Cố giữ “cậu nhỏ” mắc ung thư, người đàn ông nhiễm thêm uốn ván
Sau chẩn đoán mắc ung thư dương vật bác sĩ chỉ định cắt để điều trị nhưng người đàn ông vẫn cố giữ lại. Ổ nhiễm trùng từ thân dương vật bị lở loét đã trở thành “cửa ngõ” cho vi trùng xâm nhập khiến cơ thể ông 2 lần bị nhiễm uốn ván.
Ngày 24/3, khoa Cấp cứu Hồi sức Tích cực và Chống độc Người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đang điều trị cho một trường hợp bị nhiễm uốn ván. Bệnh nhân là ông Nguyễn Văn Đ. (49 tuổi, ngụ tại Tiền Giang) được chẩn đoán mắc uốn ván trên nền bệnh ung thư.
Chỉ vì sợ mất “của quý” ông Đ. đã 2 lần nguy kịch tính mạng
Khai thác bệnh sử từ phía người nhà được biết, cuối năm 2018, ông Đ. bị viêm loét thân dương vật. Khi đi kiểm tra tại Bệnh viện Ung Bướu, TPHCM bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán bị ung thư dương vật nên chỉ định cắt dương vật để điều trị. Tuy nhiên, ông Đ. sợ mất “của quý” nên không tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Video đang HOT
Gần 3 tháng trước, bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao, cứng hàm, co gồng toàn thân. Qua thăm khám, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân có ổ loét nhiễm trùng, hoại tử trên thân dương vật. Sau các kết quả xét nghiệm, bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhiễm uốn ván. Hơn 1 tháng điều trị tích cực, ông Đ. đã bình phục sức khỏe được chích ngừa uốn ván mũi 1 cho xuất viện. Bác sĩ đề nghị bệnh nhân chích nhắc uốn ván mũi 2, đồng thời tuân thủ chỉ định điều trị ung thư để tránh bị nhiễm trùng trên vùng dương vật bị lở loét.
Mặc dù được bác sĩ khuyến cáo và gia đình động viên nhưng ông Đ. nhất quyết không chịu cắt “của quý” và quả quyết “sinh ra thế nào thì chết đi phải còn nguyên như vậy”. Gần 2 tháng sau xuất viện, ngày 8/3 ông Đ. phải nhập viện cấp cứu vì tái nhiễm uốn ván qua ổ lở loét trên dương vật. Bác sĩ xác định bệnh nhân không tuân thủ chỉ định điều trị ung thư, không chích nhắc mũi 2 vắc xin ngừa uốn ván đã khiến vi trùng xâm nhập trở lại, gây nên tình trạng bệnh trầm trọng.
Hiện ông Đ. đang được điều trị tích cực bằng thở máy, kháng sinh mạnh nhưng tiên lượng khá dè dặt. Từ trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng cần tăng cường chích ngừa uốn ván theo chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ sau khi chào đời và chích nhắc mỗi 5 năm một lần để tránh nguy cơ mắc bệnh. Người có bệnh lý dễ gây thương tích, viêm loét như ung thư, tiểu đường cần tuân thủ chỉ định điều trị để tránh bị nhiễm trùng cơ hội, nguy hiểm thêm cho tính mạng.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Chữa hôi miệng từ cây, lá vườn nhà
Hôi miệng có thể không liên quan đến bệnh lý trầm trọng, nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý, làm cho ta thiếu tự tin khi giao tiếp hằng ngày.
Hôi miệng thật phiền toái cho cả "gia chủ" và mọi người tiếp xúc xung quanh. Theo lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội, hôi miệng do rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, có thể do viêm răng, lợi, do vi trùng, virus gây ra; thứ hai là có thể do viêm mũi, viêng xoang, viêm họng; thứ ba là do viêm loét dạ dày, tá tràng thể nhiệt; thứ tư là do bệnh gan, bệnh thận hay bệnh ung thư. Ngoài ra, hôi miệng có thể do hút thuốc lá, thuốc lào hoặc do dùng một số loại thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu...
Ảnh minh họa: KT.
Lương y Bùi Hồng Minh cho rằng, để điều trị hiệu quả chứng hôi miệng cần phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Trong đó có rất nhiều bài thuốc từ cây lá vườn nhà dễ tìm, xử trí đơn giản mà hiệu quả. Ví dụ với những người bị hôi miệng do viêm răng lợi có thể dùng bài thuốc từ lá bàng: Lấy khoảng 1kg lá bàng bánh tẻ, rửa sạch đem đun với 4 lít nước, cho thêm chút muối (lượng muối tương đương như nấu canh). Đun đến khi còn 0,5-1 lít nước. Dùng nước này xúc ngậm ít nhất 2 lần/ngày, ngậm 10-15 phút rồi nhổ đi. Nước này có thể để nguội rồi cho vào tủ lạnh dùng dần.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, lá bàng có chứa nhiều chất hóa học có tác dụng diệt khuẩn, sát khuẩn rất tốt, do đó, lá bàng cho hiệu quả cao trong việc làm lành các vết loét miệng, viêm da, diệt khuẩn, trị sâu răng, trị viêm họng, chữa mụn mủ, mụn đầu đinh, bệnh phụ khoa... Còn đối với những người bị hôi miệng do viêm loét dạ dày, tá tràng thể nhiệt, có thể uống nước bột sắn dây sống, uống nước rau má, rấp cá; Hay hôi miệng do ăn tỏi, do hút thuốc có thể dùng cách đơn giản là dùng vỏ chanh chà xát hoặc uống nước chanh, nhai vỏ chanh...
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian có một số bài thuốc có thể chữa hôi miệng như dùng mật ong, vỏ quả bưởi phơi khô, giấm rượu táo và đặc biệt là nước trà xanh đặc pha thêm nước cốt chanh dùng xúc miệng vừa dễ kiếm lại có công dụng rất mạnh.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hôi miệng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc áp dụng các bài thuốc nêu trên chỉ là "chữa ngọn". Do đó, cùng với các biện pháp dùng thuốc cây lá vườn nhà, lương y Bùi Hồng Minh lưu ý cần phải điều trị đúng căn nguyên và triệt để.
Điều đáng nói, thời gian gần đây, có nhiều lời đồn về lá bàng non khi qua "chế biến" có thể chữa ung thư. Đây chỉ là sự thổi phồng về công dụng của nó. Thực chất, lá bàng non, lá bàng bánh tẻ, thậm chí là quả bàng là bài thuốc được truyền trong dân gian. Nó có thể dùng trong các bài thuốc chữa một số bệnh như tiêu hóa, đau bụng, đau răng nhưng ở mức độ nhẹ. Nhưng cũng còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Còn đối với bệnh ung thư, các tài liệu về đông y chưa thấy đề cập đến việc trị bệnh từ loại cây này. Vì vậy, người dân không nên tùy tiện dùng, tránh trường hợp xấu xảy ra dẫn đến tiền mất, tật mang.
Theo doanhnghiepvn
Không ngờ đây chính 6 yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ đau tim Cùng tìm hiểu xem những yếu tố nào có thể khiến bạn tăng nguy cơ đau tim. Bạn mắc bệnh tự miễn Theo Nieca Goldberg - bác sĩ tim mạch kiêm Giám đốc y tế của Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ Joan H. Tisch tại NYU Langone, nếu bạn có tiền sử mắc bệnh tự miễn dịch như lupus, viêm khớp dạng...