lâm sàng của bệnh cấp tính và tối cấp bệnh nhân hôn mê và tử vong rất nhanh trong vòng vài ngày đến hơn 1 tuần. Ngoài ra, khi chọc dò tủy sống, soi tươi có thể thấy amip trong dịch não tủy.
Nhiễm do tắm, ngâm nước ở hồ, aoNgày 19-9, ông Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết sau khi bé T. tử vong, Trung tâm Pháp y TPHCM lấy mẫu xét nghiệm gửi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, kết quả dương tính với amip Nalgleria fowleri. Trước đó 4 tuần, một bệnh nhân nam ở Phú Yên tử vong và mẫu xét nghiệm cũng dương tính với amip này. Cả hai trường hợp đều nhiễm bệnh do tắm, ngâm nước ở hồ, ao tự nhiên.Ông Dương cũng cho biết viêm não do amip Nalgleria fowleri hiếm gặp nhưng tỉ lệ tử vong rất cao, gần như 100%. Bệnh nhân thường tử vong trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát và người bệnh thường có biểu hiện đau đầu, sốt, buồn nôn, nôn, co giật. Để phòng bệnh, sau khi tiếp xúc với các nguồn nước có nguy cơ, mọi người nên vệ sinh mũi bằng dung dịch nhỏ mũi như nước muối sinh lý Natri clorid 0,9%, Clorocid 0,4%.
Kh.Anh
Theo NGUYỄN THẠNH (Người lao đông)
Nguy cơ amip ăn não người khi bơi ở hồ ao Ca tử vong thứ hai do viêm não - màng não do amip (còn gọi là Naegleria flowleri) trong vòng một tháng rưỡi qua gây nên sự lo lắng cho nhiều người do amip ăn não cư trú nhiều ở hồ, ao, bàu nước ngọt, ấm. Ngày 18-9, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chính thức xác nhận thêm một nạn...