Có giáo viên “hoang mang” về quy định chứng chỉ trong Thông tư 02
Những ngày qua, Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam liên tục nhận được thư của bạn đọc nhờ giải đáp về việc giữ hạng và học một số chứng chỉ để giữ hạng.
Giáo viên “hoang mang” việc học hay không học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Bạn đọc Th.L. là giáo viên tiểu học ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang có thư gửi đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam như sau:
“Hiện tôi rất hoang mang khi Bộ ban hành Thông tư số 02/2021/TT- BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập.
Bởi, tại điểm b, khoản 3- Điều 4: giáo viên tiểu học hạng II- Mã số ( V.07.03.28) hướng dẫn: “Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiều học hạng II”…
Tại điểm c, khoản 1, Điều 7 hướng dẫn: “giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07), được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II (mã số .07.03.28).
Nhưng, tới khoản 3 lại hướng dẫn: “giáo viên Tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07), chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo Quy định tại điều 4 của Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng III ( mã số V.07.03.29)
Vậy cho tôi hỏi hiện tại tôi là giáo viên tiểu học hạng II, nhưng còn thiếu chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II thì tôi có bị xuống giáo viên tiểu học hạng III ( mã số V.07.03.29) không?
Trước đây, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có đưa tin là Bộ Giáo dục có văn bản số 2814/BGD& ĐT-NGCBQLGD gửi Bộ Nội vụ, đề xuất điều chỉnh quy định về bồi dưỡng viên chức tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức…
Vậy, tôi có nên chờ Chính phủ trả lời rồi mới đi học lớp “chức danh nghề nghiệp” hay không, vì Thông tư số 02/TT/BGDĐT có hiệu lực bắt đầu ngày 20/03/2021 nên tôi hoang mang giữa học và không học.”
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Bạn Th.L. thân mến.
Theo thư của bạn gửi đến Tòa soạn thì bạn đang hoang mang về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ngày 02/2 vừa qua về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập thì mình sẽ bị xuống hạng.
Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT thì giáo viên tiểu học hạng II – Mã số: V.07.03.28 có rất nhiều tiêu chí chứ không riêng gì “chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II”.
Tuy nhiên, bằng chuyên môn và chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II là tiêu chí bắt buộc được quy định tại khoản 3, Điều 4, Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT .
Vì thế, việc bạn muốn giữ được giáo viên tiểu học hạng II thì bắt buộc bạn phải học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiều học hạng II trước đã.
Video đang HOT
Nhưng, khi có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II rồi thì bạn còn phải đáp ứng một số nhiệm vụ, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ… nữa mới có thể đủ tiêu chuẩn xét (thi) để được là giáo viên tiểu học hạng II.
Nếu không, như bạn đã trình bày trong thư thì tại khoản 3, Điều 7 của Thông tư này cũng hướng dẫn rất rõ: ” Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) “.
Việc bạn có đề cập văn bản số 2814/BGD& ĐT-NGCBQLGD, chúng tôi xin trả lời như sau: tháng 7/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có văn bản số 2814/BGD&ĐT-NGCBQLGD gửi Bộ Nội vụ, đề xuất điều chỉnh quy định về bồi dưỡng viên chức tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Đến nay chúng tôi chưa thấy có thông tin về kết quả đề xuất này. Tuy nhiên, các thông tư mới đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó các yêu cầu về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên từng hạng đều được quy định rõ.
Đọc thư của bạn, thấy bạn đang có phần hoang mang nhưng chúng tôi cho rằng bạn cứ bình tĩnh vì Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/3 tới đây nhưng khi nó có hiệu lực không có nghĩa là giáo viên sẽ xuống hạng ngay (nếu không đủ các tiêu chí) vì nó còn phải qua nhiều nấc hướng dẫn thực hiện nữa.
Bạn có thể đối chiếu với Điều 4 của Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT xem mình còn thiếu gì để bổ sung, việc học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II của bạn có thể bố trí học vào dịp hè tới đây hoặc học online cũng được.
Hiện ở An Giang của bạn thì chúng tôi thấy Trường đại học An Giang cũng đang bồi dưỡng chứng chỉ này nên bạn cũng không phải quá lo lắng.
Giáo viên tiểu học có bằng cao đẳng sư phạm có phải học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hay không?
Một bạn đọc có địa chỉ email là: codai29…@gmail.com gửi thư cho Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhờ giải đáp với câu hỏi như sau:
“Tôi hiện nay đang là viên chức giáo dục và đang giữ chức danh giáo viên tiểu học hạng III. Tôi có 2 thắc mắc phiền Tòa soạn giải đáp giúp:
Thứ nhất: tôi đã hưởng lương theo bằng cao đẳng chuyên ngành sư phạm Tiếng Anh và đã có bằng tốt nghiệp Đại học nhưng chỉ là chuyên ngành Tiếng Anh. Vậy thì tôi có cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nữa không?
Thứ hai: theo Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT thì tôi chuyển sang giáo viên tiểu học hạng III, mã số: V07.02.28 thì tôi có cần có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không (tôi đã là viên chức từ tháng 8/2017 )?”
Vấn đề bạn hỏi, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất: bạn là giáo viên tiểu học đã tốt nghiệp chuyên ngành cao đẳng sư phạm và đã có bằng đại học tiếng Anh. Theo Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 và Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/3/2021 tới đây thì bạn đã đạt chuẩn trình độ.
Vấn đề còn lại là bạn đang băn khoăn mình chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nhưng chúng tôi thấy rằng bạn đã có “bằng cao đẳng sư phạm” thì cũng đã đảm bảo nghiệp vụ sư phạm nên bạn không cần học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Thứ hai: bạn đang băn khoăn là khi thực hiện Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT thì bạn có cần học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng III hay không.
Vấn đề này được quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 3-Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT như sau: ” Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng) “.
Như vậy, theo hướng dẫn thì bạn vẫn phải học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng III.
Tuy nhiên, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT mới ban hành, hiện chưa có hiệu lực, bạn có thể đợi thêm một thời gian nữa xem Bộ Giáo dục và Sở Nội vụ; Sở Giáo dục nơi bạn công tác hướng dẫn cụ thể như thế nào để mình lựa chọn phương án tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin trao đổi cùng bạn đọc. Phần tư vấn của chúng tôi có tính chất tham khảo, tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có cách giải quyết khác nhau.
Bảng lương chi tiết giáo viên trung học cơ sở theo thông tư mới hiệu lực từ 20/3
Có rất nhiều giáo viên quan tâm, thắc mắc nhất là giáo viên bậc trung học cơ sở trong thời gian sẽ được chuyển xếp lương với hạng và hệ số lương như thế nào?
Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục trung học cơ sở công lập.
Theo đó, viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
(Theo quy định hiện hành, tại Điều 9 Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, hướng dẫn xếp lương giáo viên trung học cơ sở từ hạng III đến hạng I có hệ số lương từ 2,1 đến 6,78).
Có rất nhiều giáo viên quan tâm, thắc mắc nhất là giáo viên bậc trung học cơ sở trong thời gian sẽ được chuyển xếp lương với hạng và hệ số lương như thế nào? (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc chuyển xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Có rất nhiều giáo viên quan tâm, thắc mắc nhất là giáo viên bậc trung học cơ sở trong thời gian sẽ được chuyển xếp lương với hạng và hệ số lương như thế nào?
Người viết xin được chia sẻ việc chuyển xếp lương giáo viên trung học cơ sở trong bài viết sau đây.
Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nếu đạt các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này thì được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở như sau:
Trường hợp 1 : Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) có hệ số lương hiện nay từ 2,1 đến 4,89 được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98 như sau:
Trường hợp 2 : Giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) có hệ số lương 2,34 đến 4,98 được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) có hệ số lương tương ứng 4,0 đến 6,38 như sau:
Trường hợp 3 : Giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) có hệ số lương từ 4,0 đến 6,38 được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) có hệ số lương từ 4,4 đến 6,38 như sau:
Giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) có hệ số lương 4,0 đến 6,38 chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 5 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) có hệ số lương tương đương.
Trường hợp 4 : Giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) có hệ số lương 2,34 đến 4,98 chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) có hệ số lương tương đương;
Trường hợp 5 : Giáo viên trung học cơ sở mới được tuyển dụng sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá đạt yêu cầu thì được bổ nhiệm vào đúng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở đã trúng tuyển tức là giáo viên trung học cơ sở hạng III có hệ số lương 2,34.
Đối với giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ hoặc các tiêu chuẩn của hạng II,I
Trường hợp 1 . Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) có hệ sơ lương 2,1 đến 4,89 chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 (đại học) thì giữ nguyên mã số V.07.04.12 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Trường hợp 2 . Trường hợp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) có hệ số lương 2,34 đến 4,98 do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.04.31) nên bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) có hệ số lương tương đương theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.04.31) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) có hệ số lương 4,0 đến 6,38 mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
Trường hợp 3 . Trường hợp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) có hệ số lương từ 4,0 đến 6,38 do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng I (mã số V.07.04.30) nên được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) có hệ số lương tương đương theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng I (mã số V.07.04.30) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) có hệ số lương 4,4 đến 6,78 mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2021 và thay thế Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.
Trên đây là hướng dẫn các trường hợp chuyển xếp lương giáo viên trung học cơ sở theo quy định mới nhất áp dụng từ 20/3/2021.
Giáo viên trung học cơ sở hạng III (cũ) chuyển sang hạng III (mới) cần làm gì? Nếu đủ 09 năm giữ hạng III hoặc tương đương thì giáo viên sẽ có cơ hội thi hoặc xét thăng hạng để chuyển sang xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng II. Vấn đề chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiếp tục được cộng đồng giáo viên quan tâm, bởi lẽ nếu không hiểu đúng quy định nhiều...