Có giáo viên phải ghi hơn 500 phiếu nhận xét học sinh: Bộ GD-ĐT chấn chỉnh
Trước phản ánh về việc giáo viên phải viết quá nhiều phiếu nhận xét học sinh, Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) vừa có hướng dẫn gửi các sở GD-ĐT xung quanh việc đánh giá học sinh bằng nhận xét sao cho đúng.
Bộ GD-ĐT khẳng định đánh giá bằng nhận xét không có nghĩa là phải ghi chép quá nhiều, gây áp lực cho giáo viên (ảnh minh hoạ) – ẢNH T.MAI
Tại văn bản gửi các Sở GD-ĐT, Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) nêu: “Hiện nay xuất hiện một số thông tin giáo viên phải nhận xét học bạ học sinh và viết phiếu nhận xét cho học sinh đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, gây quá tải cho giáo viên và không đúng với quy định tại Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26.8.2020 của Bộ GD-ĐT”.
Để thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại học sinh, Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục và giáo viên nghiên cứu kỹ và thực hiện đúng quy định tại khoản 9 điều 1 Thông tư 26 (sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 điều 19 – quy định trách nhiệm của giáo viên bộ môn) như sau:
Thứ nhất, thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên; tham gia kiểm tra, đánh giá định kỳ theo phân công của hiệu trưởng; trực tiếp ghi điểm hoặc mức nhận xét (đối với các môn đánh giá bằng nhận xét) vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
Video đang HOT
Đối với hình thức kiểm tra, đánh giá bằng hỏi – đáp, giáo viên phải nhận xét, góp ý kết quả trả lời của học sinh trước lớp; nếu quyết định cho điểm hoặc ghi nhận xét (đối với các môn đánh giá bằng nhận xét) vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh thì phải thực hiện ngay sau đó.
Thứ hai, tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số), xếp loại nhận xét môn học (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) theo học kỳ, cả năm học và trực tiếp vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh, học bạ”.
Bộ GD-ĐT khẳng định, Thông tư 26 không quy định giáo viên bộ môn ghi trực tiếp nội dung đánh giá bằng nhận xét vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh, học bạ học sinh mà chỉ ghi điểm trung bình môn học (đối với các môn học kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số) và kết quả xếp loại nhận xét môn học (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), học bạ học sinh.
Việc đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học, hoạt động giáo dục theo quy định được giáo viên bộ môn thực hiện trong quá trình dạy học và ghi vào sổ theo dõi đánh giá học sinh (sổ cá nhân của giáo viên).
Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các sở giáo dục và giáo viên hiện đúng quy định tại Thông tư 26; đặc biệt lưu ý giữ nguyên các mẫu sổ điểm và học bạ theo quy định hiện hành, không phát sinh thêm hồ sơ, sổ sách không thiết thực, gây quá tải cho giáo viên.
Trước đó, ngày 14.5, Báo Thanh Niên có bài phản ánh ở Hài Phòng có giáo viên phải ghi thêm hơn 500 phiếu nhận xét học sinh. Trong đó phản ánh sự bức xúc của một giáo viên THPT với phiếu đánh giá, nhận xét đang phải thực hiện như hiện nay: “Mỗi học sinh có 13 tờ tương ứng với 13 môn. Mỗi lớp có từ 30 – 40 học sinh. Như tôi được phân công 5 lớp. Như vậy, phải làm đến khoảng 200 tờ nhận xét, đánh giá. Có đồng nghiệp dạy nhiều lớp thì còn phải viết tới khoảng 600 tờ. Rất mất thời gian, công sức”.
Quảng Nam: Khai trương Trung tâm điều hành giáo dục thông minh - IOC Edu
Chiều 26/4, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam và Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT) tỉnh Quảng Nam tổ chức khai trương Trung tâm điều hành giáo dục thông minh - IOC Edu.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Trung tâm điều hành giáo dục thông minh - IOC Edu.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam, nhăm tương tác vơi chính quyên trong quá trình chuyên đôi sô, qua khảo sát về hiện trạng ứng dụng CNTT của các cơ sở giáo dục và đào tạo trên toàn tỉnh, hiện nay, hạ tầng CNTT cơ bản bảo đảm cho việc ứng dụng trong dạy học và quản lý.
Hầu hết các trường đã và đang sử dụng phần mềm Quản lý trường học; phần mềm quản lý ngân hàng đề thi; phần mềm chấm trắc nghiệm, phần mềm quản lý thiết bị, hệ thống tập huấn cho giáo viên,... Sở cũng đã xây dựng Hệ thống quản lý thi để tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi, Olympic, tuyển sinh lớp 10,...
Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo trên toàn tỉnh của Sở cũng đang được hoàn thiện. Những yếu tố trên là điều kiện hết sức thuận lợi để đưa mô hình Trung tâm điều hành giáo dục thông minh của Sở vào vận hành chính thức.
Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cũng cho hay, mô hình Trung tâm điều hành giáo dục thông minh - IOC Edu đi vào hoạt động sẽ hướng đến hiện đại hóa các hoạt động quản lý của Sở GD&ĐT, hạn chế giấy tờ hành chính, giảm công tác điều hành qua nhiều cấp quản lý, công khai kết quả xử lý, các trường được tham gia tương tác với hoạt động của Sở ngành, bước đầu xây dựng nền hành chính thân thiện, phục vụ hiệu lực, hiệu quả.
Phát biểu tại buổi khai trương, ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam đánh giá, việc đưa vào sử dụng Trung tâm điều hành này đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo nói riêng, và quá trình phát triển chính quyền số của tỉnh nói chung.
Bên cạnh đó, việc vận hành Trung tâm này còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chỉ đạo, điều hành của các cấp quản lý trong toàn ngành.
Cụ thể, khi IOC Edu được vận hành sẽ giúp cho việc quản lý, điều hành của ngành thông suốt và hiệu quả hơn. IOC Edu có thể giám sát, đưa ra các cảnh báo đa chiều thông minh nhằm hỗ trợ cho các cấp quản lý ban hành các chính sách, quyết định phù hợp. Bên cạnh đó, giúp cho việc quản lý cơ sở dữ liệu tập trung. Thông qua IOC Edu, Sở sẽ quản lý hiệu quả dữ liệu về trường học, giáo viên, học sinh, đặc biệt là dữ liệu về kết quả học tập từ các trường...
Ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam phát biểu tại lễ khai trương.
Ông Quốc nhấn mạnh: "Trung tâm điều hành giáo dục thông minh sẽ là nền tảng, cơ sở cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành. Trong đó, bắt đầu từ việc phát huy vai trò của người đứng đầu các đơn vị trong chỉ đạo triển khai; tạo động lực thúc đẩy, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên trong quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý; cho đến việc tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin; tăng cường đầu tư mua sắm, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị dạy học để phù hợp với quá trình chuyển đổi số".
Lãnh đạo ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Nam cho rằng, việc đưa vào vận hành Trung tâm điều hành giáo dục thông minh hôm nay là môt bươc chuyên lơn đôi vơi ngành giáo dục và đạo tạo tỉnh Quảng Nam.
Nói thật, chỉ có giáo viên nào lười mới ngán kiểm tra hồ sơ chuyên môn cuối năm Kiểm tra hồ sơ giáo viên là hoạt động bình thường trong trường học. Giáo viên đi dạy, phải chuẩn bị hồ sơ, giáo án dạy học, là chuyện bình thường. Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 28, 32/2020/TT-BGDDT Ban hành Điều lệ trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông nhiều...