Cô giáo Việt Nam đầu tiên vào top 10 giáo viên toàn cầu: Từng gây bão với câu chuyện “từ vườn chuối tôi nhìn ra thế giới”
“Được biết đến là “ giáo viên sáng tạo 4.0″, hiện tại, Phượng dạy online cho học sinh ở 4 châu lục. Chúc mừng Phượng và cảm ơn những gì cô đã làm!”, ông Stephen Fry của tổ chức Varkey Foundation nói.
Hôm nay, Zing.vn đăng tải đoạn video ông Stephen Fry của tổ chức Varkey Foundation công bố cô Hà Ánh Phượng (29 tuổi, người dân tộc Mường, giáo viên tiếng Anh trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ) lọt vào danh sách 10 giáo viên toàn cầu năm 2020.
Stephen Fry nói trong video: “Hôm nay, tôi vui mừng tuyên bố, Hà Ánh Phượng từ Việt Nam lọt top 10 giải thưởng Giáo viên toàn cầu 2020. Phượng công tác tại trường trung học miền núi, nơi hơn 90% học sinh là người dân tộc thiểu số tuổi từ 15 đến 18 và có ít cơ hội để thực hành tiếng Anh.
Cô giới thiệu mô hình lớp học xuyên biên giới nhờ công nghệ, học sinh của Phượng kết nối với các trường trên khắp thế giới, giúp các em phát triển tiếng Anh, sự tự tin và hiểu biết văn hóa. Được biết đến là “giáo viên sáng tạo 4.0″, hiện tại, Phượng dạy online cho học sinh ở 4 châu lục.
Chúc mừng Phượng và cảm ơn những gì cô đã làm!”.
Theo thuật lại của Dân trí, Phượng nói gia đình cô có hai chị em đều theo ngành Sư phạm. Phượng là cựu sinh viên Đại học Hà Nội, khi ra trường cô từ chối vị trí giám đốc đại diện kiêm phiên dịch cho một công ty dược nước ngoài với mức lương hấp dẫn, học bậc thạc sĩ ngành Sư phạm tiếng Anh.
Nữ giáo viên được tuyển đặc cách vào trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ vào năm 2016. Đây là ngôi trường miền núi với gần 90% học sinh người dân tộc thiểu số.
“Với em, quê hương luôn là chùm khế ngọt và Phú Thọ là quê hương. Nhiều người nhắn tin hỏi em tại sao chọn ở đây? Liệu em có chuyển trường không? Em cho rằng, mỗi mảnh đất, giáo viên đều có những khó khăn và thách thức khác nhau.
Được làm việc mình mong ước, có ích cho xã hội, được cống hiến cho quê hương đấy là hạnh phúc”, Dân trí dẫn lời cô giáo Hà Ánh Phượng.
Cô Hà Ánh Phượng từng gây bão mạng xã hội với câu chuyện “từ vườn chuối tôi nhìn ra thế giới”.
“Tôi vẫn hay đặt tiêu đề cho những câu chuyện của mình khi kể với giáo viên trong nhiều hội thảo về ứng dụng công nghệ thông tin là Từ vườn chuối tôi nhìn ra thế giới. Không ngờ, tôi không chỉ nhìn mà có thể với tới”, VnExpress dẫn lời cô Phượng.
Quanh câu chuyện “vườn chuối”, nữ giáo viên kể với PV Dân trí, hôm đó khi cô đang thực hiện lớp học không biên giới trực tuyến với học sinh nước ngoài thì nhà mất điện. Sợ phiền nên cô Phượng ngồi ở vườn chuối nhà mình để bắt nhờ wifi nhà hàng xóm, dạy nốt buổi. Buổi học đó, cô trò kết nối với học sinh của 4 châu lục và thu được nhiều điều quý giá.
“Em nghĩ bản thân mình có xuất phát điểm rất thấp nhưng đã làm được. Vì thế, em tin nhiều bạn trẻ sẽ làm được, nhất là trong thời đại 4.0″, cô Phượng chia sẻ trên Dân trí.
Ảnh: NVCC
Theo ghi nhận của báo Giáo dục & Thời đại, hiện cô Phượng cùng giáo viên cốt cán của tỉnh Phú Thọ viết sách ôn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh. Cô còn dạy học trên truyền hình, hướng dẫn giáo viên trên cả nước về mô hình “lớp học không biên giới”, hỗ trợ dạy học cho trẻ em khó khăn ở nhiều nơi, phát triển kênh Youtube dạy tiếng Anh miễn phí…
Thầy Phạm Thanh Sơn, Phó Hiệu trưởng trường THPT Hương Cần chia sẻ với nguồn trên, việc dạy học tiếng Anh trong nhà trường đã có rất nhiều đổi mới từ khi cô Phượng về công tác, các em học sinh yêu thích môn tiếng Anh, kỹ năng ngoại ngữ được cải thiện. Nữ giáo viên đã truyền cảm hứng cho cả học sinh và giáo viên nhà trường.
Cũng theo nguồn trên, bà Phùng Thị Hoàng Yến, chuyên viên tiếng Anh (Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ) bày tỏ, ngành giáo dục tỉnh nhà rất tự hào về cô giáo trẻ Hà Ánh Phượng. Theo bà Hoàng Yến, dù trong điều kiện vật chất vô cùng khiêm tốn, nhưng cô Phượng đã dẫn dắt học sinh vùng khó đến với chân trời tri thức mới, tiếp cận nền giáo dục không biên giới.
“Phượng không chỉ là tấm gương về tinh thần học hỏi, sáng tạo mà còn là một người giản dị trong phong cách sống, luôn gần gũi, thân thiện và sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp khắp nơi”, bà Yến nói.
Cô giáo 'gây bão' với video TikTok dạy học online cho trẻ mẫu giáo quá đáng yêu
Dạy học chưa bao giờ là một việc dễ dàng, nhất là trong tình hình dịch Covid-19, trường học phải đóng cửa và chuyển sang dạy online, khó khăn đè lên vai các thầy cô giáo khi phải nghĩ ra những cách dạy học mới để giúp học sinh học và vẫn giữ được sự sôi nổi như ở lớp học trực tiếp.
Mackenzie, một giáo viên mẫu giáo, 'làm mưa làm gió' vì video dạy học online quá đáng yêu. Ảnh: @kenziiewenz/Tiktok
Mackenzie, một giáo viên mẫu giáo ở Washington, đã đăng một video lên TikTok về cách dạy học online của cô và nhanh chóng trở nên nổi tiếng, thu hút hơn 9,5 triệu người theo dõi cách cô giáo trẻ này dạy các học sinh của mình về con số 4. Giọng nói và thái độ hào hứng của cô giáo cho thấy sự tích cực và vui vẻ là điều cần thiết để giữ cho học sinh tập trung.
'Ồ! Cô thấy Brin đang giơ ngón tay 2 và 2', cô ấy nói trong video. 'Điều đó cũng sẽ tạo thành số 4'.
Trong video, Mackenzie cũng cho thấy sự bình tĩnh khi một học sinh tên Grayson cố gắng tìm ra cách bật mic. Mackenzie lấy một tấm biển có biểu tượng bật tiếng, và cuối cùng, Grayson tìm được nút hoạt động.
'Có vẻ như cô có thể nghe thấy Grayson rồi', Mackenzie vui vẻ nói trong video, sau khi Grayson trả lời đúng câu hỏi.
Cô giáo nói với Buzzfeed News rằng mục đích cô quay video này là để xem liệu cô có đang dạy học đúng cách hay không. Sau khi video được đăng tải lên TikTok, nó đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của hàng triệu người. Cư dân mạng đã dành rất nhiều lời khen ngợi cho cô giáo trẻ này.
'Tất cả giáo viên cần được trả lương cao hơn cho việc này. Bạn thật tuyệt vời', một người dùng nói.
'Sự kiên nhẫn trong video này thật tuyệt vời', một người khác bình luận.
Mackenzie chia sẻ với BuzzFeed News. 'Những phản hồi tôi nhận được thật tuyệt, tôi nghĩ rằng video đã mang lại cho mọi người cái nhìn sâu sắc về giáo dục sớm trông như thế nào khi dạy học online'.
Mackenzie cũng đăng tải một video khác trong đó cô ấy dạy trong học sinh chữ cái "T" bằng cách sử dụng các từ như 'peach' (đào) và 'toe' (ngón chân).
Cô hỏi các học sinh trong lớp xem từ peach có chữ 'T' không. Sau đó cô ấy liên tục lắc đầu rằng 'không'. Khi các học sinh làm đúng, cô khen ngợi và khuyến khích các em hãy tự vỗ vai khen thưởng mình.
'Để khuyến khích trẻ 5 - 6 tuổi tham gia, bạn thực sự phải biểu diễn cho chúng xem', Mackenzie chia sẻ với Buzzfeed News. 'Tôi nghĩ giáo viên như là các diễn viên và chúng tôi phải tổ chức một buổi biểu diễn cho học sinh để có giữ các em tập trung và hứng thú khi ở nhà'.
Có thể nói, dù là dạy học trực tiếp hay dạy học online, các thầy cô giáo tận tâm sẽ luôn tìm ra được những cách dạy mới để mang lại nụ cười trên khuôn mặt học sinh và giúp các em có thể tiếp thu được bài tốt nhất.
Một ví dụ khác ở Florida, 2 giáo viên đã biến những chiếc bàn học với tấm ngăn bằng nhựa thành những chiếc xe Jeep mini.
Giáo viên lớp 1 Patricia Dovi và Kim Martin biến những chiếc bàn học thành xe ô tô Jeeps. Ảnh: Patricia Dovi
Ở Winconsin, cô Lindsay Earle đã tạo ra 1 lớp học ngoài trời để các em học sinh có thể đảm bảo giãn cách xã hội và hòa mình với thiên nhiên.
Học sinh giúp đỡ xây dựng lớp học ngoài trời của cô giáo Lindsey Earle.
Thầy cô hóa trang thành nhiều nhân vật nổi tiếng cả trong phim lẫn đời thực để dạy online Mỗi ngày, các thầy cô sẽ hóa trang thành một nhân vật nổi tiếng cả trong phim lẫn đời thực để dạy học trò qua màn hình máy tính. Đại dịch Covid-19 khiến nhiều trường học trên khắp thế giới phải đóng cửa, giáo viên và học sinh chuyển sang hình thức dạy và học trực tuyến. Sẽ có nhiều học sinh chẳng...