Cô giáo tiếng Nhật bất ngờ nổi tiếng khi dạy online mùa dịch
Chia sẻ với Zing, Hồng Hạnh cho hay cô rất bất ngờ khi bỗng dưng được nhiều người biết tới và những lời khen ngợi từ dân mạng.
Những ngày gần đây, hình ảnh trong buổi dạy online của cô giáo dạy tiếng Nhật được chụp lại và chia sẻ trên diễn đàn mạng. Dân mạng hào hứng, dành nhiều lời khen cho ngoại hình của nữ chính. Bài đăng nhận hàng chục nghìn lượt yêu thích, dân mạng không khỏi tò mò về nữ giáo viên xinh đẹp.
Thông tin của “ hot girl cô giáo” nhanh chóng được tìm ra. Nhân vật chính trong hình là Hồng Hạnh (sinh năm 1993, Hà Nội). Chia sẻ với Zing, 9X cho biết những ngày qua cô bất ngờ và khá vui vẻ khi hình ảnh của mình nhận những lời nhận xét tích cực. “Từ sau hôm đó, các buổi livestream của mình được xem nhiều hơn, số người theo dõi mình cũng tăng lên”.
Hồng Hạnh hiện làm quản lý xuất bản sách tiếng Nhật tại một công ty xuất bản. 9X tâm sự từ lâu cô luôn dành tình yêu lớn đối với con người và văn hóa Nhật Bản. Bởi vậy, ngay khi còn học ngành Dược, cô đã trau dồi tiếng Nhật để theo đuổi sở thích của mình.
Năm 2015, Hồng Hạnh du học tại Nhật Bản sau khi tốt nghiệp ngành Dược. Cô học tại trường tiếng Kyoto 1,5 năm. Khi mới về nước, cô có thời gian làm gia sư cho người Nhật tại Việt Nam và dạy tiếng Nhật cho người Việt, sau đó chuyển sang quản lý xuất bản.
Những ngày dịch bệnh bùng phát, được công ty cho ở nhà làm online nên Hồng Hạnh quyết định mở khóa học miễn phí qua livestream để chia sẻ vốn tiếng Nhật cùng mọi người. 9X vui khi có thêm nhiều người yêu mến và theo dõi những buổi dạy của mình. “Mình muốn cảm ơn những người đồng hành trong các buổi học, các bạn chính là động lực để mình livestream mỗi ngày”.
Video đang HOT
Hồng Hạnh bật mí hiện cô độc thân. “Tuổi này vẫn chưa có người yêu thường bị trêu là ế. Ở nhà cha mẹ cũng hay nói tuổi này như con gái người ta đã 2 con rồi, nhưng mình thấy bản thân vẫn còn trẻ. Trong khoảng thời gian sống ở Nhật, mình chơi với khá nhiều bạn nữ cùng và hơn tuổi. Họ có suy nghĩ rất thoải mái về vấn đề hôn nhân nên có khi mình cũng ít nhiều giống vậy”.
Bên cạnh công việc chính, Hồng Hạnh còn yêu thích thể thao, các trò giải trí. Cô khá năng động và thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể.
Đinh Phạm
Giáo viên đau đầu vì người lạ vào chửi bậy, phá rối lớp học online, học sinh thì "hồn nhiên" chia sẻ đường link học
Nhiều kẻ lạ đã vào phá đám các lớp học trực tuyến bằng cách phát clip của những gã giang hồ mạng, chửi tục tĩu hay vẽ bậy lên hình ảnh bài giảng được chia sẻ.
Để phòng tránh sự lây lan của dịch Covid-19, 63 tỉnh thành trên cả nước đã quyết định cho học sinh nghỉ học tập trung ở trường và chuyển sang hình thức dạy online thông qua các phần mềm, ứng dụng mạng xã hội.
Hiện tại Zoom là ứng dụng được học sinh, giáo viên sử dụng nhiều nhất để học online. Tuy có nhiều tiện ích nhưng ứng dụng này lại chứa không ít lỗ hổng bảo mật an ninh. Theo đó, chỉ cần có đường link, tài khoản và mật khẩu tham gia lớp học, kẻ lạ dễ dàng đột nhập vào buổi học online và gây ra những hành vi phá đám.
Trên các nhóm mạng xã hội, nhiều học sinh và giáo viên bức xúc chia sẻ việc có nhiều kẻ lạ thường xuyên quấy rối các lớp học online bằng cách chửi bới tục tĩu, phát clip sex, vẽ bậy bài giảng khi chia sẻ màn hình hay mở các clip của những gã giang hồ mạng như Khá Bảnh, Huấn "hoa hồng",...
Học sinh bức xúc vì kẻ lạ phá đám lớp học.
Kẻ phá rối vẽ bậy vào các bài giảng...
... và quấy rối học sinh bằng những ngôn từ chợ búa.
Một phụ huynh cho biết, con trai anh (lớp 8) khi đang ngồi học online thì nghe tiếng nhân vật Huấn "hoa hồng" chửi bới ầm ĩ, ngôn từ cực kỳ thô tục. Cô giáo sau đó mời kẻ lạ thoát khỏi đường link lớp học nhưng không nhận được phản hồi. Cuối cùng cả lớp phải tạm nghỉ học mới "cắt đuôi" được kẻ quấy rối.
Những tên giang hồ mạng "trà trộn" vào lớp học online.
Một giáo viên THPT cũng bức xúc kể lại vụ việc, vừa mở mic ra đã nghe thấy tiếng chửi bậy tục tĩu và những âm thanh nhạy cảm. Vì quá bực mình, cô giáo cũng không còn tâm trạng để tiếp tục dạy online cho học sinh.
Được biết các lớp học online bị quấy rối một phần do chính sự vô ý thức của nhiều học sinh. Trên các group mạng xã hội và các trang Youtube, không ít học sinh để lại tài khoản, mật khẩu của lớp học và kêu gọi người lạ vào phá đám, "học chung" cho vui. Dù được giáo viên nhắc nhở nhiều lần, nhiều em học sinh vẫn cố tính tiếp tục hành vi thiếu nghiêm túc.
Nhiều học sinh "hồn nhiên" chia sẻ ID và mật khẩu lớp học lên các nhóm Facebook.
Hoặc rủ rê người lạ "học chung" cho vui.
Bên canh đó, còn nhiều vấn đề xảy ra khiến giáo viên và học sinh mệt mỏi khi phải học online. Chẳng hạn như việc học sinh thường xuyên bị thoát ra ngoài, không vào được ID, mật khẩu mới, cũ,...
Nhiều nước đã cấm sử dụng Zoom vì lý do an ninh
Trước những lỗ hổng an ninh của Zoom, một số quốc gia như Mỹ, Singapore đã yêu cầu ngưng sử dụng ứng dụng này. Hôm 5/4, Sở Giáo dục thành phố New York yêu cầu tất cả trường học trên địa bàn không sử dụng phần mềm Zoom vì lo ngại về vấn đề an ninh và quyền riêng tư. Sở cũng khuyến cáo các trường học nên chuyển sang dùng ứng dụng Microsoft Teams, chức năng tương tự nhưng bảo mật cao hơn.
Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cũng cảnh báo về các cuộc tấn công vào an ninh và quyền riêng tư cá nhân mang tên "Zoombombing". Thuật ngữ này đề cập đến việc một số hacker đã truy cập vào các phòng học trực tuyến trên phần mềm Zoom qua đường dẫn chia sẻ công khai trên các trang web, mạng xã hội hoặc đoán mã ID chứa từ 9 đến 11 chữ số.
Zoom bị cấm sử dụng tại 1 số quốc gia.
Hôm 9/4, Bộ Giáo dục Singapore cũng thông báo các trường học không được sử dụng ứng dụng Zoom để giảng dạy. Bộ Giáo dục nước này yêu cầu giáo viên tuân thủ quy định bảo mật khi sử dụng phần mềm trực tuyến ảo như cài đặt mật khẩu, không chia sẻ đường dẫn với người ngoài.
Tại Việt Nam, nếu sử dụng ứng dụng Zoom để học online, trước mắt giáo viên có thể áp dụng một số biện pháp bảo mật như sau: Mở chế độ phòng chờ để khi có tài khoản lạ tham gia, "host" chấp nhận thì mới được vào lớp, không cho học sinh vẽ lên bài giảng khi để chế độ chia sẻ màn hình (Share screeen),...
Thanh Hương
Tâm sự chuyện dạy học online: Phụ huynh đi qua đi lại, quát mắng "Sao cô giáo con già và xấu thế?" Thực sự để có một giờ dạy trực tuyến, thầy cô đã thay đổi cho phù hợp từ giáo án tới phương pháp, đầu tư nhiều hơn về thời gian, tâm sức chứ không hề nhàn hơn như cảm nhận của nhiều người, coi giờ dạy online của giáo viên nhẹ nhàng tựa lướt face, chơi game, nghe nhạc... Cho đến nay, hàng...