Cô giáo trẻ kể những ngày khổ sở trốn “Hội thánh đức chúa trời”
Để thoát khỏi sự đeo bám của Hội thánh đức chúa trời, tôi buộc phải thay số điện thoại liên tục.
Một buổi giảng đạo của “Hội thánh đức chúa trời”
Vướng vào tà đạo
Những ngày này thông tin về Hội thánh đức chúa trời đang làm nóng dư luận, chúng tôi đã tìm về huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) tìm hiểu hành trình thoát khỏi Hội thánh đức chúa trời của một cô giáo trẻ. Đó là cô N.T.H, SN 1996, đang là giáo viên tại một trường Tiểu học ở Thuỷ Nguyên. Cô H là một trong những trường hợp may mắn thoát được sự lôi kéo của một nhóm tuyên truyền về “Hội thánh đức chúa trời”.
Cô H chia sẻ: “…vào khoảng tháng 6/2017, khi đó tôi đang học năm cuối Trường cao đẳng sư phạm Bắc Ninh. Vào các buổi tối tôi thường cùng các bạn nữ trong lớp ra Công viên Nguyễn Văn Cừ chơi.
Tại đây, có một số phụ nữ lân la đến làm quen rồi xin số điện thoại. Sau vài lần nói chuyện họ mời chúng tôi đi ăn, uống nước. Một ngày đầu tháng 7/2017 tôi cùng khoảng gần 10 bạn cùng trường đã được mời đến 1 căn nhà trong thành phố Bắc Ninh. Tại đây, họ cho chúng tôi ăn một số món ăn, và đưa thứ nước màu đỏ nói là uống vào sẽ được Chúa che chở. Tôi không uống vì thấy lạ. Tuy nhiên, một số bạn đi cùng đã uống, sau đó có biểu hiện như bị “đơ”, mắt đỏ sọc, đầu óc không tỉnh táo, về ký túc xá vẫn bị tình trạng như vậy nhiều bạn cùng lớp trêu gọi là “như ma nhập”.
Sau khi đã uống nước, một người xưng là “Trưởng nhóm” nói giọng miền Nam bảo ngồi chắp tay, phủ khăn lên đầu nghe giảng đạo về giáo lý của “Hội thánh của đức chúa trời”. Vì tôi không uống nước “đỏ” nên trong suốt thời gian khoảng 2 tiếng nghe truyền giảng, người đàn ông này luôn nhìn thẳng vào mắt tôi làm tôi cảm thấy bị cuốn hút, nhiều khi cũng mất thăng bằng.
Những tài liệu cơ quan công an thu giữ trong quá trình triệt xóa các nhóm truyền đạo trái phép
Video đang HOT
Hành trình trốn chạy
“Sau khoảng gần 10 buổi nghe giảng với những nội dung trái ngược với thuần phong mỹ tục dân tộc, thậm chí còn bảo con người không phải bố mẹ sinh ra…sống chết do chúa quyết định… tôi nghe thấy sợ nên không tham gia nữa”, cô giáo H nói.
Cũng theo cô giáo H, những ngày sau đó cô liên tục bị gọi điện bảo đến “sinh hoạt” nhưng dứt khoát không đi. Còn những bạn đã uống nước “đỏ” theo đều đặn. Thậm chí, đang ngồi học nhận điện thoại là các bạn cô đứng dậy, bỏ học đi ngay…
“Sau khi học xong, tôi về Hải Phòng, vẫn bị Trưởng nhóm và cả các bạn đã theo “Hội thánh đức chúa trời” này liên tục gọi điện bảo tôi lên…Thuyết phục không được, họ dọa dẫm tôi với những lời khủng khiếp như coi tôi là kẻ phản chúa, chết sẽ xuống hố đen…Tôi buộc phải chặn và thay số điện thoại liên tục. Hiện nay, theo tôi được biết, khoảng hơn 10 người bạn của tôi đã bỏ học, không về nhà mà đi theo Hội thánh đức chúa trời rồi. Nhiều bạn bỏ cả người yêu…Vì đã là người từng biết về sự tai hại của “Hội thánh của đức chúa trời” nên tôi mong muốn qua đây cảnh báo tất cả mọi người, nhất là với những bạn sinh viên hãy cảnh giác đừng để bị lôi kéo vào thứ “tà đạo” trên mà lỡ dở việc học hành cũng như dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình”, cô H chia sẻ.
Theo Ban Tôn giáo thành phố Hải Phòng, từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn có xuất hiện những nhóm người xưng là “Hội thánh của Đức chúa trời”. Hiện nay, có gần 10 người đang lén lút hoạt động truyền đạo. Quá trình hoạt động họ đã lôi kéo được một số người tham gia, chủ yếu là phụ nữ, người già và học sinh, sinh viên, gây mâu thuẫn gia đình (không sinh hoạt vợ chồng), xung đột văn hóa (gỡ bỏ bàn thờ tổ tiên), có dấu hiệu lôi kéo; trục lợi (trích nguồn thu 10% để đóng góp cho tổ chức), tuyên truyền mê tín dị đoan ( thế giới tận thế, sớm về thiên đường để hưởng sung sướng). Cùng với đó, hội này đã lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để truyền bá trái pháp luật, chia rẽ tôn giáo làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Tổ chức và những người tham gia truyền đạo chưa hợp pháp theo quy định.
Được biết, thời gian qua cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đã liên tục “bóc, gỡ” các điểm hoạt động của nhóm người trên. Tuy nhiên, những người này luôn tìm cách chống đối, không chịu phối hợp, liên tục thay đổi địa điểm, lén lút hoạt động trên các địa bàn huyện Thủy Nguyên, huyện Tiên Lãng và quận Kiến An.
Theo Việt Hòa (Báo Giao thông)
Mưu sinh bên lửa đỏ
Suốt ngày ngồi một chỗ cùng cây búa tôi thép, ánh lửa bễ lò, suốt ngày phải tiếp xúc với bụi than, sắt độc hại nhưng những người thợ rèn ở (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) vẫn giữ đỏ lửa tham gia sản xuất nông cụ cho bà con trong vùng.
Các cao nhân ở Ngan Dừa nói rằng nghề rèn ở đây có gốc gác từ những người Bắc đến đây lập nghiệp, truyền nghề và mỗi năm cứ đến 23.6 âm lịch là mỗi lò rèn ở Ngan Dừa lại lập bàn thờ tổ, tưởng nhớ công của tiền nhân.
Chồng thì cặp sắt tôi, quai búa đập còn vợ thì nhóm bếp lửa hồng tạo ra những nông cụ cho nông dân khắp mọi miền là hình ảnh bắt gặp ở Ngan Dừa.
Là người đã có hơn 40 năm làm nghề rèn, theo ông Nguyễn Văn Ơn quy trình rèn có rất nhiều công đoạn từ thổi bể khí, cặp sắt tôi đến quai búa đập... nhưng công đoạn cặp là quan trọng nhất. Đó là giai đoạn tôi luyện, gia cố, định hình các thỏi sắt vàcông việc này thường do chủ lò đảm trách. Họ có thể nhìn lửa biết non hay già, biết khi nào dồn lửa và dừng lửa để ra sản phẩm tốt nhất...
Phần lớn các gia đình ở Ngan Dừa đều coi rèn là nghề gia truyền, từ đời này qua đời khác.
Một người thợ sử dụng chân kẹp, tay gọt, dũa lưỡi cho sản phẩm.
Nhảy (dụng cụ để chặt) được thợ rèn Ngan Dừa chế tác để chặt nguyên liệu khi mang từ lò nung ra.
Khi sản phẩm thành hình, người thợ rèn chuyển qua khâu gia công bào, gọt, làm chuôi, tra cán, lau chùi và cuối cùng là bàn giao sản phẩm cho người tiêu dùng. Sản phẩm rèn của Ngan Dừa khá đa dạng như cuốc, cào, dao, búa, liềm, hái, phảng, cày, bừa... với ưu điểm về độ sắc, độ bền và độ dẻo, luôn thích hợp cho các công việc lao động của nhà nông.
Trong thời buổi thị trường có sự cạnh tranh của nhiều loại đồ cơ khí đẹp, đa dạng về chất liệu và mẫu mã, nhưng những giá trị truyền thống của rèn Ngan Dừa là không thể mất đi, khi mà chúng vẫn là bạn với bà con nông dân ở địa phương và nhiều vùng lân cận...
Phần lớn các gia đình ở Ngan Dừa đều coi rèn là nghề gia truyền, từ đời này qua đời khác.
Một sản phẩm rèn của Ngan Dừa thành hình sau nhiều công đoạn vất vả của thợ rèn.
Các sản phẩm nông cụ được sản xuất và bày bán ngay tại các lò rèn ở Ngan Dừa.
Hiện làng nghề rèn Ngan Dừa có hơn 20 lò rèn hoạt động thường xuyên như của gia đình ông Nguyễn Văn Ơn, người có hơn 40 năm làm nghề rèn.
Theo Danviet
Vĩnh Long: Trường thông báo khẩn nhắc SV tránh tiếp xúc... người lạ Trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Vĩnh Long thông báo khẩn nhắc nhở sinh viên tránh tiếp xúc một nhóm người nữ lạ, tự xưng là thành viên của một "hội thánh" tự xưng. Chiều nay (20.4), thông tin từ Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long cho biết, nơi đây vừa có thông báo gửi toàn thể cán bộ, phòng ban và...