Cô giáo xinh đẹp từ TP.HCM về Đà Lạt mở tiệm cà phê… chống giọt bắn
Trong tiệm cà phê chống giọt bắn của cô giáo trẻ trung xinh đẹp này có những tấm mica ngăn cách giữa những người đối diện, đảm bảo cho khách hàng vừa an toàn trong dịch Covid-19, vẫn thoải mái trò chuyện, thưởng thức đồ uống.
Cô giáo trẻ trung xinh đẹp sáng tạo ra những tấm chống giọt bắn trong tiệm cà phê – NGỌC ANH
Cô giáo trẻ với ý tưởng làm tấm chống giọt bắn ở tiệm cà phê là Vũ Thị Hữu Nghĩa, 32 tuổi. Sau khi học ĐH và làm việc tại TP.HCM, năm 2011, cô trở về quê hương ở Đà Lạt, làm giảng viên kế toán Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Lâm Đồng. Yêu thích kinh doanh, năm 2012, cô bắt đầu mở quán cà phê đầu tiên. Đến nay, sau 8 năm khởi nghiệp, cô giáo trẻ đã có 3 chi nhánh tại thành phố sương mù.
Ý tưởng sáng tạo: cà phê chống giọt bắn
Vũ Thị Hữu Nghĩa cho hay từ ngày 15.4 tới nay, những chiếc vách ngăn chống giọt bắn được lắp đặt trên các bàn trong quán cà phê để kinh doanh vẫn đảm bảo an toàn. Vách ngăn làm bằng chất liệu mica dày, chi phí không quá cao. “Khách hàng khó mà vừa đeo khẩu trang, lại vừa thưởng thức đồ uống. Việc lắp những vách ngăn trong suốt sẽ không ảnh hưởng thẩm mỹ của quán, đồng thời việc ngồi như vậy sẽ hạn chế tia bắn khi ngồi cùng một bàn, khách có thể thoải mái trò chuyện. Sau mỗi lượt khách, nhân viên sẽ tháo tấm ngăn ra lau chùi bằng cồn để đảm bảo an toàn cho lượt khách tiếp theo”, Nghĩa nói.
Vách ngăn trong suốt giúp chống giọt bắn ở tiệm cà phê – ẢNH NGỌC ANH
Dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ tới các hạng mục kinh doanh nói chung, trong đó có các tiệm cà phê. Hữu Nghĩa cho hay thực hiện theo chỉ thị, ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, chủ quán cà phê không dám nhận quá số lượng khách theo quy định, điều này khiến doanh số tụt xuống thảm hại. “Trước đây, trung bình một ngày quán bán 350 ly cà phê thì thời gian vừa qua chỉ bán được 150 ly/ngày, chủ yếu thu từ cà phê ship tận nơi hoặc cà phê khách mua mang về. Trong khi đó, lương nhân viên và mặt bằng không giảm, rất may mọi thứ đang dần trở về ổn định”, Nghĩa nói.
Tuy nhiên, trong khó khăn không làm giảm nhiệt huyết và sự sáng tạo của cô giáo trẻ. Hữu Nghĩa cho biết với sáng tạo vách ngăn trong suốt chống giọt bắn, vui nhất là khách hàng của tiệm cà phê chủ yếu trong độ tuổi thanh niên, từ 17 – 35 tuổi, nên đều cảm thấy vui, thú vị với ý tưởng khác lạ của quán. “Một số trường hợp không thích vách ngăn chủ yếu là các bác lớn tuổi, muốn ngồi chơi cờ tướng, hoặc đi theo nhóm hơn 2 người, những trường hợp như vậy chúng tôi nhắc nhở khách đeo khẩu trang”, Nghĩa nói.
Tiệm cà phê đầy tình yêu Đà Lạt
Nghĩa lý giải tên cô đặt cho “đứa con tinh thần” của mình là Kết Nối: “Tôi muốn cà phê kết nối không gian, kết nối những đam mê kinh doanh của giới trẻ, kết nối tình thân của những người xa lạ nhưng cùng sống trên mảnh đất xinh đẹp mang tên Đà Lạt”.
Là giảng viên trẻ với khao khát không ngừng đóng góp cho sự phát triển của quê hương, Nghĩa cho hay phát triển những tiệm cà phê trẻ trung, sáng tạo, là nơi kết nối, trao đổi giữa những người trẻ của thành phố ngàn hoa luôn là tâm huyết của cô.
Tấm ngăn chống giọt bắn được lắp thí điểm ở quán cà phê từ tháng 4 – NGỌC ANH
Tiệm cà phê luôn đông khách những ngày trước dịch Covid-19 – NGỌC ANH
Bản thân năng động và nhất là được học và làm việc tai TP.HCM một thời gian, nên góc nhìn kinh doanh của Nghĩa luôn khác biệt. “Khi giảng dạy, tiếp xúc nhiều với sinh viên, tôi nhận ra người trẻ Đà Lạt như bao người trẻ ở các thành phố khác, các bạn năng động, văn minh, hiện đại. Tôi muốn cà phê của mình là cà phê dành cho giới trẻ, giá sinh viên nhưng đồ uống ngon, phong cách trẻ trung, gần gũi, hiếu khách. Ngồi cà phê Đà Lạt mà bạn như đang cảm nhận được không khí nhộn nhịp của TP.HCM vậy”, chủ tiệm cà phê sáng tạo tấm chống giọt bắn trong mùa dịch Covid-19 bộc bạch.
Video đang HOT
Mẹ Lâm Đồng làm lều vải chưa đến 200 nghìn cho con, bé chơi cả ngày không biết chán
Chị Sa cũng chia sẻ chi tiết cách làm lều cực đơn giản cho các bà mẹ, nếu yêu thích mọi người đều có thể tự làm.
Xuất phát điểm là một nhân viên văn phòng, thế rồi tình cờ, chị Nguyễn Thị Kim Sa (sinh năm 1985, Đà Lạt, Lâm Đồng) biết đến may vá qua một workshop được tổ chức ở Sài Gòn cách đây gần 8 năm. Chị bị thu hút bởi thứ đồ thủ công và những miếng vải đầy màu sắc nên quyết định nghỉ làm công ty, mua một chiếc máy may về nhà tự mày mò may linh tinh.
Thật bất ngờ khi các sản phẩm của chị Kim Sa lại nhận được rất nhiều sự yêu mến của mọi người. Chị bắt đầu theo nghề thủ công, thêu thùa quần áo từ đó.
Ngoài tự may các sản phẩm handmade để kinh doanh, chị Sa còn không ít lần tự làm các món đồ thủ công như thú bông, kẹp tóc, quần áo, giầy, đồ chơi... để dành tặng hai con Nguyễn Minh Khang (6 tuổi) và công chúa Nguyễn Ngọc Gia Hân (2 tuổi).
2 con của chị Kim Sa.
Một số sản phẩm chị Sa tự tay làm cho các con.
Món đồ nào mẹ làm cho, bé Khang và Hân đều rất thích.
"Không được học về may vá nhưng đúng là cái duyên đến thì mình theo thôi. (cười).
Khi đến với công việc này, mình vừa có thể tự tay dành tặng các con nhiều món đồ mà con thích mà lại tự do, tự chủ được về thời gian để chăm các con.
Giống như mùa dịch này, hai con được nghỉ học ở nhà, mẹ vừa chăm hai bé mà vẫn có thể làm việc. Tuy vất vả một chút nhưng thu nhập vẫn ổn định so với mức sống ở Đà Lạt chứ không giống như nhiều mẹ khác, dịch bùng phát là không có tiền lo cho con" - bà mẹ Lâm Đồng tâm sự.
Chị Kim Sa cũng hào hứng kể thêm, vừa rồi chị có chia sẻ trên một nhóm hội các bà mẹ bỉm sữa về cách làm lều vải cho con. Bài viết nhận được rất nhiều lượt quan tâm của mọi người. Thậm chí có người còn nhắn tin cho chị để xin chi tiết cách làm rồi về làm cho các bé. Điều đó khiến chị rất vui.
Hai anh em Khang ở trong lều cả ngày chẳng muốn đi đâu.
" Làm lều vải cho bé thực ra cũng không hề khó, khó nhất chắc chỉ ở khâu may vì phải tính toán kích thước cho chính xác và may thì cần có chút kinh nghiệm sử dụng máy may để không phải chỉnh sửa hay hỏng hóc.
Ngoài làm lều vải, mình còn từng nhiều lần làm nhà cho con bằng các nguyên vật liệu khác như ống nước, gỗ hay bìa các tông. Mỗi lần các con được mẹ làm cho một cái nhà mới thì phấn khích lắm. Con chơi trong đó cả ngày không biết chán mà mẹ cũng không cần phải trông chừng hay dỗ dành.
Có lần còn ngủ lăn trong đó và không chịu ra (cười). Đó cũng chính là động lực to lớn nhất khiến mình phải làm nhiều món đồ khác cho con".
Bé Hân nhiều lần ngủ luôn trong lều không chịu ra.
Sau đây, bà mẹ 2 con sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm lều vải cho bé, các mẹ bỉm sữa có thể tham khảo. Cũng theo chị Sa, chi phí để hoàn thiện chiếc lều này chỉ từ 100-200.000 đồng.
Chuẩn bị các vật liệu:
4 cây gỗ tròn dài 1,5m; khoảng 3m vải thô (kate) hoặc vải dày hơn như linen, canvas, khổ 1,5m; dây cột đỉnh lều; ren pompom trang trí; 1 tấm đệm mút kích thước 1mx1m; 2 miếng vải bọc đệm 1mx1m.
Nếu cha mẹ muốn làm chiếc lều lớn hơn thì cần sử dụng ống dài hơn và cạnh đáy to tầm 1m2 x 1m2 thì ống dài 1m7.
Thực hiện:
Bước 1: Mẹ thực hiện kẻ vẽ trên tấm vải. Lấy mảnh vải tầm 2,5m khổ 1,5m đo hình tam giác kích thước cạnh đáy 1m. Chiều cao tam giác 1m3 chính là chiều của khổ vải 1m5. Lưu ý kích thước trên chưa chừa đường may.
Bước 2: Cắt theo hình này ta có 3 tam giác cân và 2 tam giác vuông dùng làm cửa lều.
Với mảnh như hình trên, ta dùng luồn ống. Cần cắt rời thành 4 mảnh. Chiều dài 1,3m chưa cộng đường may. Chiều ngang 13cm chưa cộng đường may, cộng đường may luôn là 15cm.
Bước 3: Xếp tấm vải đã vẽ hình tam giác cân thành 6 lớp như ảnh rồi cắt 1 đường là xong.
Bước 4: Sau khi đã có cắt các miếng vải thì xếp theo thứ tự như hình.
Bước 5: May gấp miếng chóp tam giác xuống tầm 5cm.
Bước 6: Gấp cạnh mảnh luồn ống lại may 1 đường.
Bước 7: Cắt 1 miếng tam giác chặn đỉnh lều, chỗ cửa lều, có thể đo trực tiếp trên cửa lều để vẽ.
Bước 8: May hoạ tiết trang trí (nếu có). Sau đó, may mảnh tam giác nhỏ vào cửa lều.
Bước 9: May ráp mảnh luồn ống vào mảnh cửa lều.
Bước 10: Ráp lần lượt mảnh tam giác với mảnh chữ nhật. Sau đó vắt sổ, may gấp cạnh đáy lên.
Gấp đôi mảnh chữ nhật may 1 đường, giấu hết mép vải vào trong.
Bước 11: Luồn ống, cột dây cố định đỉnh, nếu có máy khoan thì khoan xuyên ống cho chắc chắn và dễ cột.
Một chiếc lều hoàn chỉnh, 2 con chị Sa rất thích thú được chơi trong đó.
Một chiếc lều khác cũng được chính tay chị Sa dựng lên cho con.
Nhà khung gỗ vách đất chỉ 30 triệu đồng Bỏ thành phố về vườn rừng ở Đà Lạt, vợ chồng anh Lê Kiệt tự xây một ngôi nhà khung gỗ vách đất với chi phí 30 triệu đồng. Sau nhiều năm lăn lộn ở TP HCM, vợ chồng anh Lê Kiệt (quê Bình Dương) mua một mảnh vườn rộng 1,3 hécta tại Đà Lạt và chuyển hẳn về đó. Trên mảnh đất...