Cô giáo thành tâm điểm chỉ trích vì 1 hành động với học sinh giữa trời rét run, nhưng câu trả lời bất ngờ lật ngược tình thế
Đoạn video chỉ vỏn vẹn 10 giây đã làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội, và hầu hết cư dân mạng đều cho rằng nó rất “truyền cảm hứng”.
Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin, ngày 4/1, một đoạn video có tiêu đề: “ Cô giáo đưa học sinh đi xem công trường vào giờ tự học buổi tối” được lan truyền trên mạng và gây xôn xao dư luận. Trong video, một nhóm học sinh đứng ngoài hành lang, ở nhiệt độ âm 3 độ C và nhìn những người công nhân trên nóc tòa nhà phía đối diện đang bận rộn dưới ánh đèn hàn lấp lánh …
Một số phụ huynh đã nhận ra tấm lưng của con mình trong video và dành cho cô Han nhiều lời khen ngợi. (Ảnh cắt từ clip)
Video ngay sau khi được chia sẻ đã được bàn tán rất nhiều trên mạng. Khi một phóng viên liên hệ cô Han, người trong video, hiện là giáo viên của một trường trung học cơ sở ở Liên Vân Cảng, Giang Tô. Cô cho rằng: ” Mục đích cho 65 học sinh đi thực tế cuộc sống công nhân là để học sinh nhận ra cha mẹ kiếm tiền khó khăn như thế nào, hướng dẫn các em biết hiếu thuận với cha mẹ và chăm chỉ học tập”.
“Tôi không ngờ video học tập và cuộc sống hàng ngày của một học sinh lại có thể thu hút sự chú ý của cư dân mạng đến vậy” , cô giáo Han chia sẻ. Theo cô, hầu hết các em đều xuất thân từ các gia đình nông thôn. Mức sống ở các vùng nông thôn nhìn chung đã được cải thiện, nhiều trẻ em không phải làm ruộng trong thời gian học tập như học sinh những năm 1970 và 1980. Cô muốn cho bọn trẻ biết rằng cuộc sống không hề dễ dàng thông qua kiểu “quan sát” này.
Mưu sinh giữa đêm dưới cái rét âm 3 độ C thật không dễ dàng gì. (Ảnh minh họa)
Cô giáo Han cho biết ban đầu bọn trẻ vẫn cười đùa và gây ồn ào nhưng ngay sau đó cảnh tượng đã lắng dịu. “Tôi nói với các cháu là vào thời điểm quan trọng khi nhà thi đấu đang thi công thì không thể ngừng đổ bê tông. Dù thời tiết có khắc nghiệt đến đâu thì người lao động cũng phải hoàn thành công việc của mình. Nhiều bậc cha mẹ đang làm việc chăm chỉ cho gia đình và xã hội như thế này” . Các bạn trong lớp nghe xong đều im lặng theo dõi, không ai lên tiếng. “Tôi tin rằng các em nhỏ đã xúc động” , cô Han nói.
Sau khi đoạn video được gửi đi, một số phụ huynh đã nhận ra tấm lưng của con mình và dành cho cô Han nhiều lời khen ngợi.
Video đang HOT
Cách hiệu quả để dạy trẻ về lòng biết ơn
Nhiều người cho rằng, ngày nay, do điều kiện sống tốt hơn nên trẻ em không biết trân trọng cơ hội học tập, ham vui, không chịu khó, thiếu động lực và mục tiêu trong học tập.
Làm thế nào để giáo dục trẻ biết ơn, trân trọng cơ hội học tập, chăm chỉ học tập thì nhiều thầy cô giáo đã dày công nghiên cứu, nhưng dù giảng hay đến đâu thì cũng không bằng trải nghiệm thực tế. Vì vậy cách làm của cô giáo là rất hợp lý.
Đây cũng là một cách giáo dục lòng biết ơn hiệu quả. Trẻ hiểu rằng bố mẹ không dễ dàng gì để đảm bảo cuộc sống đầy đủ. Đồng thời, muốn có cuộc sống tốt hơn cha mẹ thì phải trân trọng cơ hội học tập hiện tại.
Một học sinh cho biết, nhìn thấy những công nhân làm việc trong đêm lạnh âm 3 độ C, lúc đó cậu rất xúc động, động lực học tập cũng tăng lên rất nhiều. “Lúc đó, tôi nghĩ đến bố mẹ mình. Từng đồng họ kiếm được không hề dễ dàng. Tất cả những gì chúng tôi có thể trả ơn bố mẹ là học hành chăm chỉ, trúng tuyển vào một trường đại học tốt và giành lấy vinh quang”.
Cách tiếp cận của giáo viên này giống với những gì ông Giang, một giáo viên nổi tiếng ở Trung Quốc, đã nói trong một bài phát biểu tại trường trung học cơ sở Hành Thủy: Nếu con bạn không muốn học, bạn có thể đưa con đến 4 nơi, thứ nhất là bến xe, thứ hai là nhà ga, thứ ba là ga tàu cao tốc, thứ tư là sân bay.
Tại bến xe, bạn có thể xem những người chen chúc trên xe buýt mặc quần áo gì, họ nói gì, hút thuốc lá gì và phẩm chất của họ ra sao. Sau đó ra ga xe lửa, ra ga tàu cao tốc, ra sân bay. Sau đó, bạn nghĩ xem mình muốn trở thành người như thế nào trong tương lai.
Quan điểm của tôi rất rõ ràng, trẻ em nên trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn. Cha mẹ chúng ta luôn che giấu nỗi khổ, niềm đau, để lại những mặt tươi sáng nhất cho con cái, để rồi nhiều đứa trẻ không thấy được bản chất của cuộc đời.
Hãy cho trẻ biết cuộc sống là như thế nào, để trẻ trải qua cơn đau rát dưới cái nắng như thiêu đốt, và cảm nhận được cơn nhức mỏi ở vai, điều này thực sự có ảnh hưởng tích cực đến thành tích của trẻ trong lớp”, người này nói.
Với ý kiến cho rằng hành động của cô giáo là phân biệt đối xử với tầng lớp lao động tay chân, nhiều người bày tỏ, không thể phủ nhận người lao động chân tay làm việc nhiều hơn người lao động trí óc, thu nhập thấp hơn, chất lượng cuộc sống kém hơn. Vì vậy, hầu hết tất cả họ đều hy vọng thế hệ sau có thể học tập chăm chỉ và sống bằng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thay vì bán sức lực của mình.
Trong khuôn viên trường, chỉ cần học hành chăm chỉ, bạn sẽ được khen thưởng xứng đáng. Đừng đợi bao nhiêu năm chịu đựng những vất vả của cuộc sống rồi mới nhận ra cuộc sống học tập mệt mỏi nhất hôm nay chính là lúc hạnh phúc nhất trong cuộc đời. Đừng đợi nhiều năm đủ mất mát cuộc đời mới nhận ra rằng thay đổi vận mệnh cuộc đời mình thông qua việc đọc sách hóa ra lại là con đường thành công thuận lợi và công bằng nhất.
Mẹ "đăng đàn" xin ý kiến dạy con hay viết sai lại nói chuyện nhiều, nhưng bất ngờ gây tranh cãi với tin nhắn đính kèm của cô giáo
Nhiều người cho rằng cách nói chuyện của cô giáo có gì đó... sai sai, không phù hợp với vị trí của một người làm sư phạm.
Từ lớp mầm non với việc học tập thông qua các hoạt động vui chơi là chính, những đứa trẻ bước vào tiểu học với thời gian biểu bắt buộc, cần tập trung hơn và kỷ luật hơn. Sự thay đổi về môi trường học tập, hình thức giảng dạy cũng như phải làm quen với các mối quan hệ bạn bè thầy cô mới đa phần khiến cho trẻ bỡ ngỡ.
Vì thế, chuyện những đứa trẻ tiểu học chưa thể tập trung, viết chữ còn cẩu thả, chưa đúng khuôn khổ vẫn thường xuyên khiến cả giáo viên và phụ huynh "đau đầu". Đa số các bậc cha mẹ khi nhận được thông báo về việc con mình không tập trung học tập từ giáo viên đều có cảm giác lo lắng, muốn cải thiện ngay tình hình.
Những đứa trẻ bước vào tiểu học với thời gian biểu bắt buộc, cần tập trung hơn và kỷ luật hơn. (Ảnh minh họa)
Cũng xuất phát từ nguyên nhân này, mới đây, một phụ huynh đăng lên mạng xã hội xin ý kiến về chuyện làm thế nào để con tập trung học và cải thiện chữ viết, lỗi chính tả.
Tuy nhiên, tin nhắn trao đổi giữa phụ huynh này và cô giáo lại thu hút sự chú ý của nhiều bậc cha mẹ khác vì một nguyên nhân khác.
Tin nhắn trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên.
Trong đoạn tin nhắn, có hai lần cô giáo phàn nàn về học sinh. Lần thứ nhất, cô nhắn: "Con ôn bài văn viết thư chưa kĩ, viết thiếu ý và sai lỗi chính tả nhiều. Em kiểm tra lại bài viết trong vở văn và kèm con học nhé" .
Nhưng tin nhắn ngày hôm sau mới khiến nhiều phụ huynh thấy... sai sai: "Em ơi, chị chịu con em rồi nhé. Đang ôn thi mà con em chỉ ngồi chơi và nói chuyện thôi. Chị chuyển chỗ mà vẫn nói chuyện cười đùa như khướu".
Một số phụ huynh cho rằng, cách nói chuyện của cô giáo không phù hợp với vị trí của một người làm sư phạm. Trẻ con tiểu học như búp trên cành cần được rèn giũa, được uốn nắn, đây là một phần công việc của cô. Kiểu nói chuyện trách cứ và như bất lực của cô giáo là thiếu trách nhiệm, vô tình tạo áp lực lên cho phụ huynh và cả đứa trẻ.
"Mình đã từng dạy những đứa trẻ đáng yêu như vậy, quan điểm giáo dục của mình là bọn trẻ nó hầu như không có vấn đề gì cả, vấn đề chỉ là cách nhìn nhận và giáo dục của người lớn thôi. Những đứa hoạt bát hay nói chuyện lại là những đứa dễ dạy vì chúng nó có nhu cầu nói và chia sẻ, còn những bé lầm lì ít nói, khó tương tác phải rất lâu mới có thể bước vào trong thế giới của chúng nó" , một giáo viên bình luận.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, tin nhắn của cô giáo rất bình thường. Việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh như vậy chứng tỏ cô khá gần gũi, thật lòng và quan tâm học sinh.
" Mình thấy các cô giáo ngày nay gần gũi với phụ huynh hơn khi sẵn sàng trao đổi qua hình thức cá nhân như vậy chứ nói toàn lời hoa mỹ lại càng sợ. Đây là cách giúp cha mẹ nắm được tình hình của con ở lớp để phối hợp với nhà trường uốn nắn rèn giũa con. Nếu là mình thì mình sẽ nhắc nhở con không nên nói chuyện trong giờ học nữa... Dù cách thức truyền đạt của cô có như nào thì mục tiêu chung vẫn là mong con khôn lớn trưởng thành".
Trước những tranh cãi trái chiều từ các phụ huynh, người mẹ này cho biết, vốn dĩ con mình hay mắc nhiều lỗi. Hôm thì ngủ gật, hôm phạt vẽ bậy, hôm quên không nộp bài kiểm tra....
"Em chỉ đăng đàn xin tư vấn cách dạy và làm bạn với con của các bố mẹ đi trước và đang đồng hành với con như em. Còn về phía cô em không có trách cô đâu ạ. Lớp mấy chục cháu đã khiến cô vất vả lắm rồi. Em có mình con mà dạy mấy tiếng buổi tối đã tăng xông rồi nói gì đến cô như thế", người mẹ chia sẻ.
Hiện câu chuyện vẫn tiếp tục được bàn tán rôm rả trên mạng xã hội.
Cô giáo thốt lên đầy bất lực vì nét chữ của học trò trong bài kiểm tra: 'Xấu đau đớn' Làm bài kiểm tra mà học sinh viết chữ xấu quá, giáo viên đành phê một lời thở dài, đọc mà vừa thương vừa buồn cười. Đối với học sinh thời nay, việc viết chữ chỉn chu trong vở hay bài kiểm tra đã không còn quan trọng như ngày xưa. Với hàng tá các công cụ giúp ghi nhớ bài giảng, hay...